Thời bao cấp 1957 - 1989

Thời bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam để chỉ một giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế đều được Nhà nước bao cấp, diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế theo chủ nghĩa cộng sản.

Hàng hóa được phân phối theo chế độ tem phiếu do nhà nước nắm toàn quyền điều hành, nhằm thủ tiêu việc mua bán trên thị trường hoặc vận chuyển tự do hàng hoá (tuy nhiên thị trường chợ đen vẫn tồn tại). Nhà nước có độc quyền phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người, tiêu biểu nhất là sổ gạo ấn định số lượng và mặt hàng được phép mua.

Xếp hàng mua đồ bằng tem phiếu thời bao cấp

Một phần tiêu biểu của thời kỳ bao cấp là đồng tiền Việt Nam bị mất giá. Lương công nhân đôi khi cũng được trả bằng hiện vật vì giá trị đồng tiền cứ sụt dần. Nếu lấy đồng lương năm 1978 làm chuẩn thì số tiền đó năm 1980 chỉ là 51,1%. Đến năm 1984 thì còn 32,7%. Thị trường tự do bị xem là bất hợp pháp và bị hạn chế nên hàng hóa lưu thông trên thị trường chợ đen ít và giá rất cao. Người dân, cán bộ công nhân viên thường bán hàng tiêu dùng mà họ không sử dụng ra thị trường chợ đen.

Nuôi lợn “tăng gia” trong khu tập thể để cải thiện (kể cả cán bộ cũng không ngoại lệ)

Phong trào thành lập hợp tác xã nông nghiệp tại nông thôn được triển khai trên toàn quốc. Nhưng kết quả là không đạt được các chỉ tiêu đã đề ra, Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu lương thực, phải nhập khẩu và nhận viện trợ lương thực từ các nước cộng sản đồng minh, từ Liên hiệp quốc cũng như từ phương Tây. Việt Nam đã từng đứng bên bờ vực của nạn đói.

Cảnh đường phố Hà Nội năm 1973 với chủ yếu là xe đạp (Nguồn: quân đội Hoa Kỳ)

Về văn hóa, thời kỳ này âm nhạc được cho phép bao gồm nhạc cổ điển phương Tây như giao hưởng, opera; dân ca và nhạc cách mạng (hay gọi là nhạc đỏ). Các phim nước ngoài được trình chiếu chủ yếu là phim Liên Xô và các phim các nước xã hội chủ nghĩa (phim Trung Quốc bị cấm sau chiến tranh biên giới năm 1979). Các phim Việt Nam chủ yếu tuyên truyền chiến đấu, sản xuất, một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán trước 1945 được chuyển thể.

Có 2 tác phẩm về sự kiện Thời bao cấp 1957 - 1989:
góc nhìn
Trần Đức Thảo – Những lời trăng trối - Đang duyệt!
Phát hành: 2014
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 436
Giới thiệu: Cuốn sách này tập trung vào cuộc đời và những suy tư của nhà triết học Trần Đức Thảo, đặc biệt là những trải nghiệm và quan điểm của ông về cách mạng Việt Nam. Cuốn sách ghi lại những cuộc trò chuyện giữa tác giả và ông Thảo, nơi ông bộc bạch những trăn trở, thất vọng và cả sự hối hận về con đường mình đã chọn. Nó không chỉ là một bức chân dung về cuộc đời của Trần Đức Thảo mà còn là một sự phê phán sâu sắc về những sai lầm và bất công trong xã hội Việt Nam thời bấy giờ...
VÀO ĐỌC
clip lịch sử
Toàn Cảnh thời bao cấp – Những Chuyện Chỉ Có Ở Việt Nam
Phát hành: 2018
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 55 phút 45 giây
Nguồn: Việt Sử Giai Thoại Youtube Channel
Giới thiệu: Ở thời nay, ăn mặc “sành điệu”, ăn uống “sành điệu”, chọn nhà hàng nào, thời trang nào… là thứ mà mọi người phải suy nghĩ, người đơn giản hơn một chút thì phải là “ăn ngon mặc đẹp”… Nhưng cách đây 30, 40 năm, vào những năm 70, 80 của thế kỷ 20, các thế hệ người Việt chỉ ước ao đủ ăn đủ mặc. Thời bao cấp, với cách gọi nôm na trong người dân là “thời đặt gạch xếp hàng”, diễn ra từ năm 57 tại miền Bắc, tới sau 4/ 75 thì triển khai trên toàn quốc, mãi tới 4/1989 mới thực sự kết thúc. Giai đoạn này nằm trong ký ức không thể quên của thế hệ đầu 8X, 7X, 6X…
XEM CLIP