sách tư liệu
Tìm kiếm:
Đang duyệt Không có cuốn sách tư liệu nào đang chờ duyệt
Tìm được 123 tác phẩm:
Quần thư khảo biện
Phát hành: 1995
Tác giả: Lê Quý Đôn
Dịch giả: Trần Văn Quyền
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 534
Giới thiệu: Quần thư khảo biện (Xét bàn các sách) được Lê Quý Đôn viết xong năm 1757. Ba năm sau, trong chuyến đi sú gần tròn hai năm ròng mới trên đất nước Trung Quốc, ông đã có dịp đưa sách ra chất chính cùng các sứ thần Triều Tiên, các sĩ phu Trung châu, cùng họ trao đổi bàn bạc và chăm chước ngay tại chỗ những điểm còn có chút chưa vừa ý để tìm ra điều xác đáng nhất. Bằng "trí tuệ tuyệt vời vượt hẳn ngàn xưa" như nhận xét của Trạng nguyên Hồng Khải Hy, Chánh sứ Triều Tiên, Quần thư khảo biện đã được khẳng định Ià những lời bàn luận có khảo cứu có so sánh và minh chứng của Lê Quý Đôn về các nhân vật, các sự kiện lịch sử của Trung Quốc từ Hạ Thương Chu cho đến Đường Tống.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Hải ngoại kỷ sự
Phát hành: Viện đại học Huế, 1963
Tác giả: Thích Đại Sán
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 315
Giới thiệu: Cuốn sách giống như đoạn phim hiếm có về đời sống của người Việt Nam ở vùng Thuận Hóa vào cuối thế kỷ XVII do một vị lão tăng Trung Quốc ghi lại. Vị lão tăng này, tức là Đại Sán Hán Ông, đã qua Thuận Hóa, thể theo lời mời của Chúa Nguyễn Phúc Châu. Đọc Hải ngoại kỷ sự của Đại Sán, chúng ta sẽ thấy được lòng sùng mộ Phật giáo của người thời bấy giờ, kể từ Chúa thượng đến thần dân. Chẳng những thế, chúng ta còn có một ý kiến rõ về đời sống của dân đen, về thuế má, về bệnh dịch. Một điều quý nữa, đó là Đại Sán vén màn cho chúng ta thấy được đôi chút về trình độ trí thức của các bậc túc nho thời bấy giờ ở miền Nam. Nói chung, Hải ngoại kỷ sự là một sử liệu quý và đáng tin cậy.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam (1857-1914)
Phát hành: 1990
Tác giả: Cao Huy Thuần
Dịch giả: Nguyên Thuận
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 382
Giới thiệu: Tác phẩm của Giáo sư Cao Huy Thuần, ra đời cách đây 30 năm, vẫn luôn luôn mới. Bởi vì đó là một kho tàng tài liệu lịch sử. Và bởi vì công trình nghiên cứu này vẫn là sách đầu tay của ai muốn tìm hiểu lịch sử mất chủ quyền của Việt Nam hồi thế kỷ 19. Tác phẩm này trước hết là một luận án tiến sĩ quốc gia đệ trình trước Đại học Paris năm 1969. Để tài liệu lịch sử này không bị những bản dịch vội vã diễn dịch sai lạc, và để xác nhận tính cách thuần túy khoa học của công trình nghiên cứu, tác giả xuất bản nguyên văn tiếng Pháp, năm 1990, với sự bảo trợ của Đại học Yale dưới nhan đề: “Les missionnaires et la politique coloniale française au VietNam, 1857-1914”. Chúng tôi giữ nguyên phần vào đề ở đây và dịch theo ấn bản Yale...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Các nền văn hóa cổ Việt Nam (từ thời nguyên thủy đến thế kỷ 19)
Phát hành: 2009
Tác giả: Hoàng Xuân Chinh
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 438
Giới thiệu: "...được sự động viên khích lệ của nhiều đồng nghiệp, tôi mạnh dạn viết công trình "Các nền văn hóa cổ Việt Nam" bao gồm những hiểu biết của chúng ta cho đến nay về các nền văn hóa khảo cổ trên đất nước từ khi con người có mặt trên đất nước ta đến thời Nguyễn..."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Phong trào Đại Đông Du
Phát hành: NXB Nam Việt, Sài Gòn, 1950
Tác giả: Phương Hữu
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 59
