Hoàng Xuân Hãn

Hoàng Xuân Hãn (1908 – 1996) là một nhà sử học, nhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục Việt Nam đồng thời là một kỹ sư, nhà toán học. Ông là người soạn thảo và ban hành Chương trình Trung học Việt Nam đầu tiên. Ông cũng là người soạn thảo sách Danh từ khoa học với hơn 6 nghìn từ mục về các lĩnh vực toán, lý, hóa, cơ, thiên văn trong đó có rất nhiều từ lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Việt hoặc lần đầu tiên được chuẩn hóa và giải thích cụ thể cách dùng trong khoa học. Đây là cuốn sách đặt nền móng cho các tác giả Việt Nam viết tài liệu khoa học bằng tiếng Việt.

Giáo sư Hoàng Xuân Hãn

Tháng 8 năm 2011, Trường Đại học Ponts et Chaussées (Trường Cầu đường Paris), một trong những đại học có uy tín hàng đầu của Pháp đã chọn giáo sư Hoàng Xuân Hãn đặt tên cho giảng đường đại học thuộc trường. Trước đó, nhân kỷ niệm 100 năm truyền thống Trường Cầu đường Paris, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn được Nhà trường vinh danh là một trong 100 sinh viên tiêu biểu nhất trong lịch sử của Trường.

Tác phẩm

  • Eléments de trigonométrie, Hanoi: Les Editions nouvelles 1936
  • Danh từ khoa học, Hanoi: impr. de Trung – Bac, 1942
  • Lý Thường Kiệt
  • Một vài ký vãng về Hội nghị Đà Lạt
  • Thiên Tình Sử Hồ Xuân Hương
  • Thi văn Việt Nam
  • La Sơn Phu Tử
  • Chinh Phụ Ngâm Bị Khảo
  • Nghiên cứu Kiều


Cùng nhiều công trình nghiên cứu, biên tập, chú thích các tác phẩm văn cổ như:

  • Đại Nam Quốc sử Diễn Ca (Lê Ngô Cát);
  • Mai Đình Mộng ký (Nguyễn Huy Hổ);
  • Văn tế thập loại chúng sinh (Nguyễn Du)…
Hoàng Xuân Hãn là tác giả của 2 tác phẩm:
sách tư liệu
La Sơn phu tử
Phát hành: 1952
Tác giả: Hoàng Xuân Hãn
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 361
Giới thiệu: La Sơn phu tử được học giả Hoàng Xuân Hãn sưu tầm tư liệu từ những năm 1939, đã trích đăng vài kỳ trên báo Thanh Nghị từ năm 1944-1945. Học giả Hoàng Xuân Hãn đã trù tính đem in thành sách nhưng Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra nên kế hoạch in tạm hoãn. Năm 1949, ông cho ra mắt bạn đọc một chuyên khảo độc đáo về nhân vật lịch sử Lý Thường Kiệt (Sông Nhị, Hà Nội) mà trước-sau chưa có công trình nào vượt qua. Mãi đến năm 1952, sau khi gia đình ông sang Paris (Pháp) định cư, chuyên khảo về nhân vật lịch sử La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp mới chính thức ra mắt bạn đọc (Minh Tân, Paris). Cuộc đời La Sơn phu tử trong cuốn sách cùng tên được học giả Hoàng Xuân Hãn phục dựng rất chi tiết, qua những khảo cứu tư liệu công phu bạn đọc sẽ nhìn thấy rất rõ hành trạng của nhân vật lịch sử sống cách chúng ta hơn 200 năm. Tầm vóc và nhân cách của vị phu tử đất La Sơn được học giả Hoàng Xuân Hãn mô tả rất rõ thông qua mối quan hệ của cụ với vị anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Lý Thường Kiệt lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý
Phát hành: 2015
Tác giả: Hoàng Xuân Hãn
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 358
Giới thiệu: "...Đáng lẽ nước ta lúc ấy bị đổi thành châu quận của Tống. May! Đương thời, có một vĩ nhân cầm quyền, có đủ óc chính trị, biết kết thúc nhân tâm, có cao tài lợi dụng thời cơ, có kinh nghiệm điều binh, khiển tướng. Bậc ấy là Lý Thường Kiệt. Thường Kiệt hiểu thời cơ, chịu tạm nhường về thể diện, khiến Tống lui quân và ta bảo toàn binh lực. Sau đó, Thường Kiệt biết dùng ngoại giao dựa vào binh lực ấy làm hậu thuẫn, mà đòi được đất đã mất. Cuối cùng không những Tống không dám dòm ngó cõi ta, mà bắc thùy nước Việt lại được khuếch trương và củng cố. Đó là một kỳ công của Lý Thường Kiệt. Nhưng còn một kỳ công khác, đương thời không kém việc trên, mà đối với vận mệnh tương lai nước ta, lại còn to hơn nữa. Ấy là việc đánh Chiêm Thành..."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Đóng góp khác
Tác phẩm đã dịch

Chưa có

Tác phẩm đã chia sẻ

Chưa có

Tất cả tác giả
Nhiều tác phẩm nhất