Cuộc trỗi dậy của phong trào Tây Sơn

Năm Tân Mão niên hiệu Cảnh Hưng thứ 32, Ðịnh Vương Nguyễn Phúc Thuần thứ 6, tức năm 1771, Nguyễn Nhạc được các người cùng hợp tác và các nhân sĩ đồng bào địa phương tôn làm Tây Sơn Vương. Lấy danh nghĩa chống lại Quốc phó Trương Phúc Loan, ủng hộ Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương là cháu đích tôn của Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát.

Đầu tháng 4 năm 1773, quân Tây Sơn đã kéo nhau từng toán xuống các chợ ngay lúc ban ngày, lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo, đe dọa đốt nhà cửa để bắt người tuân theo. Họ họp từng nhóm khoảng 300 người, riêng vùng Đồng Hươu, Đồng Hào có đến 600 người và họ quấy nhiễu suốt ở Phú Yên, Quy Nhơn. Tổ chức của họ cứ theo thắng lợi mà trở thành lớn lao, có quy củ hơn. Lúc đầu họ võ trang giáo mác, cung tên và cả súng tay nữa. Họ đi bộ, nhưng sau đó, khoảng tháng 8, họ đi ngựa, cáng và võng. Để bày tỏ vị trí phương nam và tính cách bạo động của quân khởi nghĩa, họ mang mỗi đội một lá cờ đỏ dài độ 1 mét.

Lòng dân địa phương cứ thế quy phục Tây Sơn, thanh thế mỗi ngày một lớn, quân Tây Sơn phát triển nhanh nhờ có được sự ủng hộ rất lớn của dân chúng quanh vùng. Quân ngũ Tây Sơn khi dựng nghiệp có khoảng 150.000 người được chia thành 12 đơn vị, trong đó có 2 đơn vị là người dân tộc thiểu số. Đây là đội quân tiên phong, dũng mãnh dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ. Kỵ binh có hơn 2.000 chiến mã, tượng binh có hơn 100 thớt voi. Quân Tây Sơn nổi tiếng là đạo quân thiện chiến nhất thời bấy giờ, với khả năng hành quân thần tốc và chiến thắng chớp nhoáng.

Trang phục lính Tây Sơn tại Hội An năm 1793 (tranh của William Alexander)

Năm 1778, Nguyễn Nhạc tự lập ra triều Tây Sơn, lên làm vua, lấy niên hiệu là Thái Đức. Tuy nhiên, sau đó do không thể kìm chế người em Nguyễn Huệ tài ba hơn mình, quyền lãnh đạo Tây Sơn cơ bản đã về tay Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ lên ngôi, lấy đế hiệu là Quang Trung để danh chính ngôn thuận đem quân ra bắc đánh bại 29 vạn quân Thanh (Trung Quốc). Sau đó ông lại đánh bại quân Xiêm và lực lượng của chúa Nguyễn Ánh, thống nhất cả nước dưới triều đại Tây Sơn.

Dưới thời vua Quang Trung (Nguyễn Huệ), nước Đại Việt đã có một giai đoạn ngắn yên bình và phát triển. Tuy nhiên, sau cái chết đột ngột của ông vào năm 1792, triều Tây Sơn không có người thừa kế xứng tầm và mau chóng bị chúa Nguyễn Ánh từ phương Nam tiêu diệt.

