Tìm được 265 tác phẩm:
bài viết khoa học
An Nam ký lược 3: Đi tìm một mảnh khuyết sử qua Khâm định An Nam kỷ lược
Giới thiệu:
Hai nguồn sử liệu mà chúng tôi nhắc đến là bộ chiến đồ được thực hiện sau khi Thanh triều và Đại Việt nối lại bang giao và tập hợp Khâm Định An Nam Kỷ Lược là bộ sách hoàn tất khi vua Quang Trung qua Bắc Kinh trở về nước. Tuy không thể tách những tài liệu này ra khỏi mục tiêu chính yếu của nó là tuyên truyền, là phô trương nhưng không phải vì thế mà chúng ta không khai thác được nhiều chi tiết soi sáng lại một thời kỳ mà vì bất hạnh của lịch sử đã trở nên mờ mịt.
bài viết khoa học
An Nam ký lược 2: Đi tìm một mảnh khuyết sử qua Khâm định An Nam kỷ lược
Giới thiệu:
Nếu so sánh với nhiều chiến công khác lừng lẫy hơn trong đời Càn Long, người ta sẽ rất ngạc nhiên khi Thanh triều đã áp dụng một số biệt lệ chưa từng có đối với triều đình Tây Sơn nói chung và Nguyễn Huệ nói riêng... Những hình thái có vẻ như bất thường đó nếu không được nghiên cứu dưới một nhãn quan chung về quan niệm quân sự và văn hóa của nhà Thanh, chúng ta sẽ thấy rất khó hiểu và nhiều khi mâu thuẫn...
bài viết khoa học
An Nam ký lược 1: Đánh giá lại một số tài liệu về thời kỳ Tây Sơn
Giới thiệu:
Khó khăn to lớn nhất khi nghiên cứu về thời đại Tây Sơn là chúng ta có rất ít tài liệu nguyên thủy từ những nguồn khả tín được viết ngay chính thời kỳ đó mà phần lớn dựa theo các bản viết sau sự việc nhiều năm, có khi nhiều chục năm, do những người không liên quan gì đến biến cố ghi theo truyền khẩu chứ không phải chính họ tham dự hay mắt thấy tai nghe. Những tác phẩm đó được hình thành thường để bày tỏ một xu hướng chính trị cực đoan nên các chi tiết lại càng dễ bị bóp méo cho phù hợp với chủ tâm của người viết
bài viết khoa học
Địa danh Gò Công – Trao Trảo
Giới thiệu:
Tìm hiểu những địa danh mà tiền nhân để lại, chúng ta sẽ cảm nhận được được không gian, môi trường và quá trình khai phá, chiến đấu của cha ông trên bước đường Nam tiến ở mảnh đất phương Nam này và cách thức dân gian bảo lưu những “ký ức dân gian” thông qua những địa danh hết sức gần gũi, thân thương!
bài viết khoa học
Những đặc trưng tiêu biểu của nhà nước Pháp quyền Việt Nam thời Trung Đại
Giới thiệu:
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc gần hai nghìn năm, thể chế chính trị Việt Nam mang đặc trưng của thể chế quân chủ phong kiến tập quyền. Trải qua các triều đại, tính chất quân chủ ngày càng được tăng cường[..]Tuy nhiên, trong thể chế chính trị quân chủ cũng có nhiều quy định hạn chế quyền lực của vua...
bài viết khoa học
Trấn Biên – Biên Hòa Đồng Nai xưa
Giới thiệu:
Trước thế kỷ XVI vùng đất này là rừng rậm, dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Cao Miên sinh sống, chỉ có số ít là người Việt, mà theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức cho biết:“Khi ấy địa đầu Gia Định là Mỗi Xuy (hay Mô Xoài) và Đồng Nai (tức nay là Biên Hòa trấn) đã có lưu dân nước ta đến ở chung lộn với người Cao Miên. Người Cao Miên khâm phục oai đức của triều đình đem nhường hết cả đất ấy, rồi tránh ở chỗ khác, không tranh trở chuyện gì”
bài viết khoa học
Đôi nét về dân luật và ý nghĩa của dân luật trong tâm thức của người Kơho
Giới thiệu:
Bài viết ngắn dưới đây không nhằm mục đích gì khác hơn là trình bày những nét đặc trưng của bộ dân luật Kơho thông qua những điểm chính yếu như: Đôi nét về bộ dân luật Kơho (Phần II). Điều này được thể hiện qua: Tên gọi và nguồn gốc; đặc điểm của bộ dân luật. Tất cả những điều này đều nhằm đến mục đích là làm nổi bật lên ý nghĩa của bộ dân luật đối với mỗi người Kơho (Phần III). Nhưng trước hết hẳn cũng nên biết đôi chút về dân tộc Kơho (Phần I) để làm nền tảng đi vào hai phần trên.
bài viết khoa học
Từ nguồn gốc Thần Nông bàn về giới hạn lãnh thổ phía Bắc nhà nước Văn Lang từ vua Hùng đến Hai Bà Trưng
Giới thiệu:
Bài viết đã chứng minh nhân vật thần thoại Thần Nông trong văn minh Trung Hoa vốn là vị thần chủ của cư dân trồng lúa nước Đông Nam Á từ thời cổ đại. Trên cơ sở đó, chúng tôi xác định được địa bàn cư trú của người Việt cổ: gần như chiếm trọn cả vùng nam Trung Hoa kéo dài xuống tận tỉnh Bình Thuận ngày nay. Vùng đất này được bảo toàn tới thời Hai Bà Trưng (40 – 43 sau Công nguyên), sau đó mất vào tay nhà Hán.