Nhà Mạc 1527-1592

Sau thời cực thịnh Lê Thánh Tông, các ông vua Lê về sau như Lê Uy Mục hay Lê Tương Dực thay nhau đập phá di sản ông cha. Kết cục là một viên võ quan biết chớp thời cơ để kiến lập một triều đại mới. Đó chính là Mạc Đăng Dung (Mạc Thái Tổ) – người sáng lập ra nhà Mạc, sau khi ông ép vua Lê Cung Hoàng phải nhường ngôi.

Thời kỳ này trong lịch sử Việt Nam còn goi là thời kỳ Nam-Bắc triều, do chính quyền nhà Mạc chỉ thực sự có quyền lực từ địa phận Ninh Bình ngày nay trở ra, còn từ Thanh Hóa trở vào là của các thế lực “phù Lê diệt Mạc” kiểm soát. Vì vậy nhà Mạc bị kẹp giữa một bên là các thế lực Nam triều với một bên là nhà Minh (Trung Quốc) ở phía Bắc.

Bàn đồ Việt Nam năm 1540 cho thấy nhà Mạc kiểm soát miền Bắc trong khi liên minh Trịnh-Nguyễn (màu vàng và màu xanh lá cây) kiểm soát miền Trung và miền Bắc (Nguồn: Wikipedia tiếng Anh)

Nhà Mạc mất khi bị quân đội Lê-Trịnh do Trịnh Tùng chỉ huy đánh bại vào tháng 2 năm 1593.

Vận số của nhà Mạc tuy không dài nhưng nó cũng đủ để lưu lại cho đời sau những bài học lịch sử đáng suy ngẫm. Trước đây, các sử gia coi nhà Mạc là một triều đại không chính thống (ngụy triều), nhưng giờ đây quan điểm này đã thay đổi, nhà Mạc được nhìn nhận bình đẳng với các triều đại chính thống khác, cũng như thừa nhận những đóng góp và công lao của nhà Mạc đối với đất nước và dân tộc.

