Sự kiện Nhân Văn Giai Phẩm 1967

Sự kiện đầu tiên liên quan đến việc đối xử đối với các trí thức gia, tác giả, nhà thơ, và văn nghệ sỹ – những người đã gia nhập hàng ngũ Việt Minh trong những năm 1940-1950 nhưng sau đó đã bị thanh trừng vì yêu cầu đòi mở rộng quyền tự do trí thức, bao gồm quyền được xuất bản các tác phẩm độc lập.

Sự kiện thứ hai là cuộc thanh trừng nội bộ Đảng vào giữa đến cuối những năm 1960 mà trong đó những người chống lại chính sách leo thang chiến tranh chống Mỹ sẽ bị thanh trừng vì đã vi phạm những nguyên tắc của chế độ tập trung dân chủ. Những đảng viên nào đưa ra bất cứ phương án khác cho cuộc chiến ở miền Nam mà đi ngược lại với chủ trương không khoan nhượng của những nhà cầm quyền sẽ bị ngược đãi không thương xót. Từ năm 1967 đến khi chính sách Đổi Mới được thực hiện, tất cả quá trình ra quyết định bị giữ độc quyền trong tay của những nhà lãnh đạo mà không ai dám chống đối hoặc có ý nghi ngờ.

Nguồn: Zachary Abuza (2001). “The Nhan Van–Giai Pham Affair, the 1967 Purge, and the Legacy of Dissent”,  in Z. Abuza, Renovating Politics in Contemporary Vietnam (London: Lynne Rienner Publisher).
Có 9 tác phẩm về sự kiện Sự kiện Nhân Văn Giai Phẩm 1967:
góc nhìn
Trần Đức Thảo – Những lời trăng trối - Đang duyệt!
Phát hành: 2014
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 436
Giới thiệu: Cuốn sách này tập trung vào cuộc đời và những suy tư của nhà triết học Trần Đức Thảo, đặc biệt là những trải nghiệm và quan điểm của ông về cách mạng Việt Nam. Cuốn sách ghi lại những cuộc trò chuyện giữa tác giả và ông Thảo, nơi ông bộc bạch những trăn trở, thất vọng và cả sự hối hận về con đường mình đã chọn. Nó không chỉ là một bức chân dung về cuộc đời của Trần Đức Thảo mà còn là một sự phê phán sâu sắc về những sai lầm và bất công trong xã hội Việt Nam thời bấy giờ...
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Viết cho Mẹ và Quốc hội
Phát hành: 1995
Tác giả: Nguyễn Văn Trấn
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 212
Giới thiệu: Bằng một giọng văn rất Nam bộ, tác giả sử dụng nhiều danh từ rất chân chất của người miền quê dù đã sống 21 năm ngoài Bắc. Tuy câu văn luôn bị cắt khúc, xuống hàng, chuyên chở nhiều câu chuyện, chi tiết bên ngoài lịch sử mà Đảng xem như sự nói xấu nguy hiểm cho chế độ, vì chúng phơi bày nhiều sự thật đến “kinh hoàng” và “không ngờ” đối với đa số đảng viên và độc giả. Ngoài ra, tác giả chứng tỏ là một người có kiến thức, đọc khá nhiều tác phẩm bằng tiếng Pháp, cũng như theo sát tình hình chính trị trên thế giới và biến động trong xã hội Việt Nam. Trong tác phẩm, tác giả kể về những câu chuyện bí mật thâm cung của Đảng cộng sản, từ Cải cách Ruộng đất, Chỉnh huấn, Xét lại, đến Nhân văn-Giai phẩm. Thêm vào đó là những quyền cơ bản của con người mà tác giả rất khao khát được có; nhất là hai chữ “Dân chủ” và quyền tự do báo chí mà tác giả vốn là người ham thích việc viết báo.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Chuyện kể năm 2000
Phát hành: 2000
Tác giả: Bùi Ngọc Tấn
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 696
Giới thiệu: Khó bề tóm lược tác phẩm trong một câu, nhưng ta có thể tâm đắc với nhà thơ Đoàn thị Lam Luyến, biên tập viên nhà xuất bản Thanh Niên khi đặt Nguyễn Trọng Tạo vẽ bìa, đã trình bày : "truyện viết về một người của ta, bị ta bỏ tù, tập 1 trong tù, tập 2 ra tù, nhưng tập 2 ảm đạm hơn tập 1". Cuốn sách này đã gây một tiếng vang và sự chú ý rộng rãi vì mới xuất bản vào năm 2000 đã bị thu hồi và tiêu hủy. Nhưng lệnh cấm lại là một cách quảng cáo đắc lực cho cuốn sách chỉ vừa mới lưu hành được 300 bản. Sau đó tác phẩm được các mạng lưới điện tử truyền đi, các nhà xuất bản ngoài nước in lại. Trong nước thì sách in chui lên đến nhiều vạn bản, giá đắt gấp ba, bốn lần giá gốc...
VÀO ĐỌC
sách tư liệu
Trăm hoa đua nở trên đất Bắc
Phát hành: 1983
Tác giả: Hoàng Văn Chí
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 800
