Đặng Tiểu Bình

Đặng Tiểu Bình (giản thể: 邓小平; phồn thể: 鄧小平; 22 tháng 8 năm 1904 – 19 tháng 2 năm 1997), tên khai sinh là Đặng Tiên Thánh là một nhà chính trị người Trung Quốc, ông là Lãnh đạo tối cao của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ năm 1978 đến năm 1992. Sau khi Mao Trạch Đông qua đời năm 1976, Đặng lên nắm quyền và lãnh đạo Trung Quốc qua một loạt những cải cách kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa có ảnh hưởng sâu rộng, người Trung Quốc thường gọi ông với danh xưng “kiến trúc sư của Trung Quốc hiện đại”.

Đặng Tiểu Bình năm 1979 với Jimmy Carter ở phía sau (Nguồn: Cơ quan Quản trị Kỷ lục và Văn khố Quốc gia Hoa Kỳ)

Mặc dù Đặng Tiểu Bình chưa bao giờ có chức vụ nguyên thủ quốc gia hay đứng đầu chính phủ hoặc Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc nhưng nhiều người gọi ông là “kiến trúc sư” của một kiểu tư tưởng mới mà kết hợp tư tưởng chủ nghĩa xã hội với thị trường tự do, được gọi là “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”.

Có 5 tác phẩm về nhân vật Đặng Tiểu Bình:
sách tư liệu
Chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979
Phát hành: 28/04/2009
Tác giả: Bùi Minh Triết
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 231
Giới thiệu: Trước tiên tôi xin nói rõ là tôi không tự viết cuốn ebook này. Tôi chỉ tổng hợp lại các bài viết trong chuyên đề cuộc chiến biên giới 1979 từ BBC Việt Nam và trên Wikipedia mà thôi. Chiến tranh biên giới Việt - Trung, 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Trung Quốc và Việt Nam, nổ ra vào vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước. Chiến tranh biên giới Việt -Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia và ý đồ "dạy cho Việt Nam một bài học" của Đặng Tiểu Bình, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa (theo wikipedia). Mong rằng các bạn sẽ có một cái nhìn đầy đủ và khách quan về cuộc chiến tranh biên giới sau khi đọc xong cuốn sách này
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Những Ngày Xuân Khói Lửa Kỷ Mùi (1979): Cuộc xâm lăng Việt Nam của Ðặng Tiểu Bình
Phát hành: 2012
Tác giả: Chính Đạo
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 34
Giới thiệu: Hạ tuần tháng 1/1979 đánh dấu việc “trở lại với cộng đồng thế giới” của hơn 800 triệu dân Trung Hoa sau 30 năm tự cô lập hầu chấn chỉnh nội bộ, thiết lập một chế độ “Cộng Sản” theo kiểu mẫu Stalinist/Maoist. Vào thượng tuần tháng 2/1979, trên đường về nước và ghé qua Tokyo, Đặng Tiểu Bình tuyên bố: “Cần dạy cho Việt Nam một bài học.” Câu nói được coi như phát pháo hiệu mở đầu cho cuộc xâm lược năm 1979 của Trung Quốc đối với Việt Nam...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Tù nhân của nhà nước – hồi ký Triệu Tử Dương
Phát hành: 2009
Tác giả: Triệu Tử Dương
Dịch giả: Nguyễn Quang A
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 482
Giới thiệu: Là cuốn hồi ký của Triệu Tử Dương, người từng là Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1980 tới 1987 và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1987 tới 1989, được biên tập từ một loạt băng ghi âm mà ông đã bí mật thực hiện trong lúc bị quản thúc tại gia suốt 15 năm, từ sau sự kiện Thiên An Môn, cho đến cuối đời. Từng được đề cử là người kế tục Đặng Tiểu Bình, Triệu Tử Dương đã bị thanh trừng vì có tình cảm với những sinh viên tham gia biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Trong chương cuối cùng, Triệu Tử Dương ca ngợi hệ thống nghị viện dân chủ phương tây và nói rằng đó chính là con đường duy nhất mà Trung Quốc có thể giải quyết nạn tham nhũng và sự cách biệt ngày càng to lớn giữa người giàu và người nghèo.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Hồi ức và suy nghĩ
Phát hành: 2001
Tác giả: Trần Quang Cơ
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 194
Giới thiệu: Là hồi ký của Trần Quang Cơ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao, thành viên Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa tại Hội Nghị Paris, ghi lại những thông tin nổi cộm về các vấn đề của Việt Nam cận đại sau hơn bốn mươi năm mắt thấy tai nghe - được giữ kín mật, chưa bao giờ phổ biến - cùng với những suy nghĩ của ông - một cán bộ cộng sản trung kiên. Dù ở ngàn năm trước hay ngay thời đương đại, quan hệ Việt - Trung lúc nào cũng là nỗi quan ngại của người Việt Nam, nhất là trước những mất mát, đe dọa về chủ quyền và tài nguyên...
VÀO ĐỌC
sách tư liệu
Brother Enemy (Huynh đệ tương tàn – bản dịch)
Phát hành: tháng Mười Một 1986
Tác giả: Nayan Chanda
Dịch giả: Hoàng Long Hải
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 232
Giới thiệu: Trong những năm Tây phương hầu như lãng quên Đông Dương thì Nayan Chanda, phái viên Đông Dương của tạp chí Kinh Tế Viễn Đông (FarEast Economic Review) tiếp tục cung cấp những tin tức có giá trị nhất, những cảm nhận chưa rõ lắm về một cuộc chiến sắp xảy ra và xung đột trong vùng Cộng Sản kiểm soát ở Việt Nam, Lào và Kampuchia. Không có một nhà báo nào theo dõi những biến chuyển ở vùng này một cách sít sao đến thế. Với những kiến thức có sẵn, ông tiếp cận ở mức độ cao và sâu để tìm hiểu sự thực...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Nhân vật lịch sử
Ít tác phẩm nhất
1 tác phẩm
1 tác phẩm
Chưa có hình đại diện
1 tác phẩm
1 tác phẩm
Nhiều tác phẩm nhất