Có 18 tác phẩm về sự kiện Cuộc trỗi dậy của phong trào Tây Sơn:
sách tư liệu
Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802
Phát hành: 2017
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 418
Giới thiệu: Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 đã dựng lại chi tiết bàn cờ quyền lực trong xã hội Đại Việt nửa cuối thế kỷ 18. Những liên minh và đối địch, tạm thời hay lâu bền dựa trên căn bản quyền lợi thiết thân được tái hiện sinh động: những giáo sĩ thừa sai và các nhà buôn Tây phương, nhóm di dân Hoa kiều và cướp biển Tề Ngôi, các thế lực ngoại bang Xiêm La và Mãn Thanh, nhà Lê-Trịnh thời mạt diệp và những vị hoàng thân chạy loạn… Vượt lên trên hết là gương mặt hai đối thủ lớn nhất của thời đại: Quang Trung Nguyễn Huệ và Gia Long Nguyễn Ánh.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Hoàng Việt Long hưng chí: Mở đầu (audio)
Phát hành: 07/2021
Tác giả: Ngô Giáp Đậu
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 14 phút 20 giây
Nguồn: Kênh Youtube Việt Sử
Giới thiệu: Bộ tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi Hoàng Việt Long hưng chí sẽ kể lại những diễn biến của một giai đoạn lịch sử có nhiều biến động chính trị, quân sự có ảnh hưởng sâu rộng đến vận mệnh của dân tộc ta. Tác phẩm bao quát trên dưới năm mươi năm bắc ngang cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX. Nằm gọn trong khoảng thời gian này có một trong những sự kiện quan trọng nhất của dân tộc: đó là sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong, của triều đình Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài và chiến thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789) đánh tan cuộc xâm lăng của quân nhà Thanh...
XEM CLIP
clip lịch sử
Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 (audio)
Phát hành: 07/2021
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 1 tiếng 11 phút 6 giây
Nguồn: Kênh Youtube Việt Sử
Giới thiệu: Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 đã dựng lại chi tiết bàn cờ quyền lực trong xã hội Đại Việt nửa cuối thế kỷ 18. Những liên minh và đối địch, tạm thời hay lâu bền dựa trên căn bản quyền lợi thiết thân được tái hiện sinh động: những giáo sĩ thừa sai và các nhà buôn Tây phương, nhóm di dân Hoa kiều và cướp biển Tề Ngôi, các thế lực ngoại bang Xiêm La và Mãn Thanh, nhà Lê-Trịnh thời mạt diệp và những vị hoàng thân chạy loạn… Vượt lên trên hết là gương mặt hai đối thủ lớn nhất của thời đại: Quang Trung Nguyễn Huệ và Gia Long Nguyễn Ánh.
XEM CLIP
clip lịch sử
Vua Gia Long và người Pháp (audio, chương 1/23)
Phát hành: 06/2021
Tác giả: Thụy Khuê
Người gửi: Tùng Nguyễn
Thời lượng: 38 phút 9 giây
Nguồn: Kênh Youtube Việt Sử
Giới thiệu: "Chúng ta có chứng cớ để bác bỏ hoàn toàn luận điệu của các sử gia thực dân, không những họ đã cướp nước, mà còn cướp cả quá khứ, cả lịch sử của ta nữa. Công việc mênh mông, mà người biết tiếng Pháp ở trong nước ngày càng giảm, nếu không bắt đầu lúc này, thì ai làm hộ, mai sau?..." - Thụy Khuê
XEM CLIP
sách tư liệu
Hoàng Việt Long Hưng Chí
Phát hành: 1904
Tác giả: Ngô Giáp Đậu
Dịch giả: Mai Xuân Hải, Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 216
Giới thiệu: Là tác phẩm viết bằng chữ Hán, soạn từ năm 1899, hoàn thành năm 1904 và được dịch ra tiếng Việt năm 1933, là một tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi tương tự như Hoàng Lê nhất thống chí, tác giả cũng là dòng dõi Ngô gia văn phái. Tác phẩm đã cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh về lịch sử Việt Nam đầy biến động khoảng thời gian 300 năm từ thời các chúa Nguyễn Đàng Trong, triều Lê - Trịnh, nhà Tây Sơn, Nguyễn Anh - Gia Long... Nội dung chính của tác phẩm là thuật lại công cuộc phục hưng của nước Hoàng Việt - một cách gọi khác về triều Nguyễn. Bối cảnh lịch sử là cuộc nội chiến giữa anh em nhà Tây Sơn và binh tướng Nguyễn Ánh chủ yếu ở chiến trường miền Trung và Nam bộ trong khoảng thời gian 30 năm của nửa cuối thế kỷ XVIII...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Gia Định tổng trấn tả quân Lê Văn Duyệt
