Mới nhất
Tìm được 256 tác phẩm:
bài viết khoa học
Trước Việt và Hán trên đồng bằng sông Hồng: thời Hán-Đường
Phát hành: 2010
Tác giả: Michael Churchman
Dịch giả: Sử Sinh
Người gửi: Sử Sinh
Số trang: 15
Giới thiệu: Đất Giao Chỉ trong thời Hán-Đường, có chứng cứ rõ rệt về những người “Hán” từ phương bắc không còn là kẻ ngoại lai và hòa mình vào xã hội bản xứ. Bất kể tổ tiên họ ra sao, họ có thể bị và đã bị coi là những kẻ man di do hành vi. Những người vẫn còn “Hán” thường chỉ ở lại miền nam trong thời gian ngắn; những người có gia đình định cư, ngược lại, có thể thu nhận thói quen và tập tục địa phương và trở thành những tầng lớp thống trị mới. Trong bối cảnh chung của đế chế Trung Hoa, sự địa phương hóa này không chỉ xảy ra tại Giao Chỉ. Nó cũng không phải là chuyện hiếm có trong lịch sử thế giới - hãy thử xem người Ireland gốc Anh, họ tiếp thu tiếng nói và văn hóa Ireland trong quá trình lâu dài sống ở nước này và cuối cùng đứng về phe người bản xứ chống lại những kẻ xâm lược về sau.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
ANH HÙNG BÁN THAN | Tập 1
Phát hành: 8/2021
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 28 phút 53 giây
Nguồn: Hùng Ca Sử Việt Youtube Channel
Giới thiệu: Là series phim Audio của Kênh Đạt Phi Official được công chiếu trên kênh youtube Hùng Ca Sử Việt. Câu chuyện dựa trên cơ sở những nhân vật và sự kiện có thật trong lịch sử Việt Nam, được phóng tác và hư cấu thêm để tạo nên cảm xúc và sự sinh động. Người viết kịch bản là Phạm Vĩnh Lộc, nhóm lồng tiếng của team Đạt Phi, tranh hoạt họa được thiết kế bởi nhóm Đại Việt Kỳ Nhân. Phim nói về Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư từ lúc ông bị tước bỏ mọi chức vụ phải về quê bán than do phạm lỗi, cho tới khi trở lại lừng lẫy với chiến công đánh giặc Nguyên Mông sau khi được phục chức.
XEM CLIP
góc nhìn
Tâm thức hướng thượng: núi của tổ tiên
Phát hành: 08/2021
Tác giả: Hòa Thiện
Người gửi: Hòa Thiện
Số trang: 3
Giới thiệu: Dẫn luận - Tây bắc Việt Nam nhiều cộng đồng dân tộc cùng nhau sinh sống, mỗi dân tộc có những điểm đặc sắc đồng thời vẫn có sự liên hệ. Thí dụ chiếc mũ lớn hình cóc nhọn người Dao có nét giống với khăn đội mỏ quạ của người Thái? Nhà sàn người Thái tương đồng nhà sàn trống đồng người Kinh?... Và hơn nữa các dân tộc đều có phần lịch sử di cư, từ đông bắc về tây nam. Các hiện vật văn hóa lâu đời của các dân tộc này lại chứng tỏ tính bản địa miền núi phía tây. Vậy phải chăng đã có một thuở tổ tiên của họ đã định cư nơi đây. Hay họ có cùng chung một tổ tiên xa xưa? Suy ngẫm và kết luận cuối cùng là của bạn.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Kinh đô thần kỳ: nguồn khởi phương Nam?
Phát hành: 08/2021
Tác giả: Hòa Thiện
Người gửi: Hòa Thiện
Số trang: 1
Giới thiệu: Triều Nguyễn có hai quốc hiệu là Việt Nam (1804) và Đại Nam (1838), phương nam được đề cao. Con rồng cửu đỉnh triều Nguyễn vờn mây, chân sau ứng vị Hoàng Thành. Hoàng Thành hướng về hàm rồng phương nam. Đó là nơi sinh khởi dòng dõi mặt trời?
