Nhà Lý 1009-1225

Vị hoàng đế sáng lập nhà Lý là Lý Công Uẩn, hiệu là Lý Thái Tổ, xuất thân là một võ quan cao cấp triều Tiền Lê. Khi nhà Tiền Lê suy yếu, ông được triều thần tôn lên làm hoàng đế, mở đầu một triều đại rực rỡ kéo dài đến hơn 200 năm trong lịch sử dân tộc.

Gần 1 năm sau khi lên ngôi, ông tiến hành dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long.

Tượng đài vua Lý Thái Tổ (Nguồn: Wikipedia)

Thời kỳ này cũng chứng kiến sự kiện tên nước ta được đổi từ Đại Cồ Việt sang nước Đại Việt dưới triều vua Lý Thánh Tông vào năm 1054.

Cương thổ nhà Lý. Vùng màu cam là lãnh thổ mở rộng về phía Nam năm 1069 thời Lý Thánh Tông (Nguồn: Wikipedia)

Là triều đại phong kiến có quy củ đầu tiên của Việt Nam từ khi Ngô Quyền dành lại quyền tự chủ thế kỷ 10, nhà Lý đóng vai trò quyết định trong việc hình thành một nước Nam không những độc lập về lãnh thổ mà còn có văn hiến. Đồng thời với triều Lý trỗi dậy ở phương Nam là nhà Tống bạc nhược ở phương Bắc. Có thể nói trong lịch sử quan hệ hai nước, chưa bao giờ thế lực của nước Nam lại có thể khiến người phương Bắc e ngại đến vậy. Đáng tiếc là 20 năm tàn phá văn hóa của nhà Minh vào thế kỷ 15 khiến người Việt đời sau còn nhiều điều thắc mắc chưa được giải đáp về triều đại huy hoàng này…

