1955 - 1975

Bắt đầu bằng việc đất nước bị chia đôi sau hiệp định Geneva, đây là thời kỳ đẫm máu nhất trong lịch sử Việt Nam với cuộc chiến giữa miền Bắc theo phe Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) và miền Nam theo phe Tư Bản Chủ Nghĩa (TBCN).

Tùy vào góc nhìn mà mỗi bên có cách gọi khác nhau về cuộc chiến này, như: cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, cuộc nội chiến Nam-Bắc, cuộc chiến tranh ý thức hệ, hay là cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước” (như cách gọi trong nước vào thời điểm hiện tại)… Kết quả là cái chết của hơn 3 triệu người Việt Nam và gần 60 ngàn lính Mỹ. Hậu quả của cuộc chiến thảm khốc nhất trong lịch sử Việt Nam vẫn còn dai dẳng cho đến ngày hôm nay, cùng với sự chia rẽ về ý thức hệ không vì kết quả của cuộc chiến mà được san lấp.

Lính của quân Miền Bắc (Nguồn: Wikipedia tiếng Anh)
Lính miền Nam và lực lượng đặc nhiệm Mỹ năm 1968 (Nguồn: Wikipedia tiếng Anh)

Cuộc chiến kết thúc với thắng lợi chung cuộc của phe miền Bắc XHCN tháng Tư năm 1975. Hai miền Nam Bắc quy về một mối dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản (ĐCS) Việt Nam. Đất nước Việt Nam bước vào thời kỳ thống nhấtxây dựng XHCN trên cả 2 miền.