VÀO ĐỌC
sách tư liệu
Công thần lục
Phát hành: Sài Gòn, 1968
Dịch giả: Nguyễn Thế Nghiệp
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 87
Giới thiệu: Công thần lục là tài liệu có từ thời vua Tự Đức nhà Nguyễn ghi chép về các công thần thời Gia Long. Sách được Nguyễn Thế Nghiệp dịch và xuất bản năm 1968 tại Sài Gòn bởi Bộ Văn Hoá Giáo Dục và Thanh Niên VNCH.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Kênh Vĩnh Tế – Thủy Đạo Trọng Yếu Miền Biên Viễn
Phát hành: 2021
Tác giả: Trần Thắng
Người gửi: Trần Thắng
Số trang: 2
Giới thiệu: Vào Thế kỷ 19, sau công trình kênh Thoại Hà, quân đội và nhân dân Việt Nam - Chân Lạp ở khu Tây Nam dưới sự chỉ huy trực tiếp từ Nguyễn Văn Thoại và một số quan tướng đã bắt tay vào đào công trình thế kỉ "kênh Vĩnh Tế”. Năm 1824, kênh hoàn thành với chiều dài 205 dặm rưỡi (91km), rộng 7 trượng 5 thước (25m), sâu 6 thước(3m). Ước tính, trong 5 năm, các quan phụ trách đã phải huy động đến hơn 80.000 dân binh. Kênh đào xong đã tưới tiêu cho hàng vạn mẫu ruộng miền Hậu Giang và việc đi lại bằng đường thủy vô cùng thuận lợi.
VÀO ĐỌC
bài viết khoa học
TRƯƠNG MINH GIẢNG – DANH THẦN TOÀN TÀI
Phát hành: 2021
Tác giả: Trần Thắng
Người gửi: Trần Thắng
Số trang: 2
Giới thiệu: Và trong thời khắc khó khăn, nhân dân lại được chứng kiến sự trổ tài của một cá nhân kiệt xuất, đó là Trương Minh Giảng – một danh thần toàn tài. Trương Minh Giảng (1792 – 1841), là Tổng đốc thứ hai của Tỉnh An – Hà dưới thời nhà Nguyễn. Vừa là võ tướng vừa là sử gia, từng giữ chức Tổng tài Quốc sử quán. Ông đỗ cử nhân năm 1819 và chỉ hơn 10 năm sau đã thăng tiến đến chức Thượng thư Bộ Hộ. Sự thăng trầm là những gì có thể nói về cuộc đời của ông.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Đôi nét về hình ảnh con trâu trong văn hóa Kơ-ho
Phát hành: 2021
Tác giả: Phạm Văn Khánh
Người gửi: Dom Phạm
Số trang: 11
Giới thiệu: Dân tộc Kơho có thể tự hào về những nét đẹp của hình ảnh con trâu nơi mình. Một con trâu như bao con trâu nơi các dân tộc khác nhưng luôn gợi nhắc họ sống tâm tình chiều dọc: tạ ơn Thần linh và chiều ngang: tinh thần cộng đồng, sẻ chia, sống chung với người khác. Những nét đẹp này chính là một điểm gặp gỡ chung giữa người Kơho và và các dân tộc khác trên dải đất hình chữ S.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Thành cổ Biên Hòa
Phát hành: 2020
Tác giả: Lê Ngọc Quốc
Người gửi: Lê Ngọc Quốc
Số trang: 34
Giới thiệu: Thành cổ Biên Hòa là một di tích lịch sử tọa lạc tại phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đây được xem là thành cổ duy nhất ở Nam Bộ còn tồn tại đến ngày nay. Dấu tích còn sót lại của ngôi thành xưa là một vòng thành được xây dựng bằng đá ong bao quanh khuôn viên rộng 10.816,5 m², bên trong có ngôi nhà kiến trúc theo kiểu Pháp. Di tích Thành cổ Biên Hòa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2013.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Đang duyệt Không có tác phẩm nào đang chờ duyệt