Có 43 tác phẩm về giai đoạn Nhà Lý 1009-1225:
sách tư liệu
Có 500 năm như thế: Bản sắc Quảng Nam và Đàng Trong từ góc nhìn phân kỳ lịch sử
Phát hành: 2017
Tác giả: Hồ Trung Tú
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 290
Giới thiệu: Là một tác phẩm gây rất nhiều tiếng vang trong dư luận về chủ đề Chăm-pa. Lịch sử đã ghi nhận sự biến mất của người Champa ở xứ Quảng được xác lập từ hàng bao thế kỷ qua. Tuy nhiên, bằng phương pháp phân tích dựa trên sự phân kỳ lịch sử và ngôn ngữ học (ngữ điệu, giọng điệu, phương ngữ), Hồ Trung Tú chứng minh người Champa vẫn còn hiện diện trên chính mảnh đất của tổ tiên họ. Kết quả nghiên cứu này, đã tạo tiền đề cho những hiểu biết về người Champa sinh sống trong vùng ngoại biên Champa (khi không còn chủ quyền), và qua những dẫn chứng về địa danh, nơi tụ cư của người Champa, những gia phả còn lưu trữ trong các gia đình xứ Quảng. Cả chứng tích còn sót lại như làng Chăm, họ Chăm, cách phát âm tiếng Việt lơ lớ và cả sự pha trộn huyết thống (nhân chủng) hệ quả từ các cuộc hôn nhân Việt-Chăm...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Sử Việt 12 Khúc Tráng Ca (audio) – Khúc tráng ca thứ nhất
Phát hành: tháng 3 năm 2020
Tác giả: Dũng Phan
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 16 phút 03 giây
Nguồn: Kênh Youtube Hùng Ca Sử Việt
Giới thiệu: Tác phẩm “Sử Việt 12 khúc tráng ca” kể về 12 câu chuyện dựng nước và giữ nước thời phong kiến, được chọn lọc theo tính chất quan trọng và hùng tráng trong dòng chảy lịch sử Việt Nam. Cuốn sách là sự kết hợp của những tư liệu lịch sử đã được kiểm chứng, xen kẽ với nhận định và đánh giá của người biên soạn. Tác phẩm kể lại các câu chuyện Sử Việt đầy hấp dẫn bằng một cách tiếp cận hoàn toàn mới, không phải như tiểu thuyết dã sử, nhưng cũng không phải là một tài liệu chuyên khảo khô khan. “Sử Việt 12 khúc tráng ca” hệt như một cuốn phim li kì, với hàng loạt câu hỏi về các nghi án lịch sử, những tranh đoạt hoàng quyền trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Cuốn sách như một bản nhạc, khi thì dồn dập, khi thì bi ai, khi thì hùng tráng, khi thì trầm mặc. Những câu chuyện trập trùng xen kẽ như các khúc ca thăng trầm của dân tộc Việt Nam.
XEM CLIP
sách tư liệu
Nam Hải dị nhân liệt truyện
Phát hành: 1909
Tác giả: Phan Kế Bính
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 145
Giới thiệu: Nam Hải dị nhân liệt truyện (chữ Hán: 南海異人列傳, dịch nghĩa: Truyện những người kỳ lạ ở đất Nam Hải), là một tập truyện sưu tầm của Phan Kế Bính về các truyền tích, dã sử nổi tiếng trong giai thoại dân gian Việt Nam. Được in và xuất bản lần đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ vào năm 1909. Trong lần tái bản năm 1916, Lê Văn Phúc có ghi trong phần Lời người hiệu chính: "Sách này có dự vào chương-trình học thi tú-tài, lần này là lần in thứ tư, có hiệu chính lại, và có kê cứu chép thêm vào để ghi cho đủ các bậc anh-hùng hào-kiệt nước Nam ta." Các truyện được thêm vào là truyện Bắc Bình Vương, Gia Long Đế, Tô Hiến Thành, Đào Duy Từ và Trịnh Hoài Đức.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Lịch triều hiến chương loại chí (tập cuối)
Phát hành: 1960
Tác giả: Phan Huy Chú
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 730
Giới thiệu: Lịch triều hiến chương loại chí (chữ Hán: 歷朝憲章類誌) là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Có nghĩa là Phép tắc các triều đại chép theo thể phân loại do Phan Huy Chú soạn trong 10 năm (1809-1819). Lịch triều hiến chương loại chí, ghi chép dữ liệu lịch sử từ thời Hồng Bàng đến Lê Mạt, gồm 49 quyển, chia làm 10 phần: 1 Ðịa dư chí: chép về địa lý và lịch sử địa lý Việt Nam trải qua các triều đại và phong thổ từng vùng. --- 2 Nhân vật chí: chép về tiểu sử và tiểu truyện của các đế vương, những bậc hiền tài, danh tướng, danh nho, những người tiết nghĩa của Việt Nam. --- 3 Quan chức chí: chép về danh hiệu, chức vụ, phẩm tước, lương bổng và cách tuyển cử quan lại dưới các triều đại. --- 4 Lễ nghi chí: chép về các điển lễ thuộc về triều nghi, tế tự, tông miếu, khánh hạ, quốc tang, tấn tôn, sách phong. --- 5 Khoa mục chí: chép về phép tắc các chương trình thi cử (thi Hương, thi Hội, thi Ðình). --- 6 Quốc dụng chí: chép về các phép dinh điền (hộ khẩu), các ngạch thuế, các phép thu thuế, chế độ ruộng đất, tiền tệ. --- 7 Hình luật chí: chép về luật lệ và hình phạt. --- 8 Binh chế chí: chép về việc tuyển lính, cách luyện tập, cách tổ chức quân đội. --- 9 Văn tịch chí: chép về sách vở do người Việt sáng tác, trải qua các triều đại. --- 10 Bang giao chí: chép về việc bang giao các đời, nghi lễ đón tiếp sứ thần các nước