Giới thiệu: Phong trào Đông Du là một phong trào cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ 20. Phong trào có mục đích kêu gọi thanh niên Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập cho nước nhà. Lực lượng nòng cốt cổ động và thực hiện phong trào là Duy Tân hội và Phan Bội Châu. Đầu năm 1904, Phan Bội Châu cùng Kỳ Ngoại hầu Cường Để (cháu 5 đời của Hoàng tử Cảnh) và hơn 20 đồng chí khác họp tại nhà riêng của Nguyễn Hàm tại Nam Thịnh sơn trang (Thăng Bình, Quảng Nam) lập ra một tổ chức bí mật có tên là Duy Tân hội. Kỳ Ngoại hầu Cường Để được mời làm Hội chủ để thu phục nhân tâm tập hợp sĩ phu yêu nước, tranh thủ sự đồng tình và giúp đỡ của nhiều người trong nước...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn
Phát hành: 2006
Tác giả: Nhiều tác giả
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 464
Giới thiệu: Cuốn sách góp phần làm sáng rõ hơn thân thế và những đóng góp nổi bật của anh hùng dân tộc Lê Hoàn vào tiến trình lịch sử đất nước nói chung và trong việc định đô Thăng Long sau này của Lý Công Uẩn nói riêng...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Phan Đình Phùng
Phát hành: NXB Tân Việt, Sài Gòn, 1950 (tái bản)
Tác giả: Đào Trinh Nhất
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 288
Giới thiệu: Trong sự nghiệp mười năm "Cần Vương chống Pháp", Phan Đình Phùng luôn nêu cao tinh thần bất khuất, một lòng một dạ cứu nước, Cụ đã chiếm được lòng tin yêu của nghĩa quân và lòng kính mến của nhân dân. Giặc đem danh lợi ra mua chuộc Cụ nhưng thất bại. Chúng dùng vũ lực để uy hiếp tinh thấn, Cụ không sờn lòng. Chúng bắt thân nhân của Cụ, khai quật mồ mả tô tiên, Cụ không nản chí. Câu trả lời khảng khái của Cụ trước mặt tên Lê Kinh Hạp Tiễu phủ sứ, tay sai của giặc, khi hắn dọa bắn giết người anh ruột Phan Đình Thông và đào mả tổ tiên, đã nói lên khí tiết của một vị anh hùng dân tộc...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Sử ký Tư Mã Thiên
Phát hành: năm 91 trước Công nguyên
Tác giả: Tư Mã Thiên
Dịch giả: Phạm Hồng
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 624
Giới thiệu: Sử ký Tư Mã Thiên là cuốn sử của Tư Mã Thiên được viết từ năm 109 TCN đến 91 TCN, ghi lại lịch sử Trung Quốc trong hơn 2500 năm từ thời Hoàng Đế thần thoại cho tới thời ông sống. Không chỉ là bộ thông sử đầu tiên được biết đến ở Trung Quốc cổ đại, Sử ký còn đóng vai trò như một khuôn mẫu cho việc ghi chép chính sử của các triều đại Trung Quốc tiếp theo và trên toàn vùng văn hóa chữ Hán trong đó có Việt Nam.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Quang Trung
Phát hành: 1944
Tác giả: Hoàng Thúc Trâm
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 890
Giới thiệu: "...Ôi, là người đồng thời và ngang hàng với Nã-phá-luân (Napoléon 1), Quang Trung cũng có thiên tài về quân sự, cũng có thủ đoạn thần tốc trong việc hành binh, cũng có chí hăng, hoài bão lớn… Vậy mà Nã được gửi nắm xương trong đền Invalides để cho người sau viếng thăm ca tụng! Còn Quang Trung? Sự nghiệp oanh liệt phải vùi sâu trong vực thẳm thời gian! Trèo lên Đống Đa (ở ấp Thái Hà, Hà Đông), trông ra bốn mặt: nào gái, nào trai, nào áo, nào mũ, nào ngựa kéo xe, trâu cày ruộng, gió bụi lưng trời mờ mịt… Vua Quang Trung nào đâu? Cảm vì thế, tôi viết lại trang sử Quang Trung."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Đang duyệt Không có cuốn sách tư liệu nào đang chờ duyệt