Tìm được 53 tác phẩm:
Ký sự trong tù
Giới thiệu:
Là chuyện kể về cuộc đời lao tù của cựu đại tá Quân lực VNCH Phạm Bá Hoa trong các trại tập trung Long Giao tỉnh Long Khánh, Tam Hiệp tỉnh Biên Hòa, Yên Bái tỉnh Hoàng Liên Sơn, Nam Hà tỉnh Hà Nam Ninh, trong gần 12 năm từ 14/6/1975 đến 12/9/1987, cũng như trong thời gian ông đang ở Sài Gòn chờ xuất ngoại. Qua góc nhìn của tác giả, tác phẩm còn đề cập đến tình hình miền Nam Việt Nam trước khi sụp đổ cũng như những cảm nhận của ông về nước Việt Nam thống nhất sau năm 1975.
Một cơn gió bụi
Giới thiệu:
Một Cơn Gió Bụi là cuốn Hồi ký do Trần Trọng Kim viết năm 1949, mang nội dung tóm lược quãng đời làm chính trị của ông (từ năm 1942 đến năm 1949). Trong cuốn hồi ký, ông có đề cập và nói lên suy nghĩ của mình về các sự kiện lớn xảy ra trong nước thời bấy giờ như sự thành lập chính phủ của Đế quốc Việt Nam do ông làm thủ tướng, sau đó là Cách mạng tháng Tám, sự cầm quyền của Việt Minh, cùng cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất giữa Việt Minh và thực dân Pháp. Cùng với đó là chia sẻ của ông về thời cuộc, về nghĩa vụ của người trí thức, về các nhân vật lịch sử như vua Bảo Đại, Hồ Chí Minh, về Việt Minh và các đảng phái đương thời... Đầu năm 2017, Một Cơn Gió Bụi được Nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Phương Nam Books in lại, và được cho là "có nhiều đoạn rất nhạy cảm đã bị nhà xuất bản biên tập". Cùng năm đó cuốn sách bị chính quyền thu hồi vì được cho là có nhiều chi tiết "chưa được kiểm chứng"
Chuyện kể năm 2000
Giới thiệu:
Khó bề tóm lược tác phẩm trong một câu, nhưng ta có thể tâm đắc với nhà thơ Đoàn thị Lam Luyến, biên tập viên nhà xuất bản Thanh Niên khi đặt Nguyễn Trọng Tạo vẽ bìa, đã trình bày : "truyện viết về một người của ta, bị ta bỏ tù, tập 1 trong tù, tập 2 ra tù, nhưng tập 2 ảm đạm hơn tập 1". Cuốn sách này đã gây một tiếng vang và sự chú ý rộng rãi vì mới xuất bản vào năm 2000 đã bị thu hồi và tiêu hủy. Nhưng lệnh cấm lại là một cách quảng cáo đắc lực cho cuốn sách chỉ vừa mới lưu hành được 300 bản. Sau đó tác phẩm được các mạng lưới điện tử truyền đi, các nhà xuất bản ngoài nước in lại. Trong nước thì sách in chui lên đến nhiều vạn bản, giá đắt gấp ba, bốn lần giá gốc...
Tù nhân của nhà nước – hồi ký Triệu Tử Dương
Giới thiệu:
Là cuốn hồi ký của Triệu Tử Dương, người từng là Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1980 tới 1987 và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1987 tới 1989, được biên tập từ một loạt băng ghi âm mà ông đã bí mật thực hiện trong lúc bị quản thúc tại gia suốt 15 năm, từ sau sự kiện Thiên An Môn, cho đến cuối đời. Từng được đề cử là người kế tục Đặng Tiểu Bình, Triệu Tử Dương đã bị thanh trừng vì có tình cảm với những sinh viên tham gia biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Trong chương cuối cùng, Triệu Tử Dương ca ngợi hệ thống nghị viện dân chủ phương tây và nói rằng đó chính là con đường duy nhất mà Trung Quốc có thể giải quyết nạn tham nhũng và sự cách biệt ngày càng to lớn giữa người giàu và người nghèo.
