1945 - 1954

Thế chiến II kết thúc năm 1945 cũng là lúc lực lượng Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo chớp thời cơ “cướp” chính quyền từ tay chế độ của thủ tướng Trần Trọng Kim và quốc trưởng Bảo Đại (tức Đế Quốc Việt Nam). Tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh tuyên bố nước Việt Nam chính thức trở thành một nước độc lập sau hơn 80 năm là thuộc địa của đế quốc Pháp, dưới tên gọi mới là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH).

Lãnh đạo Việt Minh và Cơ quan tình báo Hoa Kỳ (OSS) năm 1945. Chỉ huy OSS đứng giữa Hồ Chí Minh (trái) và Võ Nguyên Giáp (phải) (Nguồn: Wikipedia)

Tuy nhiên, người Pháp, sau thất bại trước Đức Quốc xã trong thế chiến II, vẫn ngoan cố muốn duy trì chế độ thuộc địa của thời hoàng kim cũ nên kiên quyết không công nhận sự độc lập của Việt Nam. Rắc rối hơn nữa là sự dính líu của Hồ Chí Minh, lúc này là chủ tịch nước VNDCCH, với Quốc Tế Cộng Sản khiến cho nước Mỹ, vốn phản đối chính sách thuộc địa của các đế quốc “già” như Pháp, ngần ngại ủng hộ nước Việt Nam độc lập dưới sự lãnh đạo của Hồ.

Bức điện của Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Mỹ Harry Truman đề nghị Mỹ ủng hộ nước Việt Nam độc lập (Nguồn: Wikipedia)

Tất cả những sự kiện trên đã góp phần châm ngòi nổ cho cuộc chiến 9 năm với nước Pháp của lực lượng Việt Minh, còn được gọi là cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 với sự thất bại của người Pháp. Năm 1954 cũng là thời điểm hiệp định Geneva được ký kết, chia nước Việt Nam thành hai phần và đưa đất nước rẽ vào một bước ngoặt định mệnh.

