bài viết khoa học
Tìm kiếm:
Đang duyệt Không có bài viết khoa học nào đang chờ duyệt
Tìm được 26 tác phẩm:
Những đặc trưng tiêu biểu của nhà nước Pháp quyền Việt Nam thời Trung Đại
Phát hành: 2020
Tác giả: Hien Nguyen
Người gửi: Hien Nguyen
Số trang: 47
Giới thiệu: Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc gần hai nghìn năm, thể chế chính trị Việt Nam mang đặc trưng của thể chế quân chủ phong kiến tập quyền. Trải qua các triều đại, tính chất quân chủ ngày càng được tăng cường[..]Tuy nhiên, trong thể chế chính trị quân chủ cũng có nhiều quy định hạn chế quyền lực của vua...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Trấn Biên – Biên Hòa Đồng Nai xưa
Phát hành: 2021
Tác giả: Lê Ngọc Quốc
Người gửi: Lê Ngọc Quốc
Số trang: 49
Giới thiệu: Trước thế kỷ XVI vùng đất này là rừng rậm, dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Cao Miên sinh sống, chỉ có số ít là người Việt, mà theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức cho biết:“Khi ấy địa đầu Gia Định là Mỗi Xuy (hay Mô Xoài) và Đồng Nai (tức nay là Biên Hòa trấn) đã có lưu dân nước ta đến ở chung lộn với người Cao Miên. Người Cao Miên khâm phục oai đức của triều đình đem nhường hết cả đất ấy, rồi tránh ở chỗ khác, không tranh trở chuyện gì”
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Đôi nét về dân luật và ý nghĩa của dân luật trong tâm thức của người Kơho
Phát hành: 09/2021
Tác giả: Phạm Văn Khánh
Người gửi: Dom Phạm
Số trang: 21
Giới thiệu: Bài viết ngắn dưới đây không nhằm mục đích gì khác hơn là trình bày những nét đặc trưng của bộ dân luật Kơho thông qua những điểm chính yếu như: Đôi nét về bộ dân luật Kơho (Phần II). Điều này được thể hiện qua: Tên gọi và nguồn gốc; đặc điểm của bộ dân luật. Tất cả những điều này đều nhằm đến mục đích là làm nổi bật lên ý nghĩa của bộ dân luật đối với mỗi người Kơho (Phần III). Nhưng trước hết hẳn cũng nên biết đôi chút về dân tộc Kơho (Phần I) để làm nền tảng đi vào hai phần trên.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Từ nguồn gốc Thần Nông bàn về giới hạn lãnh thổ phía Bắc nhà nước Văn Lang từ vua Hùng đến Hai Bà Trưng
Phát hành: 09/2021
Tác giả: Hien Nguyen
Người gửi: Hien Nguyen
Số trang: 8
Giới thiệu: Bài viết đã chứng minh nhân vật thần thoại Thần Nông trong văn minh Trung Hoa vốn là vị thần chủ của cư dân trồng lúa nước Đông Nam Á từ thời cổ đại. Trên cơ sở đó, chúng tôi xác định được địa bàn cư trú của người Việt cổ: gần như chiếm trọn cả vùng nam Trung Hoa kéo dài xuống tận tỉnh Bình Thuận ngày nay. Vùng đất này được bảo toàn tới thời Hai Bà Trưng (40 – 43 sau Công nguyên), sau đó mất vào tay nhà Hán.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Trước Việt và Hán trên đồng bằng sông Hồng: thời Hán-Đường
Phát hành: 2010
Tác giả: Michael Churchman
Dịch giả: Sử Sinh
Người gửi: Sử Sinh
Số trang: 15