Chuyện làng ngày ấy
Giới thiệu:
Chuyện làng ngày ấy được viết năm 1990, in ra bị tịch thu ngay, được nhà xuất bản Lao Động tái bản tại Hà Nội năm 2005, và báo Văn Học California in nhiều kỳ và xuất bản thành sách năm 2006, là cuốn tiểu thuyết hồi ký lấy bối cảnh làng Hậu Luật ở Nghệ An, trong một thời kỳ xác định: thời kỳ đón Cách mạng tháng Tám và những gì xẩy ra sau Cách mạng tháng Tám. Đây là một cuốn tự truyện, không chỉ trình bày và tố giác thực trạng của cuộc cách mạng, những vụ "cải cách", các cuộc đấu tố... mà còn đi xa hơn: viết về nguồn cội Cách mạng tháng Tám, từ những háo hức ban đầu của cậu bé 13, hồ hởi chào đón Cách mạng; bằng một giọng trầm tĩnh, nhạy cảm, không oán thán: giọng thành thực của chính tác giả.
Con rồng Việt Nam
Giới thiệu:
Đây là cuốn hồi ký của Bảo Đại - vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam, do hai người Pháp chấp bút xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Pháp, sau đó được dịch ra tiếng Việt. Đây là bản tiếng Việt do Nguyễn Phước Tộc xuất bản vào năm 1990, kể lại cuộc đời của vua Bảo Đại từ những ngày thơ ấu, đến khi đi học, làm Vua, chiến đấu và sau đó là lưu vong. Vào cái thời buổi nhiễu nhương ấy, rất nhiều tình tiết về những nhân vật lịch sử được tiết lộ, đặc biệt là Hồ Chí Minh. Đây xứng đáng là một tài liệu để chúng ta tham khảo nếu như muốn hiểu rõ hơn về những bí mật lịch sử của Việt Nam.
Ngàn giọt lệ rơi (A Thousand Tears Falling)
Giới thiệu:
Cuộc binh đao giữa hai miền Nam Bắc, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đưa đến cảnh một nhà chia đôi ngả. Cha và con trai theo miền Bắc. Mẹ và 5 con theo miền Nam. Tác giả là con gái trong gia đình đã thành hôn với một sĩ quan hải quân Mỹ. Trong hoàn cảnh éo le, cô đã trở thành gián điệp nhị trùng. Một bên là cha ruột, một bên là chồng. Đứng giữa hai phe thù nghịch nhưng tác giả thực sự làm việc cho phía Hoa Kỳ. Cô đã góp phần phá vỡ âm mưu của Hà Nội lúc đó đang tìm cách cài người vào bộ ngoại giao Hoa Kỳ giai đoạn sau khi kết thúc chiến tranh tháng 4 năm 1975.
Câu chuyện về cuộc đời của bà Đặng Mỹ Dung phải chờ giải mật năm 1995 tức là 20 năm sau mới được xuất bản thành sách với tiêu đề "A Thousand Tears Falling". Ngay khi tác phẩm ra đời, báo chí và các nhà điểm sách Hoa Kỳ đã không tiếc lời khen ngợi...
Tôi phải sống
Giới thiệu:
Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, linh mục Nguyễn Hữu Lễ lê gót chân, hết nhà tù này đến trại giam khác, từ Nam chí Bắc, để chịu kiếp đọa đầy mà những người cộng sản Việt Nam đã nhẫn tâm áp dụng đối với đồng bào ruột thịt, trong ý đồ vừa trả thù vừa tránh hậu họa sau này. Tắm máu đã không xẩy ra sau ngày 30 tháng 4, nhưng những gì mà độc giả cảm nhận sau khi đọc cuốn bút ký, sẽ còn ghê tởm, thâm độc và ác nghiệt gấp nhiều lần.
Một phần bút ký “Tôi Phải Sống" tả lại cái khung cảnh hãi hùng của 13 năm tù cộng sản. Vì phải tiếp giáp hàng ngày với thần chết trong suốt quãng đời cơ cực ấy nên tác giả đã xuống quyết tâm phải tồn tại để làm nhân chứng sống cho một giai đoạn cực kỳ thảm thương của đất nước...
30/4 – Lấy gì để tự hào?
Giới thiệu:
Vốn sinh ra trong một gia đình thuộc “Bên thắng cuộc”, lẽ ra tôi phải tự hào về ngày 30/4 vì đó là ngày mà gia đình tôi thuộc phe chiến thắng, ngày mà ĐCS Việt Nam bảo đó là ngày thống nhất vinh quang. Nhưng tôi thấy chẳng có gì đáng tự hào về cái ngày đó.
Đang duyệt
Không có bài viết nào đang chờ duyệt