1945 - 1954

Thế chiến II kết thúc năm 1945 cũng là lúc lực lượng Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo chớp thời cơ “cướp” chính quyền từ tay chế độ của thủ tướng Trần Trọng Kim và quốc trưởng Bảo Đại (tức Đế Quốc Việt Nam). Tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh tuyên bố nước Việt Nam chính thức trở thành một nước độc lập sau hơn 80 năm là thuộc địa của đế quốc Pháp, dưới tên gọi mới là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH).

Lãnh đạo Việt Minh và Cơ quan tình báo Hoa Kỳ (OSS) năm 1945. Chỉ huy OSS đứng giữa Hồ Chí Minh (trái) và Võ Nguyên Giáp (phải) (Nguồn: Wikipedia)

Tuy nhiên, người Pháp, sau thất bại trước Đức Quốc xã trong thế chiến II, vẫn ngoan cố muốn duy trì chế độ thuộc địa của thời hoàng kim cũ nên kiên quyết không công nhận sự độc lập của Việt Nam. Rắc rối hơn nữa là sự dính líu của Hồ Chí Minh, lúc này là chủ tịch nước VNDCCH, với Quốc Tế Cộng Sản khiến cho nước Mỹ, vốn phản đối chính sách thuộc địa của các đế quốc “già” như Pháp, ngần ngại ủng hộ nước Việt Nam độc lập dưới sự lãnh đạo của Hồ.

Bức điện của Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Mỹ Harry Truman đề nghị Mỹ ủng hộ nước Việt Nam độc lập (Nguồn: Wikipedia)

Tất cả những sự kiện trên đã góp phần châm ngòi nổ cho cuộc chiến 9 năm với nước Pháp của lực lượng Việt Minh, còn được gọi là cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 với sự thất bại của người Pháp. Năm 1954 cũng là thời điểm hiệp định Geneva được ký kết, chia nước Việt Nam thành hai phần và đưa đất nước rẽ vào một bước ngoặt định mệnh.