Giới thiệu: Đất Giao Chỉ trong thời Hán-Đường, có chứng cứ rõ rệt về những người “Hán” từ phương bắc không còn là kẻ ngoại lai và hòa mình vào xã hội bản xứ. Bất kể tổ tiên họ ra sao, họ có thể bị và đã bị coi là những kẻ man di do hành vi. Những người vẫn còn “Hán” thường chỉ ở lại miền nam trong thời gian ngắn; những người có gia đình định cư, ngược lại, có thể thu nhận thói quen và tập tục địa phương và trở thành những tầng lớp thống trị mới. Trong bối cảnh chung của đế chế Trung Hoa, sự địa phương hóa này không chỉ xảy ra tại Giao Chỉ. Nó cũng không phải là chuyện hiếm có trong lịch sử thế giới - hãy thử xem người Ireland gốc Anh, họ tiếp thu tiếng nói và văn hóa Ireland trong quá trình lâu dài sống ở nước này và cuối cùng đứng về phe người bản xứ chống lại những kẻ xâm lược về sau.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
TRƯƠNG MINH GIẢNG – DANH THẦN TOÀN TÀI
Phát hành: 2021
Tác giả: Trần Thắng
Người gửi: Trần Thắng
Số trang: 2
Giới thiệu: Và trong thời khắc khó khăn, nhân dân lại được chứng kiến sự trổ tài của một cá nhân kiệt xuất, đó là Trương Minh Giảng – một danh thần toàn tài. Trương Minh Giảng (1792 – 1841), là Tổng đốc thứ hai của Tỉnh An – Hà dưới thời nhà Nguyễn. Vừa là võ tướng vừa là sử gia, từng giữ chức Tổng tài Quốc sử quán. Ông đỗ cử nhân năm 1819 và chỉ hơn 10 năm sau đã thăng tiến đến chức Thượng thư Bộ Hộ. Sự thăng trầm là những gì có thể nói về cuộc đời của ông.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Đôi nét về hình ảnh con trâu trong văn hóa Kơ-ho
Phát hành: 2021
Tác giả: Phạm Văn Khánh
Người gửi: Dom Phạm
Số trang: 11
Giới thiệu: Dân tộc Kơho có thể tự hào về những nét đẹp của hình ảnh con trâu nơi mình. Một con trâu như bao con trâu nơi các dân tộc khác nhưng luôn gợi nhắc họ sống tâm tình chiều dọc: tạ ơn Thần linh và chiều ngang: tinh thần cộng đồng, sẻ chia, sống chung với người khác. Những nét đẹp này chính là một điểm gặp gỡ chung giữa người Kơho và và các dân tộc khác trên dải đất hình chữ S.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Thành cổ Biên Hòa
Phát hành: 2020
Tác giả: Lê Ngọc Quốc
Người gửi: Lê Ngọc Quốc
Số trang: 34
Giới thiệu: Thành cổ Biên Hòa là một di tích lịch sử tọa lạc tại phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đây được xem là thành cổ duy nhất ở Nam Bộ còn tồn tại đến ngày nay. Dấu tích còn sót lại của ngôi thành xưa là một vòng thành được xây dựng bằng đá ong bao quanh khuôn viên rộng 10.816,5 m², bên trong có ngôi nhà kiến trúc theo kiểu Pháp. Di tích Thành cổ Biên Hòa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2013.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Ngục thất thành Biên Hòa xưa
Phát hành: 2021
Tác giả: Lê Ngọc Quốc
Người gửi: Lê Ngọc Quốc
Số trang: 12
Giới thiệu: Thời kỳ này triều đình áp dụng Hoàng Việt Luật Lệ ban hành thời vua Gia Long. Nhà Vua dùng tư tưởng Nho giáo trong quản lý và xây dựng đất nước. Cai trị đất nước chủ yếu dựa vào Đức trị và Nhân trị (quan điểm trị nước của Nho giáo). Tuy nhiên, để bảo vệ vương quyền và xây dựng một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền chuyên chế cao độ, buộc nhà Nguyễn phải sử dụng đến yếu tố pháp trị. Nho giáo đã cùng với pháp luật ổn định trật tự kỷ cương xã hội, đảm bảo cho sự phát triển của đất nước...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Đang duyệt Không có bài viết khoa học nào đang chờ duyệt