Có 26 tác phẩm về giai đoạn Nhà Mạc 1527-1592:
sách tư liệu
Nam Hải dị nhân liệt truyện
Phát hành: 1909
Tác giả: Phan Kế Bính
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 145
Giới thiệu: Nam Hải dị nhân liệt truyện (chữ Hán: 南海異人列傳, dịch nghĩa: Truyện những người kỳ lạ ở đất Nam Hải), là một tập truyện sưu tầm của Phan Kế Bính về các truyền tích, dã sử nổi tiếng trong giai thoại dân gian Việt Nam. Được in và xuất bản lần đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ vào năm 1909. Trong lần tái bản năm 1916, Lê Văn Phúc có ghi trong phần Lời người hiệu chính: "Sách này có dự vào chương-trình học thi tú-tài, lần này là lần in thứ tư, có hiệu chính lại, và có kê cứu chép thêm vào để ghi cho đủ các bậc anh-hùng hào-kiệt nước Nam ta." Các truyện được thêm vào là truyện Bắc Bình Vương, Gia Long Đế, Tô Hiến Thành, Đào Duy Từ và Trịnh Hoài Đức.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Lịch triều hiến chương loại chí (tập cuối)
Phát hành: 1960
Tác giả: Phan Huy Chú
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 730
Giới thiệu: Lịch triều hiến chương loại chí (chữ Hán: 歷朝憲章類誌) là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Có nghĩa là Phép tắc các triều đại chép theo thể phân loại do Phan Huy Chú soạn trong 10 năm (1809-1819). Lịch triều hiến chương loại chí, ghi chép dữ liệu lịch sử từ thời Hồng Bàng đến Lê Mạt, gồm 49 quyển, chia làm 10 phần: 1 Ðịa dư chí: chép về địa lý và lịch sử địa lý Việt Nam trải qua các triều đại và phong thổ từng vùng. --- 2 Nhân vật chí: chép về tiểu sử và tiểu truyện của các đế vương, những bậc hiền tài, danh tướng, danh nho, những người tiết nghĩa của Việt Nam. --- 3 Quan chức chí: chép về danh hiệu, chức vụ, phẩm tước, lương bổng và cách tuyển cử quan lại dưới các triều đại. --- 4 Lễ nghi chí: chép về các điển lễ thuộc về triều nghi, tế tự, tông miếu, khánh hạ, quốc tang, tấn tôn, sách phong. --- 5 Khoa mục chí: chép về phép tắc các chương trình thi cử (thi Hương, thi Hội, thi Ðình). --- 6 Quốc dụng chí: chép về các phép dinh điền (hộ khẩu), các ngạch thuế, các phép thu thuế, chế độ ruộng đất, tiền tệ. --- 7 Hình luật chí: chép về luật lệ và hình phạt. --- 8 Binh chế chí: chép về việc tuyển lính, cách luyện tập, cách tổ chức quân đội. --- 9 Văn tịch chí: chép về sách vở do người Việt sáng tác, trải qua các triều đại. --- 10 Bang giao chí: chép về việc bang giao các đời, nghi lễ đón tiếp sứ thần các nước
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Lịch triều hiến chương loại chí I
Phát hành: 1960
Tác giả: Phan Huy Chú
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 881
Giới thiệu: Lịch triều hiến chương loại chí (chữ Hán: 歷朝憲章類誌) là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Có nghĩa là Phép tắc các triều đại chép theo thể phân loại do Phan Huy Chú soạn trong 10 năm (1809-1819). Lịch triều hiến chương loại chí, ghi chép dữ liệu lịch sử từ thời Hồng Bàng đến Lê Mạt, gồm 49 quyển, chia làm 10 phần: 1 Ðịa dư chí: chép về địa lý và lịch sử địa lý Việt Nam trải qua các triều đại và phong thổ từng vùng. --- 2 Nhân vật chí: chép về tiểu sử và tiểu truyện của các đế vương, những bậc hiền tài, danh tướng, danh nho, những người tiết nghĩa của Việt Nam. --- 3 Quan chức chí: chép về danh hiệu, chức vụ, phẩm tước, lương bổng và cách tuyển cử quan lại dưới các triều đại. --- 4 Lễ nghi chí: chép về các điển lễ thuộc về triều nghi, tế tự, tông miếu, khánh hạ, quốc tang, tấn tôn, sách phong. --- 5 Khoa mục chí: chép về phép tắc các chương trình thi cử (thi Hương, thi Hội, thi Ðình). --- 6 Quốc dụng chí: chép về các phép dinh điền (hộ khẩu), các ngạch thuế, các phép thu thuế, chế độ ruộng đất, tiền tệ. --- 7 Hình luật chí: chép về luật lệ và hình phạt. --- 8 Binh chế chí: chép về việc tuyển lính, cách luyện tập, cách tổ chức quân đội. --- 9 Văn tịch chí: chép về sách vở do người Việt sáng tác, trải qua các triều đại. --- 10 Bang giao chí: chép về việc bang giao các đời, nghi lễ đón tiếp sứ thần các nước
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Đại Việt thông sử
Phát hành: 1973
Tác giả: Lê Quý Đôn
Dịch giả: Lê Mạnh Liêu, Viện Sử Học
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 91
Giới thiệu: Đại Việt thông sử (còn gọi là “Lê triều thông sử”), gồm 30 quyển (theo Phan Huy Chú), viết năm 1749. Đây là bộ sử được viết theo thể kỷ truyện (chỉ có phần Bản kỷ là chép theo lối biên niên) chép từ thời vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đến vua Lê Cung Hoàng (theo Phàm lệ của tác giả).
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
ảnh tư liệu
45 tấm bản đồ Việt Nam từ năm 905 – 1835 (phần 2)
Người gửi: Ẩn danh
Số trang:
Nguồn: Internet
Giới thiệu: Ngày hôm nay trên mạng xã hội có một số người chia sẻ bộ sưu tập hình ảnh bản đồ Việt Nam từ những năm thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 19. Nếu bạn nào có thông tin gì về từng thời kỳ vui lòng gửi mail góp ý hoặc cùng bàn luận trên group facebook của Việt Sử để bài viết được hoàn thiện.
COI ẢNH
ảnh tư liệu
45 tấm bản đồ Việt Nam từ năm 905 – 1835 (phần 1)
Người gửi: Ẩn danh
Số trang:
Nguồn: Internet
Giới thiệu: Ngày hôm nay trên mạng xã hội có một số người chia sẻ bộ sưu tập hình ảnh bản đồ Việt Nam từ những năm thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 19. Nếu bạn nào có thông tin gì về từng thời kỳ vui lòng gửi mail góp ý hoặc cùng bàn luận trên group facebook của Việt Sử để bài viết được hoàn thiện.
COI ẢNH
sách tư liệu
Việt Sử Tiêu Án
Phát hành: 1960
Tác giả: Ngô Thì Sỹ
Dịch giả: Hội Việt Nam Nghiên Cứu Liên Lạc Văn Hóa Á Châu
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 122
Giới thiệu: Việt Sử Tiêu Án (chữ Hán: 越史標案) là bộ sử viết bởi Ngô Thì Sĩ ở Đàng Ngoài, hoàn thành năm 1775. Tác phẩm đề cập đến lịch sử Việt Nam từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn ngoại thuộc nhà Minh.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Việt Nam sử lược – phần 6 (Audio)
Tác giả: Trần Trọng Kim
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 3 tiếng 33 phút 24 giây
Nguồn: NDT Youtube channel
Giới thiệu: Tác phẩm này là cuốn sách lịch sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt (cho đến thời Pháp thuộc) và được đánh giá là một trong những cuốn sách sử Việt Nam có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1921 và được tái bản rất nhiều lần, có lúc đã được dùng làm sách giáo khoa tại miền Nam trước năm 1975.
XEM CLIP
clip lịch sử
Việt Nam sử lược – phần 5 (Audio)
Tác giả: Trần Trọng Kim
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 3 tiếng 23 phút 21 giây
Nguồn: NDT Youtube channel
Giới thiệu: Tác phẩm này là cuốn sách lịch sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt (cho đến thời Pháp thuộc) và được đánh giá là một trong những cuốn sách sử Việt Nam có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1921 và được tái bản rất nhiều lần, có lúc đã được dùng làm sách giáo khoa tại miền Nam trước năm 1975.
XEM CLIP
Dòng thời gian
Ít tác phẩm nhất
Nhiều tác phẩm nhất