Quá trình mở cõi về phía Nam của người Việt 1069 - 1832

Nam tiến là thuật ngữ chỉ sự mở rộng lãnh thổ của người Việt về phương nam trong lịch sử Việt Nam.

Thời kỳ đầu mới giành được độc lập tự chủ, lãnh thổ Đại Việt bao gồm khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ. Sông Gianh là cực nam của đất nước. Sau các cuộc chiến tranh với Chăm Pa, nước Đại Việt dần bắt đầu mở rộng lãnh thổ. Đến thế kỷ 15, người Việt đã định cư đến khu vực Phú Yên hiện nay. Vào thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, các chúa Nguyễn tiếp tục mở rộng lãnh thổ của mình về phía Nam. Việc đặt dinh Trấn Biên vào năm 1689 là dấu mốc quan trọng trong việc định cư của người Việt tại Nam Bộ.

Nam tiến là một phần quan trọng nhất trong quá trình mở rộng lãnh thổ của dân tộc Việt. Do yếu tố địa lý, mở rộng sang các hướng khác như phía tây bắc (sang Lào), phía đông là biển… bị hạn chế. Sự mở rộng lãnh thổ của người Việt dưới thời Minh Mạng (nhà Nguyễn) là nỗ lực đẩy mạnh bành trướng sang phía Tây nhưng vấp phải phản ứng tranh chấp quyết liệt với Nhà nước Xiêm La(Thái Lan) và chỉ dừng hẳn khi Pháp xâm lược và đô hộ Việt Nam 1884 rồi họ nhân danh chính quyền Huế để cùng Anh Quốc kìm chế và khống chế Thái Lan.

Có 6 tác phẩm về sự kiện Quá trình mở cõi về phía Nam của người Việt 1069 - 1832:
sách tư liệu
Lịch sử Nam tiến của dân tộc Việt Nam
Phát hành: 2018
Tác giả: Trúc Khê
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 54
Giới thiệu: "...Sự khai thác bờ cõi, há có phải là một việc dễ đâu ; huống chi dân Chiêm Lạp cũng không phải hoàn toàn là giống hư hèn, cũng là những cái dân đã từng có một nền văn-minh rất sớm, thế mà lấy như một dân tộc nhỏ ở trong mảnh đất Giao-chỉ nọ, ngày lần tháng nữa, đã nghiễm nhiên phá diệt được cả Chiêm-thành lẫn Chân-lạp mà dựng nên một nước lớn Việt-Nam, đủ biết cái công phu huyết hãn của các đứng tiên dân ta xưa, thực đã lớn lao vô cùng vậy...."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Địa danh Gò Công – Trao Trảo
Phát hành: 09/2021
Tác giả: Lê Ngọc Quốc
Người gửi: Lê Ngọc Quốc
Số trang: 2
Giới thiệu: Tìm hiểu những địa danh mà tiền nhân để lại, chúng ta sẽ cảm nhận được được không gian, môi trường và quá trình khai phá, chiến đấu của cha ông trên bước đường Nam tiến ở mảnh đất phương Nam này và cách thức dân gian bảo lưu những “ký ức dân gian” thông qua những địa danh hết sức gần gũi, thân thương!
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Trấn Biên – Biên Hòa Đồng Nai xưa
Phát hành: 2021
Tác giả: Lê Ngọc Quốc
Người gửi: Lê Ngọc Quốc
Số trang: 49
Giới thiệu: Trước thế kỷ XVI vùng đất này là rừng rậm, dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Cao Miên sinh sống, chỉ có số ít là người Việt, mà theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức cho biết:“Khi ấy địa đầu Gia Định là Mỗi Xuy (hay Mô Xoài) và Đồng Nai (tức nay là Biên Hòa trấn) đã có lưu dân nước ta đến ở chung lộn với người Cao Miên. Người Cao Miên khâm phục oai đức của triều đình đem nhường hết cả đất ấy, rồi tránh ở chỗ khác, không tranh trở chuyện gì”
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Sài Gòn năm xưa
Phát hành: 1960, Nhà sách Khai Trí
Tác giả: Vương Hồng Sển
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 125
Giới thiệu: Nối dõi tổ tiên, trong cuộc Nam tiến vĩ đại: Đến bây giờ, các học giả vẫn bàn cãi không thôi chung quanh hai tiếng"Sài" "Gòn", chẳng biết từ đâu, bởi đâu mà có. Kẻ nói vầy, người nói khác, không ai chịu ai. Tranh luận mãi càng thêm rối trí, không bổ ích vào đâu. Một điều an ủi chung cho hạng gàn như tôi là chính trong tập khảo cứu năm 1885, nhà bác học uyên thâm trong Nam, cụ Trương Vĩnh Ký, cũng tỏ ra bối rối như ai! Để dọn đường tìm hiểu thêm về nguồn gốc "Sài Gòn" của người Việt, chúng tôi trước tiên, xin tóm tắt cuộc Nam tiến...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Người Việt gốc Miên
Phát hành: 1969
Tác giả: Lê Hương
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 276
Giới thiệu: Dưới triều Nguyễn, tổng số người Việt gốc Miên chưa tới 150.000 người, nhưng vẫn được coi là một sắc dân có đủ quyền lợi như người Việt. Quyển sách sưu tầm những tài liệu về dân số, sinh hoạt xã hội, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, kinh tế của người Khơ-me tại Sài Gòn, Tây Ninh và các tỉnh miền Tây, tính đến 1965. Đó là một sắc dân sống trên đất Việt từ hạ bán thế kỷ 17. Người Việt gốc Miên theo đạo Phật, tu theo ngành Tiểu Thừa, tiếng Việt gọi là Nguyên Thủy. Nhà sư Miên không ăn chay như người Việt tu theo ngành Đại Thừa và sống bằng lối khất thực nghĩa là đi nhận thức ăn của các tín đồ dân cúng mỗi ngày. Theo lời Phật dạy thì sống cách nào cũng xong miễn là tu hành đúng đắn thì kết quả cũng được lên Niết Bàn. Vì thế, giới tu hành Việt gốc Miên ăn mặn như người ngoài đời chỉ có điều khác hơn là không tự tay giết con vật để ăn, người khác giết cho mình ăn thì được...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Sử Việt 12 Khúc Tráng Ca (audio) – Khúc tráng ca thứ nhất
Phát hành: tháng 3 năm 2020
Tác giả: Dũng Phan
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 16 phút 03 giây
Nguồn: Kênh Youtube Hùng Ca Sử Việt
Giới thiệu: Tác phẩm “Sử Việt 12 khúc tráng ca” kể về 12 câu chuyện dựng nước và giữ nước thời phong kiến, được chọn lọc theo tính chất quan trọng và hùng tráng trong dòng chảy lịch sử Việt Nam. Cuốn sách là sự kết hợp của những tư liệu lịch sử đã được kiểm chứng, xen kẽ với nhận định và đánh giá của người biên soạn. Tác phẩm kể lại các câu chuyện Sử Việt đầy hấp dẫn bằng một cách tiếp cận hoàn toàn mới, không phải như tiểu thuyết dã sử, nhưng cũng không phải là một tài liệu chuyên khảo khô khan. “Sử Việt 12 khúc tráng ca” hệt như một cuốn phim li kì, với hàng loạt câu hỏi về các nghi án lịch sử, những tranh đoạt hoàng quyền trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Cuốn sách như một bản nhạc, khi thì dồn dập, khi thì bi ai, khi thì hùng tráng, khi thì trầm mặc. Những câu chuyện trập trùng xen kẽ như các khúc ca thăng trầm của dân tộc Việt Nam.
XEM CLIP