Phát hành: 2016
Tác giả: Ngô Tất Tố
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 86
Giới thiệu: Nhận xét về Lê Văn Duyệt, Ngô Tất Tố có viết trong sách: “Xưa nay những đấng anh hùng hào kiệt chép ở trong sách, phần nhiều là hạng mình cao bảy thước, lưng rộng mười gang, diện mạo rất hùng vĩ. Trái lại, Duyệt thì tầm người lùn nhỏ, mặt mũi không lấy gì làm khôi ngô. Vậy mà tinh nhanh, hăng tợn, có tài giỏi lại có sức khỏe. Tánh Duyệt rất ngang tàng, không ưa học văn, chỉ thích học võ..." Phan Thanh Giản có nhận xét như sau: "Gia Định này thật có phúc mới gặp được một Tổng trấn như đại quan. Tôi ở kinh thành, ở Bắc thành vào Gia Định thấy như đi qua một nước khác..."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Tây Sơn thuật lược
Phát hành: 1971
Tác giả: Vô danh
Dịch giả: Tạ Quang Phát
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 51
Giới thiệu: Tây Sơn thuật lược (chữ Hán: 西山述略) là nhan đề một cuốn tùng thư của tác giả vô danh thị, kể vắn tắt những sự việc xảy ra dưới triều Tây Sơn. Hiện chưa rõ tác phẩm xuất hiện vào năm nào, tuy nhiên lần đầu tiên được đăng trên Nam Phong tạp chí số 148 và nguyên bản đang tàng trữ tại thư viện Société Asiatique Paris. Căn cứ theo nội dung sách, tác giả đứng ở quan điểm chính thống triều Nguyễn để gọi triều Tây Sơn là ngụy Tây, do vậy rất có thể tác phẩm này được soạn vào hồi Nguyễn sơ. Thời gian được kể khởi đầu bằng sự kiện Nguyễn Văn Nhạc cùng em là Huệ cầm quân tiến đánh Phú Xuân, tức năm Cảnh Hưng thứ 38 (1777), và kết thúc bởi sự kiện xa giá Gia Long tiến ra Thăng Long diệt dư đảng Tây Sơn, tức năm Bảo Hưng thứ 2 (1802). Mỗi sự việc được liệt kê thường có kèm bình chú của tác giả, giọng điệu khá chau chuốt và phong phú. Nhìn chung, lối chép ngắn và tản mạn, nhưng bên cạnh đó còn tồn tại nhiều sai sót về thực sử và mốc thời gian.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Hoàng Lê nhất thống chí (audio)
Phát hành: 2018
Tác giả: Ngô Gia Văn Phái
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 9 tiếng
Nguồn: Youtube channel
Giới thiệu: Hoàng Lê nhất thống chí (chữ Hán: 皇黎⼀統志) hay còn gọi là An Nam nhất thống chí, là tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của triều đại nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt chúa Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê của Ngô gia văn phái. Tác phẩm này có thể xem như là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi. Nó không chỉ dừng ở sự thống nhất của nhà Lê mà còn được viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào khoảng 30 năm cuối thế kỷ 18 và mấy năm đầu thế kỷ 19. Cuốn tiểu thuyết này có tất cả 17 hồi.
XEM CLIP
sách tư liệu
Hoàng Lê nhất thống chí
Phát hành: 1804
Tác giả: Ngô Gia Văn Phái
Người gửi: Sử Sinh
Số trang: 246
Giới thiệu: Hoàng Lê nhất thống chí (chữ Hán: 皇黎⼀統志) hay còn gọi là An Nam nhất thống chí, là tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của triều đại nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt chúa Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê của Ngô gia văn phái. Tác phẩm này có thể xem như là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi. Nó không chỉ dừng ở sự thống nhất của nhà Lê mà còn được viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào khoảng 30 năm cuối thế kỷ 18 và mấy năm đầu thế kỷ 19. Cuốn tiểu thuyết này có tất cả 17 hồi.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