Ngày 15 tháng 4, 1989, cựu Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang đã qua đời vì một cơn đau tim. Được biết đến là một nhà lãnh đạo ủng hộ cải cách dân chủ, một số lượng lớn người dân Bắc Kinh và sinh viên đại học đã tổ chức một lễ tang lớn cho ông. Từ tang lễ đó, hàng trăm ngàn sinh viên và người dân đã chiếm Quảng trường Thiên An Môn để biểu tình thúc đẩy cải cách dân chủ.
Số người tập trung tại Bắc Kinh đã tăng lên hàng ngàn vào ngày 17/4. Họ muốn đệ trình kiến nghị lên chính phủ để yêu cầu đánh giá lại ông Hồ Diệu Bang và thúc giục chính phủ đẩy nhanh tiến độ cải cách dân chủ. Các cuộc biểu tình dần lan sang các thành phố khác trên cả nước. Bắc Kinh tổ chức một lễ tang cấp nhà nước cho Hồ Diệu Bang. Các sinh viên vượt qua hàng rào phong tỏa Quảng trường Thiên An Môn, cố gắng đệ đơn kiến nghị và yêu cầu một cuộc họp với Lý Bằng, thủ tướng khi đó của Trung Quốc, nhưng bị từ chối.
Sinh viên từ hơn 20 trường đại học ở Bắc Kinh tuyên bố thành lập một hiệp hội sinh viên tạm thời, bắt đầu một cuộc đình công vô thời hạn chống lại sự kiểm soát tin tức của chính phủ. Ngoài Bắc Kinh, sinh viên ở Thượng Hải, Nam Kinh và Quảng Châu cũng xuống đường, kêu gọi chính phủ nói chuyện với sinh viên.
Triệu Tử Dương, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc đó được coi là một nhà cải cách cải mở, ủng hộ đối thoại với sinh viên. Ông đã có hai bài phát biểu bày tỏ sự cảm thông với sinh viên, nói rằng nó “hợp lý” khi sinh viên quan tâm đến vấn đề tham nhũng. Triệu Tử Dương hứa với các sinh viên rằng “Đảng và chính phủ sẽ không bao giờ tìm cách trả thù” và kêu gọi sinh viên ngừng tuyệt thực vào ngày 17/5. Nhưng các sinh viên từ chối. Khi các cuộc biểu tình leo thang, Triệu Tử Dương đã đến thăm các sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn và cũng kêu gọi chấm dứt tuyệt thực.
Chính quyền Bắc Kinh tuyên bố thiết quân luật và một lượng lớn binh sĩ đã được điều động đến Bắc Kinh. Tuy nhiên, rất đông dân chúng bao vây các xe tăng, nhiều người dựng rào chắn trên đường phố. Lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản tán thành quyết định chấm dứt “bạo loạn phản cách mạng” bằng vũ lực.
Vào buổi tối, một lượng lớn binh sĩ Quân đội Nhân dân Trung Hoa (PLA) với xe tăng và xe bọc thép bắt đầu tấn công người biểu tình. Một số quân lính nổ súng bằng đạn thật, giết chết và làm bị thương nhiều người dân không vũ trang. Một số binh lính cũng bị người biểu tình tấn công. Sau một đêm đẫm máu, Quảng trường Thiên An Môn đã được dọn sạch. Tiếng súng vẫn văng vẳng đâu đó ở Bắc Kinh cả ngày. Cho đến nay, vẫn chưa rõ bao nhiêu người đã chết vì chính phủ Trung Quốc từ chối cung cấp tài liệu thông tin liên quan đến vụ việc.
Chính phủ Trung Quốc công bố danh sách 21 nhà lãnh đạo sinh viên bị truy nã. Nhiều nhà lãnh đạo sinh viên phải sống lưu vong thông qua một chiến dịch giải cứu đặc biệt ở Hồng Kông, được gọi là Chiến dịch Chim Vàng.