Hội nghị Geneva tại Thụy Sĩ. Kết quả trận đánh Điện Biên Phủ được truyền đến trong quá trình Hội nghị đang diễn ra (nguồn: Wikipedia)
Có 31 tác phẩm về giai đoạn 1945 - 1954:
sách tư liệu
Cải cách ruộng đất tại miền Bắc 1949-1956 (tập 3)
Phát hành: 11/2009
Tác giả: Khối 8406
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 108
Giới thiệu: Nhà biên khảo Minh Võ cho chúng ta thấy CCRĐ không chỉ nhắm riêng về kinh tế mà còn đặc biệt chú trọng về chính trị với mục tiêu củng cố quyền lực cho Đảng CS. Đây là một bước đi bắt buộc trong Cách mạng Vô sản mà Hồ Chí Minh là một tín đồ phục vụ thuần thành. Ông ta đã chọn con đường chủ nghĩa CS với cuộc đấu tranh diễn tiến trường kỳ cho tới khi tận diệt giai cấp Tư bản. Thành ra, CCRĐ chỉ là một giai đoạn trên lộ trình thăm thẳm đó và HCM cùng đồng đảng đã điều hành nó một cách ý thức và phải gánh chịu tất cả mọi trách nhiệm, dù sau lưng và bên cạnh có sự khống chế thúc đẩy của đảng CS Trung Quốc như tác giả Tường Thắng tiếp đó cho thấy...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Cải cách ruộng đất tại miền Bắc 1949-1956 (tập 2)
Phát hành: 11/2009
Tác giả: Khối 8406
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 112
Giới thiệu: Tập 2 này tiếp tục trình bày diễn tiến và hậu quả của cuộc CCRĐ, đặc biệt qua lời tường thuật của nhiều chứng nhân còn sống. Tất cả đã cho thấy vụ Cải tạo Nông nghiệp do CS chủ trương và thực hiện này đã gây nhiều tội ác kinh hoàng và nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trước hết, đó là tàn sát thường dân vô tội [...]. Đảng tuyên bố CCRĐ là nhằm thực hiện ước mơ muôn đời của nông dân: “người cày có ruộng”, nhưng thực tế thì tầng lớp năng nổ, giỏi giang nhất ở nông thôn bị quy là phú nông, địa chủ, cường hào ác bá, hết đường sinh sống; tầng lớp cán bộ nông thôn từng chịu đựng gian khổ lãnh đạo sản xuất thì bị quy là phản động, gián điệp… bị bắn giết hay bị trừng trị.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Cải cách ruộng đất tại miền Bắc 1949-1956 (tập 1)
Phát hành: 11/2009
Tác giả: Khối 8406
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 113
Giới thiệu: Cách đây hơn 50 năm, một biến cố lớn lao đã xảy ra ở Bắc Việt, lịch sử ghi nhận nó như “cuộc Cải cách Ruộng đất kinh thiên động địa”, đầy máu và nước mắt vì đã gây ra cái chết cho khoảng nửa triệu đồng bào[...]. Trong mấy ngàn năm lịch sử dân tộc, có lẽ không biến cố nào đau thương bằng sự kiện ấy. Đau thương vì đó là cuộc đảo lộn xã hội nông thôn VN cách toàn diện từ kinh tế tới văn hóa đến luân lý do một chủ trương cải tạo nông nghiệp quá ư lạ lùng và tàn nhẫn...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Bên giòng lịch sử (hồi ký 1940-1965)
Phát hành: 1972, NXB Trí Dũng, Sài Gòn
Tác giả: Cao Văn Luận
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 450
Giới thiệu: "...Với tư cách một người gần gũi, có thể nói là thân thiết với Ông Diệm mà lại không phải lệ thuộc quá nhiều vào quyền hành và sự chỉ huy của Ông tôi đã được nhìn những cố gắng, những thành công, những thất bại và những sai lầm của Ông. Trước những tin tức, những lập luận, những xuyên tạc quanh Ông Diệm và chế độ tôi cảm thấy cần phải viết lại những hiểu biết, những nhận xét, những chứng kiến của tôi về những việc làm cũng như về đời sống, tư cách của Ông để sau này nếu những người nào muốn tìm hiểu sự thật về giai đoạn lịch sử- mà sự có mặt của Ông Diệm là cần thiết và quan trọng- có thêm một soi sáng, một nhận định không có ác ý, không thiên vị..."
VÀO ĐỌC
sách tư liệu
Việt Kiều ở Campuchia
Phát hành: 1971, NXB Trí Đăng, Sài Gòn
Tác giả: Lê Hương
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 259
Giới thiệu: Người Việt đã định cư ở đất Campuchia từ năm 1658 đến nay; sau hơn ba thế kỷ kiều bào đã trải biết bao nhiêu cuộc thăng trầm dâu bể xứng đáng để khắc ghi một chương trong lịch sử dân tộc. Sống một thời gian ở Cao Miên tác giả có nhiều dịp đi khắp lãnh thổ, tiếp xúc với đồng bào và thu thập nhiều dữ kiện về nguồn gốc các cuộc di cư, những nơi định cư, cũng như các phương diện về kinh tế, văn hóa, tôn giáo, chính trị để trình bày trong cuốn sách này.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Phật Giáo
