Tìm được 128 tác phẩm:
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam
Giới thiệu:
"...Các nhà bác học, các nhà học giả, các sử gia ta lại có cái khuyết điểm này là họ lập trước một giả thuyết rồi cố lượm lặt những gì khả dĩ củng cố được giả thuyết của họ để chứng minh giả thuyết đó. Lối làm việc ấy thường đưa ta tới sai lầm, vì chính con người của ta chủ quan, tìm đủ cách để giúp cho ta có lý. Phải làm việc với một khối óc và một tấm lòng trống trơn định kiến, không buồn đoán tổ tiên là ai, để chính sự việc tự do đưa ta tới cái đích nào đó, có thể cái đích đó mới thật là cái đích không bị khuynh hướng nào hướng dẫn tới cả mà chỉ có tài liệu và sự kiện cho xuất hiện ra mà thôi. Tổ tiên ta là Tây, là Tàu, là “Mọi”, ta cũng đừng ham, đừng lo, đừng phấn khởi, đừng thất vọng. Kẻ tìm tòi, thoạt tiên phải là một anh mù hoàn toàn, mà anh mù đó cũng không nên có ý định nào hết, trừ ý định tìm biết một sự thật mà y hoàn toàn mù tịt. Chỉ trong điều kiện đó, y mới mong đi tới một sự thật hoàn toàn không bị chính y bóp méo, hoặc không bị tài liệu gạt gẫm. Vâng, tài liệu rất gạt gẫm khi ta đang cố ý tìm nó. Ta thấy nó hơi phục vụ ta được, ta vội chụp ngay để mà dùng. Thế là ta bị mắc bẫy ngay bởi nó nói một đàng mà ta hiểu đàng khác vì ta đang quá cần nó nói theo ta..."
Lý Thường Kiệt lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý
Giới thiệu:
"...Đáng lẽ nước ta lúc ấy bị đổi thành châu quận của Tống. May! Đương thời, có một vĩ nhân cầm quyền, có đủ óc chính trị, biết kết thúc nhân tâm, có cao tài lợi dụng thời cơ, có kinh nghiệm điều binh, khiển tướng. Bậc ấy là Lý Thường Kiệt. Thường Kiệt hiểu thời cơ, chịu tạm nhường về thể diện, khiến Tống lui quân và ta bảo toàn binh lực. Sau đó, Thường Kiệt biết dùng ngoại giao dựa vào binh lực ấy làm hậu thuẫn, mà đòi được đất đã mất. Cuối cùng không những Tống không dám dòm ngó cõi ta, mà bắc thùy nước Việt lại được khuếch trương và củng cố. Đó là một kỳ công của Lý Thường Kiệt. Nhưng còn một kỳ công khác, đương thời không kém việc trên, mà đối với vận mệnh tương lai nước ta, lại còn to hơn nữa. Ấy là việc đánh Chiêm Thành..."
Bách Việt tiên hiền chí
Giới thiệu:
Bộ sử cổ “Bách Việt Tiên Hiền Chí – Lĩnh Nam Di Thư” là bộ sử liên quan đến Việt tộc, do sử gia Âu Ðại Nhậm viết xong vào năm Gia Tĩnh thứ 33 (1554). Lần đầu tiên bộ sử này được dịch sang Việt ngữ bởi giáo sư Trần Lam Giang. Nội dung chính của quyển sách viết về 105 vị tiền nhân gốc Việt, trong đó có một số nhân vật đã trở thành nhân vật lịch sử, văn hóa vào bậc nhất mà người Tàu thường phô trương để hãnh diện... Tác giả Âu Ðại Nhậm đã vận dụng cách “lách” tài tình để cuốn sách sử này được lưu truyền ngay trong lòng người TQ những kẻ luôn có dã tâm hủy diệt chứng liệu các dân tộc hình thành Trung Hoa. Dù thế, cuốn sách cũng trải qua 500 năm thăng trầm lưu lạc, trù dập. Cuối cùng, được xếp vào “Tứ Khố Toàn Thư”, là bốn kho tàng trữ sách của triều Minh...
Đề Thám – con hùm Yên Thế
Phát hành:
Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn, 1961
Tác giả:
Nguyễn Duy Hinh
Người gửi:
Ẩn danh
Số trang:
134
Giới thiệu:
Hoàng Hoa Thám tức Đề Thám là một lãnh-tụ cuối-cùng của phong-trào Cần-Vương. Người ta đã tin cậy vào Đề Thám và coi Đề Thám như một tướng-lãnh kỳ-tài chuyên môn về lối du-kích-chiến, đã tiếp-tục con đường đấu-tranh gian-khổ của Phan Đình Phùng. Đề Thám chết, cái thời oanh-liệt của phong-trào sĩ-tử Cần-Vương cũng chấm dứt theo. Tuy nhiên, trước Đề Thám có hàng vạn người đã ngã gục vì tranh-đấu cho sự mất còn của dân-tộc thì sau Đề Thám cũng còn có hàng vạn người khác nối gót theo, tiếp tục hi-sinh cuộc đời cho cách-mạng và vinh-quang của dân tộc, tuy rằng hình-thức đấu-tranh có khác hơn phần nào...
Chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979
Giới thiệu:
Trước tiên tôi xin nói rõ là tôi không tự viết cuốn ebook này. Tôi chỉ tổng hợp lại các bài viết trong chuyên đề cuộc chiến biên giới 1979 từ BBC Việt Nam và trên Wikipedia mà thôi. Chiến tranh biên giới Việt - Trung, 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Trung Quốc và Việt Nam, nổ ra vào vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước. Chiến tranh biên giới Việt -Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia và ý đồ "dạy cho Việt Nam một bài học" của Đặng Tiểu Bình, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa (theo wikipedia). Mong rằng các bạn sẽ có một cái nhìn đầy đủ và khách quan về cuộc chiến tranh biên giới sau khi đọc xong cuốn sách này
Đất nước Việt Nam qua các đời
Giới thiệu:
Công trình này tập trung nghiên cứu địa lý hành chính để nhận định cương vực của nước Việt Nam và vị trí các khu vực hành chính trải qua các đời, từ thời Văn Lang, Âu Lạc, qua thời kỳ Bắc thuộc, trải đến thời tự chủ và cho đến thời nhà Nguyễn. Với công tác nghiên cứu công phu, khối lượng sách tham khảo đồ sộ, Đào Duy Anh đã vẽ nên bức tranh rộng lớn, mô tả sự phát triển và biến đổi của lãnh thổ Việt Nam kéo dài suốt gần hai thiên niên kỷ, khiến công trình trở thành một nghiên cứu đầy đủ nhất, hệ thống nhất về lãnh thổ Việt Nam trong thế kỷ XX.
Lê Duy Kỳ (1766-1793) đáng thương hay đáng trách?
Giới thiệu:
Những đề cập về Lê Duy Kỳ trong sách vở đều cho rằng ông hèn yếu, kém khả năng tưởng như khi làm vua ông vẫn được hành động hoàn toàn tự do theo chủ kiến và ý thích riêng của mình. Thực tế cho thấy mỗi quyết định, mỗi biến chuyển đều có những nguyên nhân rất xa không dễ dàng phát hiện. Cuộc đời vua Chiêu Thống – cũng như chiếc ngai vàng của nhà Lê những năm sau cùng - chỉ là một chiếc lá giữa dòng, mặc cho nước cuốn tới đâu thì cuốn, không thể nào cưỡng lại được. Ðể nhận định về vua Chiêu Thống cho được công bằng, chúng ta cần nhìn lại con người trong thời buổi mà ông sống, không thể chỉ dựa vào yêu ghét qua “tin đồn”. Ông chỉ là một con chim trong lồng, một bóng mờ chính trị, một người bị rơi vào giữa một đám đông xô đẩy, mọi vấn đề đều do những sắp xếp ngoài tầm tay...
Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
Giới thiệu:
Đây chỉ là một quyển sách phổ thông, rất phổ thông, cho nên tôi nhất thiết tránh những chi tiết rườm rà, tránh không viện dẫn thư tịch, mà cũng không thể trưng dẫn chứng minh và biện giải những vấn đề cần thảo luận, chỉ trích những điều đại cương và những điều kết luận trọng yếu mà trực thuật để độc giả có thể xem qua và nhận thấy ngay con đường hình thành của dân tộc và văn hóa Việt-nam ở đời xưa... Tôi xin thú thực rằng cái hy vọng của tôi ở đây chỉ là mong khêu gợi được chút ít hứng thú của các bạn thanh niên đối với sự nghiên cứu cổ-sử, nói chung là lịch sử nước nhà và mong reo được vào lòng những độc giả của tôi một chút ít tự tin đối với giống nòi và tổ quốc..
Lịch sử Việt Nam bằng tranh: thời Lê sơ (tập 8/8)
Giới thiệu:
Công trình Lịch sử Việt Nam bằng tranh ra đời nhằm mục đích giới thiệu lịch sử nước nhà một cách ngắn gọn, sinh động, có hệ thống, qua cách kể chuyện súc tích và tranh minh họa. Bộ sách tranh nhiều tập này cố gắng phản ánh con người và đất nước Việt Nam theo đúng tiến trình lịch sử với không gian, văn hóa, y phục, tính cách phù hợp với từng thời kỳ, từng triều đại cụ thể. Bộ sách được chia làm nhiều tập, mỗi tập viết về một thời kỳ hay một nhân vật, một vấn đề tiêu biểu của thời kỳ đó....
Đang duyệt
Không có cuốn sách tư liệu nào đang chờ duyệt