Có 45 tác phẩm về giai đoạn 1955 - 1975:
góc nhìn
Viết cho Mẹ và Quốc hội
Phát hành: 1995
Tác giả: Nguyễn Văn Trấn
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 212
Giới thiệu: Bằng một giọng văn rất Nam bộ, tác giả sử dụng nhiều danh từ rất chân chất của người miền quê dù đã sống 21 năm ngoài Bắc. Tuy câu văn luôn bị cắt khúc, xuống hàng, chuyên chở nhiều câu chuyện, chi tiết bên ngoài lịch sử mà Đảng xem như sự nói xấu nguy hiểm cho chế độ, vì chúng phơi bày nhiều sự thật đến “kinh hoàng” và “không ngờ” đối với đa số đảng viên và độc giả. Ngoài ra, tác giả chứng tỏ là một người có kiến thức, đọc khá nhiều tác phẩm bằng tiếng Pháp, cũng như theo sát tình hình chính trị trên thế giới và biến động trong xã hội Việt Nam. Trong tác phẩm, tác giả kể về những câu chuyện bí mật thâm cung của Đảng cộng sản, từ Cải cách Ruộng đất, Chỉnh huấn, Xét lại, đến Nhân văn-Giai phẩm. Thêm vào đó là những quyền cơ bản của con người mà tác giả rất khao khát được có; nhất là hai chữ “Dân chủ” và quyền tự do báo chí mà tác giả vốn là người ham thích việc viết báo.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Ký sự trong tù
Phát hành: 2008
Tác giả: Phạm Bá Hoa
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 202
Giới thiệu: Là chuyện kể về cuộc đời lao tù của cựu đại tá Quân lực VNCH Phạm Bá Hoa trong các trại tập trung Long Giao tỉnh Long Khánh, Tam Hiệp tỉnh Biên Hòa, Yên Bái tỉnh Hoàng Liên Sơn, Nam Hà tỉnh Hà Nam Ninh, trong gần 12 năm từ 14/6/1975 đến 12/9/1987, cũng như trong thời gian ông đang ở Sài Gòn chờ xuất ngoại. Qua góc nhìn của tác giả, tác phẩm còn đề cập đến tình hình miền Nam Việt Nam trước khi sụp đổ cũng như những cảm nhận của ông về nước Việt Nam thống nhất sau năm 1975.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Chuyện kể năm 2000
Phát hành: 2000
Tác giả: Bùi Ngọc Tấn
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 696
Giới thiệu: Khó bề tóm lược tác phẩm trong một câu, nhưng ta có thể tâm đắc với nhà thơ Đoàn thị Lam Luyến, biên tập viên nhà xuất bản Thanh Niên khi đặt Nguyễn Trọng Tạo vẽ bìa, đã trình bày : "truyện viết về một người của ta, bị ta bỏ tù, tập 1 trong tù, tập 2 ra tù, nhưng tập 2 ảm đạm hơn tập 1". Cuốn sách này đã gây một tiếng vang và sự chú ý rộng rãi vì mới xuất bản vào năm 2000 đã bị thu hồi và tiêu hủy. Nhưng lệnh cấm lại là một cách quảng cáo đắc lực cho cuốn sách chỉ vừa mới lưu hành được 300 bản. Sau đó tác phẩm được các mạng lưới điện tử truyền đi, các nhà xuất bản ngoài nước in lại. Trong nước thì sách in chui lên đến nhiều vạn bản, giá đắt gấp ba, bốn lần giá gốc...
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Con rồng Việt Nam
Phát hành: 1990
Tác giả: Bảo Đại
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 305
Giới thiệu: Đây là cuốn hồi ký của Bảo Đại - vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam, do hai người Pháp chấp bút xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Pháp, sau đó được dịch ra tiếng Việt. Đây là bản tiếng Việt do Nguyễn Phước Tộc xuất bản vào năm 1990, kể lại cuộc đời của vua Bảo Đại từ những ngày thơ ấu, đến khi đi học, làm Vua, chiến đấu và sau đó là lưu vong. Vào cái thời buổi nhiễu nhương ấy, rất nhiều tình tiết về những nhân vật lịch sử được tiết lộ, đặc biệt là Hồ Chí Minh. Đây xứng đáng là một tài liệu để chúng ta tham khảo nếu như muốn hiểu rõ hơn về những bí mật lịch sử của Việt Nam.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Ngàn giọt lệ rơi (A Thousand Tears Falling)
Phát hành: 1995
Tác giả: Đặng Mỹ Dung
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 1404
Giới thiệu: Cuộc binh đao giữa hai miền Nam Bắc, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đưa đến cảnh một nhà chia đôi ngả. Cha và con trai theo miền Bắc. Mẹ và 5 con theo miền Nam. Tác giả là con gái trong gia đình đã thành hôn với một sĩ quan hải quân Mỹ. Trong hoàn cảnh éo le, cô đã trở thành gián điệp nhị trùng. Một bên là cha ruột, một bên là chồng. Đứng giữa hai phe thù nghịch nhưng tác giả thực sự làm việc cho phía Hoa Kỳ. Cô đã góp phần phá vỡ âm mưu của Hà Nội lúc đó đang tìm cách cài người vào bộ ngoại giao Hoa Kỳ giai đoạn sau khi kết thúc chiến tranh tháng 4 năm 1975. Câu chuyện về cuộc đời của bà Đặng Mỹ Dung phải chờ giải mật năm 1995 tức là 20 năm sau mới được xuất bản thành sách với tiêu đề "A Thousand Tears Falling". Ngay khi tác phẩm ra đời, báo chí và các nhà điểm sách Hoa Kỳ đã không tiếc lời khen ngợi...
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Trong Gọng Kềm Lịch Sử
Phát hành: 1987
Tác giả: Bùi Diễm
Dịch giả: Phan Lê Dũng
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 1172
Giới thiệu: Tác giả đã đi ngược suốt từ thời Pháp Thuộc qua thời kỳ Bảo Đại, ông Diệm cho đến những ngày chót khi Miền Nam Việt Nam sụp đổ và đề cập đến những nhân vật chìm, nổi trong chính trường từ lúc phôi thai như những học sinh ở trường Thăng Long cùng Ban Giảng Huấn cho đến những sảnh đường quyền lực ở Hoa Thịnh Đốn. Trong suốt 343 trang sách, ông Bùi Diễm, nguyên Đại Sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn (Washington) đã thuật lại cuộc đời của mình cũng như cuộc đời của những người cùng lứa tuổi trong một thế khóa oái oăm của lịch sử. Từ ngày biết nhận xét cho đến lúc đã thực sự bị cắt rời khỏi đất nước, cuộc đời tác giả được mở ra gần như trọn vẹn trong 36 chương sách: “Gọng Kìm, Hội Kín, Khủng Bố, Lập Trường… Đảo Chánh…” Tất cả những danh từ nói về những cảm quan cũng như các biến cố quá khứ đều nằm gọn “trong gọng kìm lịch sử” một bầu không khí khắc nghiệt, mang tính chất định mệnh (Historical Determinism) chẳng khác nào bầu không khí của Chiến Tranh và Hòa Bình, kiệt tác của Leo Tolstoy.
VÀO ĐỌC
bài viết khoa học
Hành trình thế kỷ: 30 năm chiến tranh 1945-1975
Phát hành: 1999
Tác giả: Thụy Khuê
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 41
Nguồn: Thụy Khuê Official Site
Giới thiệu: Biến cố 54 được ghi dấu bằng chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Genève, kết thúc chiến tranh chống Pháp do Việt Minh lãnh đạo và khởi đầu việc chia đôi đất nước, dẫn đến một cuộc chiến kéo dài thêm 20 năm. Nhưng Việt Minh là ai? Là một tổ chức thế nào?
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
ảnh tư liệu
Tranh cử ở miền Nam năm 1967
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 3
Nguồn: Luật khoa tạp chí và tạp chí LIFE
Giới thiệu: Với một lịch sử lộn xộn của đảo chính quân sự, tướng tá lạm quyền, các cuộc nổi dậy ở địa phương và các cuộc chiến giữa những phe phái tôn giáo, cuộc tổng tuyển cử năm 1967 được coi là một thành công lớn, tiến hành đúng trình tự, mang lại tính chính danh cho chính quyền mới, tôn trọng đa nguyên (ở một mức độ nhất định) cũng như ổn định nội tại xã hội.
COI ẢNH
sách tư liệu
Trăm hoa đua nở trên đất Bắc
Phát hành: 1983
Tác giả: Hoàng Văn Chí
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 800
Giới thiệu: Suốt trong thời gian hai năm, 1956 và 1957, trí thức ở miền Bắc đã sản xuất trên một trăm bản văn có giá trị. Cộng sản coi những bản văn ấy là những "cỏ độc", nhưng chúng tôi coi những tác phẩm của họ như một "trăm hoa" thực sự. Vì vậy nên chúng tôi sưu tầm và kết lại thành một "bó hoa" để cống hiến độc giả, hòng góp sức vào công việc làm sáng tỏ thêm nền văn học hiện đại của dân tộc Việt Nam.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Dòng thời gian
Ít tác phẩm nhất
Nhiều tác phẩm nhất