Phát hành: 2002
Tác giả: Trần Trọng Kim
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 145
Giới thiệu: Đạo lý của Phật giáo nói rộng ra về đường triết lý, còn có những thuyết như duy thức, chân như, thái hư, pháp thân v.v... nhưng thuyết nào cũng chú trọng ở sự cầu được giải thoát ra khỏi cái khổ. Cho nên cái phương pháp thực hành là cốt ở ngũ giới và lục độ, bao quát cả hai phương diện hướng nội và hướng ngoại... Đến nay cuộc đời thay đổi, người ta theo khuynh hướng vật chất, coi rẻ những điều đạo lý nhân nghĩa. Đó cũng là sự dời đổi biến hóa trong cuộc đời...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Viết cho Mẹ và Quốc hội
Phát hành: 1995
Tác giả: Nguyễn Văn Trấn
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 212
Giới thiệu: Bằng một giọng văn rất Nam bộ, tác giả sử dụng nhiều danh từ rất chân chất của người miền quê dù đã sống 21 năm ngoài Bắc. Tuy câu văn luôn bị cắt khúc, xuống hàng, chuyên chở nhiều câu chuyện, chi tiết bên ngoài lịch sử mà Đảng xem như sự nói xấu nguy hiểm cho chế độ, vì chúng phơi bày nhiều sự thật đến “kinh hoàng” và “không ngờ” đối với đa số đảng viên và độc giả. Ngoài ra, tác giả chứng tỏ là một người có kiến thức, đọc khá nhiều tác phẩm bằng tiếng Pháp, cũng như theo sát tình hình chính trị trên thế giới và biến động trong xã hội Việt Nam. Trong tác phẩm, tác giả kể về những câu chuyện bí mật thâm cung của Đảng cộng sản, từ Cải cách Ruộng đất, Chỉnh huấn, Xét lại, đến Nhân văn-Giai phẩm. Thêm vào đó là những quyền cơ bản của con người mà tác giả rất khao khát được có; nhất là hai chữ “Dân chủ” và quyền tự do báo chí mà tác giả vốn là người ham thích việc viết báo.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Một cơn gió bụi
Phát hành: 1969
Tác giả: Trần Trọng Kim
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 222
Giới thiệu: Một Cơn Gió Bụi là cuốn Hồi ký do Trần Trọng Kim viết năm 1949, mang nội dung tóm lược quãng đời làm chính trị của ông (từ năm 1942 đến năm 1949). Trong cuốn hồi ký, ông có đề cập và nói lên suy nghĩ của mình về các sự kiện lớn xảy ra trong nước thời bấy giờ như sự thành lập chính phủ của Đế quốc Việt Nam do ông làm thủ tướng, sau đó là Cách mạng tháng Tám, sự cầm quyền của Việt Minh, cùng cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất giữa Việt Minh và thực dân Pháp. Cùng với đó là chia sẻ của ông về thời cuộc, về nghĩa vụ của người trí thức, về các nhân vật lịch sử như vua Bảo Đại, Hồ Chí Minh, về Việt Minh và các đảng phái đương thời... Đầu năm 2017, Một Cơn Gió Bụi được Nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Phương Nam Books in lại, và được cho là "có nhiều đoạn rất nhạy cảm đã bị nhà xuất bản biên tập". Cùng năm đó cuốn sách bị chính quyền thu hồi vì được cho là có nhiều chi tiết "chưa được kiểm chứng"
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Chuyện làng ngày ấy
Phát hành: 2005
Tác giả: Võ Văn Trực
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 159
Giới thiệu: Chuyện làng ngày ấy được viết năm 1990, in ra bị tịch thu ngay, được nhà xuất bản Lao Động tái bản tại Hà Nội năm 2005, và báo Văn Học California in nhiều kỳ và xuất bản thành sách năm 2006, là cuốn tiểu thuyết hồi ký lấy bối cảnh làng Hậu Luật ở Nghệ An, trong một thời kỳ xác định: thời kỳ đón Cách mạng tháng Tám và những gì xẩy ra sau Cách mạng tháng Tám. Đây là một cuốn tự truyện, không chỉ trình bày và tố giác thực trạng của cuộc cách mạng, những vụ "cải cách", các cuộc đấu tố... mà còn đi xa hơn: viết về nguồn cội Cách mạng tháng Tám, từ những háo hức ban đầu của cậu bé 13, hồ hởi chào đón Cách mạng; bằng một giọng trầm tĩnh, nhạy cảm, không oán thán: giọng thành thực của chính tác giả.
VÀO ĐỌC
Dòng thời gian
Ít tác phẩm nhất
Nhiều tác phẩm nhất