Giới thiệu: Suốt trong thời gian hai năm, 1956 và 1957, trí thức ở miền Bắc đã sản xuất trên một trăm bản văn có giá trị. Cộng sản coi những bản văn ấy là những "cỏ độc", nhưng chúng tôi coi những tác phẩm của họ như một "trăm hoa" thực sự. Vì vậy nên chúng tôi sưu tầm và kết lại thành một "bó hoa" để cống hiến độc giả, hòng góp sức vào công việc làm sáng tỏ thêm nền văn học hiện đại của dân tộc Việt Nam.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Nhân văn giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc
Phát hành: 2011
Tác giả: Thụy Khuê
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 1077
Giới thiệu: Cuốn sách này tổng kết công việc tìm kiếm và thu thập các dữ kiện xung quanh phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trong hơn 20 năm, từ 1988 đến ngày nay. Trong quá trình làm việc, có những ngã rẽ bất ngờ: khảo sát về Phan Khôi, tôi thấy sau khi đi Pháp về, Phan Châu Trinh giao cho Phan Khôi nhiệm vụ viết lại lịch sử đời mình, từ đó, phải tìm hiểu về những ngày Phan Châu Trinh ở Pháp, dẫn đến mối tương quan giữa Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh, người tự nhận là lãnh tụ đầu tiên của phong trào Việt kiều Yêu Nước...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Đêm giữa ban ngày
Phát hành: 1997
Tác giả: Vũ Thư Hiên
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 1440
Giới thiệu: Được nhà văn Vũ Thư Hiên viết sau 9 năm bị giam cầm không xét xử do hệ lụy từ Vụ án xét lại chống Đảng. Đáng chú ý trong cuốn hồi ký là những lời tâm sự của tác giả về lý tưởng mà ông trước đó đã theo đuổi, từ bỏ cái mà ông gọi là “ảo ảnh về một thiên đường dưới thế”. Nhà văn Vũ Thư Hiên không phải đảng viên Cộng Sản nhưng có nhiều năm kề cận bên cạnh Hồ Chí Minh, vì là con của ông Vũ Đình Huỳnh, một đảng viên Cộng Sản từ thập niên 1930 và bí thư của Hồ Chí Minh từ 1945. Ông Vũ Đình Huỳnh chống lại các chủ trương Cải Cách Ruộng Đất, đàn áp trí thức trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm và cho rằng đảng Cộng Sản đã phản bội quyền lợi đất nước nên năm 1967 bị bắt giam. Lúc đó, Vũ Thư Hiên mới du học từ Nga về, hoạt động trong ngành báo chí và điện ảnh miền Bắc Việt Nam cũng bị bắt giam cùng với cha và nhiều nhân vật Cộng Sản tên tuổi khác cho tới năm 1976.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Hồi ký của một thằng hèn
Phát hành: 2009
Tác giả: Nhạc sĩ Tô Hải
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 897
Giới thiệu: Tập “Hồi ký” này tôi đã viết xong từ năm 2000, nhưng do... hèn, tôi đã không dám cho nó ra mắt bạn đọc. Vâng, do... hèn, chứ chẳng phải do cái gì khác, tôi đã giấu nó đi, lại còn cẩn thận ghi thêm một dòng ở ngoài bìa “Để xuất bản vào năm 2010”. Như một lời di chúc dặn vợ con, khi tôi đã... chết! Tới năm 2003, mang bản thảo ra đọc lại, thấy ngòi bút của mình sao vẫn còn rụt rè, vẫn còn lấp lửng. Mới biết mình vẫn còn chưa hết sợ sức mạnh tàn bạo của nền “chuyên chính vô sản” mà mình từng nếm trải.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Đèn cù 2
Phát hành: 2014
Tác giả: Trần Đĩnh
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 490
Giới thiệu: Cuốn II tiếp tục tiết lộ nhiều chuyện ly kỳ... xin trưng dẫn vài chuyện: Chuyện ông Hồ, đúng ra chuyện giả cụ Hồ. Ở nước nào, cộng sản hay không cộng sản, lãnh tụ nào cũng sợ bị ám sát, chết không kịp ngáp. Thế nên mới có chuyện nhờ người giả dạng lúc xuất hiện trước công chúng, chuyện nghe cũng bình thường thôi và không có chi lạ. Vậy lạ ở đây là cái gì? Xin nghe tác giả thuật lại chuyện của người đóng giả ông Hồ theo lời kể của Xương.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Đèn cù (Tự truyện của người từng viết tiểu sử Hồ Chí Minh)
Phát hành: 2014
Tác giả: Trần Đĩnh
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 596
Giới thiệu: Nhiều tác giả đã viết về xã hội miền Bắc Việt Nam dưới chế độ cộng sản, dưới dạng hồi ký, tiểu thuyết, biện thuyết và lý luận, vân vân. Đèn Cù nổi bật lên trong tủ sách đó. Nếu không phải là kho chứng liệu quan trọng và đầy đủ nhất thì đây là cuốn sách đọc lý thú nhất. Rất nhiều chuyện mới nghe lần đầu. Rất nhiều chuyện cũ được nhìn dưới con mắt khác, thấy những khía cạnh chưa ai từng thấy. Quý vị sẽ cười, sẽ khóc, sẽ thắc mắc, sẽ dằn vặt, thao thức, kinh tởm, giận dữ, xót thương
VÀO ĐỌC