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Lịch triều hiến chương loại chí I
Phát hành: 1960
Tác giả: Phan Huy Chú
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 881
Giới thiệu: Lịch triều hiến chương loại chí (chữ Hán: 歷朝憲章類誌) là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Có nghĩa là Phép tắc các triều đại chép theo thể phân loại do Phan Huy Chú soạn trong 10 năm (1809-1819). Lịch triều hiến chương loại chí, ghi chép dữ liệu lịch sử từ thời Hồng Bàng đến Lê Mạt, gồm 49 quyển, chia làm 10 phần: 1 Ðịa dư chí: chép về địa lý và lịch sử địa lý Việt Nam trải qua các triều đại và phong thổ từng vùng. --- 2 Nhân vật chí: chép về tiểu sử và tiểu truyện của các đế vương, những bậc hiền tài, danh tướng, danh nho, những người tiết nghĩa của Việt Nam. --- 3 Quan chức chí: chép về danh hiệu, chức vụ, phẩm tước, lương bổng và cách tuyển cử quan lại dưới các triều đại. --- 4 Lễ nghi chí: chép về các điển lễ thuộc về triều nghi, tế tự, tông miếu, khánh hạ, quốc tang, tấn tôn, sách phong. --- 5 Khoa mục chí: chép về phép tắc các chương trình thi cử (thi Hương, thi Hội, thi Ðình). --- 6 Quốc dụng chí: chép về các phép dinh điền (hộ khẩu), các ngạch thuế, các phép thu thuế, chế độ ruộng đất, tiền tệ. --- 7 Hình luật chí: chép về luật lệ và hình phạt. --- 8 Binh chế chí: chép về việc tuyển lính, cách luyện tập, cách tổ chức quân đội. --- 9 Văn tịch chí: chép về sách vở do người Việt sáng tác, trải qua các triều đại. --- 10 Bang giao chí: chép về việc bang giao các đời, nghi lễ đón tiếp sứ thần các nước
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
HKLS #14: Tô Hiến Thành – vị thanh quan lẫy lừng của triều đại nhà Lý
Phát hành: tháng 8 năm 2020
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 17 phút 49 giây
Nguồn: Phuong Mai Official - Youtube channel
Giới thiệu: Tống Thuần Hy năm thứ 2, năm 1175, vua không khỏe, cố gượng sai Tô Hiến Thành ẵm thái tử mà quyền nhiếp chính sự. Bấy giờ thái hậu muốn làm việc phế lập, sợ Hiến Thành không nghe, mới đem vàng bạc đút cho vợ là Nữ thị. Hiến Thành không nhận. Thái hậu lại gọi Hiến Thành đến dỗ dành trăm cách. Hiến Thành từ chối vâng mệnh. Việc bèn thôi.
XEM CLIP
sách tư liệu
Lĩnh Nam chích quái
Phát hành: 1960
Tác giả: Trần Thế Pháp
Dịch giả: Lê Hữu Mục
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 119
Giới thiệu: Trong Lĩnh Nam trích quái (bản cổ, gồm 22 truyện) có những truyện thần thoại thời thái cổ, có những truyện là sự tích thời Bắc thuộc, có những truyện là thần tích thời Lý-Trần. Lại có truyện hoặc gắn với nguồn gốc dân tộc Việt như Truyện họ Hồng Bàng, Truyện Ngư tinh, Truyện Hồ tinh, Truyện Mộc tinh... ; hoặc có liên quan với những phong tục tập quán lâu đời và di tích văn hóa cổ đại của dân tộc Việt; hoặc có liên quan với cả những nhân vật lịch sử do người đời sau chép thêm... Nhìn chung, toàn bộ tập truyện vẫn thấm nhuần một tinh thần nhân đạo chủ nghĩa của văn học dân gian. Có thể ít nhiều thấy được ở đó thái độ yêu ghét của nhân dân: yêu chính nghĩa, ghét phi nghĩa, yêu điều thiện, ghét điều ác, đề cao những mối quan hệ tốt đẹp thủy chung giữa người và người
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
An Nam chí lược
Phát hành: 1961
Tác giả: Lê Tắc
Dịch giả: Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 170
Giới thiệu: An Nam chí lược là một bộ sách sử viết bằng văn xuôi chữ Hán do Lê Tắc biên soạn khi sống lưu vong tại Trung Quốc ở khoảng nửa đầu thế kỷ 14. Nội dung sách ghi chép hỗn hợp về địa lý, lịch sử, văn hóa, v.v... của An Nam (Việt Nam ngày nay) từ ban đầu đến cuối đời Trần. Nguyên bản có 20 quyển, nhưng hiện tại chỉ còn 19 quyển. Có lẽ đây là một công trình khảo cứu về Việt Nam lâu đời nhất còn lại, do một người Việt viết.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Lý Thái Tổ – người sáng lập nhà Lý
Phát hành: tháng Bảy 2019
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 6 phút 22 giây
Nguồn: Đuốc Mồi Youtube channel
Giới thiệu: Vị Thái Tổ sáng lập triều Lý - Lý Công Uẩn có một tuổi thơ kỳ lạ, không rõ cha ông là ai. Công Uẩn lớn lên trong chùa Cổ Pháp, từ nhỏ đã thông minh tuấn tú khác thường. Sư Vạn Hạnh sớm đã nhận định: “Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ.” Khi Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn quả nhiên được trao ngôi vua. Ngay lập tức ông tính tới chuyện dời kinh đô từ Hoa Lư về đồng bằng sông Hồng. Từ đây, nhà Lý đã thiết lập được triều đại đầu tiên, đem về văn hiến cho Việt Nam và đưa Thăng Long trở thành thủ đô nghìn năm của đất nước.
XEM CLIP
Dòng thời gian
Ít tác phẩm nhất
Nhiều tác phẩm nhất