Hội nghị Geneva tại Thụy Sĩ. Kết quả trận đánh Điện Biên Phủ được truyền đến trong quá trình Hội nghị đang diễn ra (nguồn: Wikipedia)
Có 30 tác phẩm về giai đoạn 1945 - 1954:
bài viết khoa học
Hành trình thế kỷ: 30 năm chiến tranh 1945-1975
Phát hành: 1999
Tác giả: Thụy Khuê
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 41
Nguồn: Thụy Khuê Official Site
Giới thiệu: Biến cố 54 được ghi dấu bằng chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Genève, kết thúc chiến tranh chống Pháp do Việt Minh lãnh đạo và khởi đầu việc chia đôi đất nước, dẫn đến một cuộc chiến kéo dài thêm 20 năm. Nhưng Việt Minh là ai? Là một tổ chức thế nào?
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Nhân văn giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc
Phát hành: 2011
Tác giả: Thụy Khuê
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 1077
Giới thiệu: Cuốn sách này tổng kết công việc tìm kiếm và thu thập các dữ kiện xung quanh phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trong hơn 20 năm, từ 1988 đến ngày nay. Trong quá trình làm việc, có những ngã rẽ bất ngờ: khảo sát về Phan Khôi, tôi thấy sau khi đi Pháp về, Phan Châu Trinh giao cho Phan Khôi nhiệm vụ viết lại lịch sử đời mình, từ đó, phải tìm hiểu về những ngày Phan Châu Trinh ở Pháp, dẫn đến mối tương quan giữa Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh, người tự nhận là lãnh tụ đầu tiên của phong trào Việt kiều Yêu Nước...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua
Phát hành: Tháng 10 năm 1979 - NXB Sự Thật
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 35
Giới thiệu: Cuốn sách Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua là một văn kiện của Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam công bố ngày 4 tháng 10 năm 1979 để "vạch trần bộ mặt phản động của bọn bành trướng Bắc Kinh đối với nước ta trong suốt một thời gian dài". Cuốn sách này gồm toàn văn bản văn kiện nói trên.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Hồi ký của một thằng hèn
Phát hành: 2009
Tác giả: Nhạc sĩ Tô Hải
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 897
Giới thiệu: Tập “Hồi ký” này tôi đã viết xong từ năm 2000, nhưng do... hèn, tôi đã không dám cho nó ra mắt bạn đọc. Vâng, do... hèn, chứ chẳng phải do cái gì khác, tôi đã giấu nó đi, lại còn cẩn thận ghi thêm một dòng ở ngoài bìa “Để xuất bản vào năm 2010”. Như một lời di chúc dặn vợ con, khi tôi đã... chết! Tới năm 2003, mang bản thảo ra đọc lại, thấy ngòi bút của mình sao vẫn còn rụt rè, vẫn còn lấp lửng. Mới biết mình vẫn còn chưa hết sợ sức mạnh tàn bạo của nền “chuyên chính vô sản” mà mình từng nếm trải.
VÀO ĐỌC
sách tư liệu
Từ thực dân đến cộng sản
Phát hành: 1964
Tác giả: Hoàng Văn Chí
Dịch giả: Mạc Định
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 210
Giới thiệu: Các bạn đọc có thể ngạc nhiên khi thấy một cuốn sách tiếng Việt, tác giả là người Việt, mà lại là bản dịch. Lý do là tại tác giả, ông Hoàng Văn Chí đã viết nguyên bản bằng tiếng Anh, xuất bản ở ngoại quốc để trực tiếp trình bày vấn đề Việt Nam với độc giả quốc tế... Sách được đồng thời xuất bản ở London, New York, New Delhi, bản dịch tiếng Tây Ban Nha xuất bản ở Buenos Aires và có nhà xuất bản đã mua bản quyền tiếng Nhật, Triều Tiên, Thái, Mã Lai, v.v. Mục đích của cuốn sách là trình bày chiến thuật Mao Trạch Đông áp dụng tại Bắc Việt, trong đó có phần tóm tắt lịch sử dân tộc và lịch sử cách mạng Việt Nam để người ngoại quốc chưa hề biết đến nước ta có thể nắm được đại cương vấn đề.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Đèn cù 2
Phát hành: 2014
Tác giả: Trần Đĩnh
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 490
Giới thiệu: Cuốn II tiếp tục tiết lộ nhiều chuyện ly kỳ... xin trưng dẫn vài chuyện: Chuyện ông Hồ, đúng ra chuyện giả cụ Hồ. Ở nước nào, cộng sản hay không cộng sản, lãnh tụ nào cũng sợ bị ám sát, chết không kịp ngáp. Thế nên mới có chuyện nhờ người giả dạng lúc xuất hiện trước công chúng, chuyện nghe cũng bình thường thôi và không có chi lạ. Vậy lạ ở đây là cái gì? Xin nghe tác giả thuật lại chuyện của người đóng giả ông Hồ theo lời kể của Xương.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Đèn cù (Tự truyện của người từng viết tiểu sử Hồ Chí Minh)
Phát hành: 2014
Tác giả: Trần Đĩnh
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 596
Giới thiệu: Nhiều tác giả đã viết về xã hội miền Bắc Việt Nam dưới chế độ cộng sản, dưới dạng hồi ký, tiểu thuyết, biện thuyết và lý luận, vân vân. Đèn Cù nổi bật lên trong tủ sách đó. Nếu không phải là kho chứng liệu quan trọng và đầy đủ nhất thì đây là cuốn sách đọc lý thú nhất. Rất nhiều chuyện mới nghe lần đầu. Rất nhiều chuyện cũ được nhìn dưới con mắt khác, thấy những khía cạnh chưa ai từng thấy. Quý vị sẽ cười, sẽ khóc, sẽ thắc mắc, sẽ dằn vặt, thao thức, kinh tởm, giận dữ, xót thương
VÀO ĐỌC
clip lịch sử
Khám phá vùng phụ cận Sài Gòn năm 1945 – Michael Rogge
Tác giả: Michael Rogge
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 8 phút 43 giây
Nguồn: Thanh Nien News Youtube channel
Giới thiệu: Những thước phim màu quý giá về Sài Gòn và các vùng phụ cận vào năm 1945. Hình ảnh phố xá, chợ búa, nhà thờ, khu dân cư... hiện ra rất chân thực và sinh động
XEM CLIP
sách tư liệu
Những sự thật cần phải biết – quyển 3
Phát hành: 2019
Tác giả: Đặng Chí Hùng
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 336
Giới thiệu: Khởi từ nhân vật Hồ Chí Minh, Đặng Chí Hùng lần mò tìm vào những ngõ ngách phức tạp về nhân thân, tư cách và hành động của những lãnh tụ cộng sản Việt Nam, từ Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ… cho tới những khuôn mặt đương quyền ở Hà Nội ngày nay như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng… để cảm nhận đến tận cùng nỗi đau của một người trẻ từ bao nhiêu năm qua đã bị bưng tai bịt mắt. Thương cho mình và cả một thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên ở miền Bắc bị lường gạt, Đặng Chí Hùng bắt đầu ngó vào miền Nam để khám phá ra rằng tất cả những gì anh được người ta nhồi nhét vào đầu lâu nay về phân nửa đất nước của tiền nhân bên kia bờ sông Bến Hải, đều là ngụy tạo.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Dòng thời gian
Ít tác phẩm nhất
Nhiều tác phẩm nhất