Nhà Tây Sơn 1778-1802

Nhà Tây Sơn khởi đầu từ cuộc nổi dậy chống lại cả hai nhà Trịnh – Nguyễn, sau đó thì thay thế cả hai cũng như triều Lê mạt để trở thành một triều đại phong kiến mới, là triều đại đầu tiên ngự trị trên lãnh thổ của cả hai miền Nam, Bắc sau 200 năm Trịnh Nguyễn phân tranh.

Bản đồ Việt Nam vào cuối thế kỷ 18, màu xanh đen thuộc về vua em Nguyễn Huệ, màu vàng thuộc về vua anh Nguyễn Nhạc (được trao lại cho Nguyễn Huệ cuối năm 1788), màu xanh lá cây là lãnh thổ do chúa Nguyễn Ánh kiểm soát (nguồn: Wikipedia)
 

Dưới thời vua Quang Trung (Nguyễn Huệ), nước Đại Việt đã có một giai đoạn ngắn yên bình và phát triển. Tuy nhiên, sau cái chết đột ngột của ông vào năm 1792, triều Tây Sơn không có người thừa kế xứng tầm và mau chóng bị chúa Nguyễn Ánh từ phương Nam tiêu diệt.

Chân dung lính Tây Sơn của William Alexander ở Hội An năm 1793 (nguồn: Wikipedia tiếng Việt)
 

Có thể nói, triều đại Tây Sơn nổi lên như cơn cuồng phong ngắn ngủi quét sạch những ngổn ngang thời Trịnh – Nguyễn phân tranh rồi vua Lê – chúa Trịnh ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài. Cơn bão đó còn cuốn phăng những thế lực ngoại quốc đặt chân đến mảnh đất mà bây giờ là lãnh thổ nước Việt Nam từ Nam ra Bắc. Tuy vậy điều gì đã khiến cho một phong trào nghiêng trời lệch đất như vậy nhanh chóng lụi tàn? Những sử liệu mới cùng những cách nhìn mới trong khoảng vài chục năm trở lại đây sẽ giải đáp một phần cho câu hỏi này.

Có 49 tác phẩm về giai đoạn Nhà Tây Sơn 1778-1802:
bài viết khoa học
Nguyên nhân Thanh triều động binh
Phát hành: 12/2004
Tác giả: Nguyễn Duy Chính
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 57
Giới thiệu: Người viết bài khi còn nhỏ cũng đã mê say cuốn thiểu thuyết chương hồi - hay lịch sử tiểu thuyết, lịch sử ký sự.. tùy theo từng tác giả - Hoàng Lê Nhất Thống Chí này và cũng bị ảnh hưởng hưởng khá nặng nề. Thế nhưng đến một lúc nhìn ra đây chỉ là một cuốn sách viết để mua vui, người nghiên cứu phải có can đảm gạt bỏ những chi tiết được miêu tả một cách chủ quan thiếu căn cứ, đối chiếu với những tài liệu khác có cơ sở, để giai đoạn lịch sử này được nhìn lại cho ăn khớp với các quốc gia khác - mà cũng nhất quán với chính sử Việt Nam trước và sau thời kỳ Tây Sơn.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh và vua Càn Long
Tác giả: Nguyễn Duy Chính
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 6
Giới thiệu: Tôi tự hỏi, nếu như Nguyễn Huệ nghe lời vua anh chỉ phát triển thực lực để làm chúa phương Nam, không đánh ra Bắc và tập trung nỗ lực vào việc loại trừ dư đảng nhà Nguyễn, thì vương triều kế tiếp sẽ là nhà Nguyễn Tây Sơn... Đúng như dự tính của Nguyễn Nhạc, vương triều Tây Sơn sẽ bành trướng thế lực sang Chân Lạp và Xiêm La, hình thành một quốc gia “tròn trịa” hơn, đất đai phì nhiêu hơn đóng vai một cửa ngõ quốc tế và nhất là không tiếp cận với Trung Hoa, tránh được những đe doạ trực tiếp từ phương Bắc.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Việt Sử toàn thư – từ thượng cổ đến hiện đại (Audio)
Phát hành: 03/09/2021
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Người gửi: Tùng Nguyễn
Thời lượng: 28 phút 46 giây
Nguồn: Kênh Youtube Việt Sử
Giới thiệu: Xin trân trọng giới thiệu bộ Việt Sử toàn thư của sử gia Phạm Văn Sơn bản audio do Việt Sử team thực hiện nhằm góp phần làm sống lại một trong các bộ sử hiếm hoi viết về toàn bộ lịch sử Việt Nam từ thời thái cổ đến thời Pháp thuộc. Tác phẩm có rất nhiều chi tiết giá trị để cho hậu thế tham khảo. Nó là một trong các bộ sách được tác giả viết dành riêng cho các bạn đọc không chuyên về sử, các em học sinh trong các trường phổ thông... trước năm 1975 tại miền Nam, là phiên bản rút gọn của bộ Việt Sử tân biên của cùng tác giả.
XEM CLIP
sách tư liệu
Danh nhân đất Việt
Phát hành: 2010
Tác giả: Nhiều tác giả
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 123
Giới thiệu: Cuốn sách giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của các danh nhân nổi bật trong lịch sử nước Việt như: Trần Quang Phải, Phan Phu Tiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Ỷ Lan hoàng thái hậu, Hải thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh, Hà Tông Mục, Triệu Quang Phục, Lý Tử Tấn, Mai Hắc Đế, Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Phùng Hưng, Lý Thái Tổ, Lê Quý Đôn, họ Khúc, Lý Nam Đế, Lý Thường Kiệt, Lê Đại Hành, Đinh Tiên Hoàng, Hưng Đạo Vương, Trần Nhân Tông, Lê Văn Hưu, Hoàng Diệu.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
An Nam ký lược 3: Đi tìm một mảnh khuyết sử qua Khâm định An Nam kỷ lược
Tác giả: Nguyễn Duy Chính
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 24
Giới thiệu: Hai nguồn sử liệu mà chúng tôi nhắc đến là bộ chiến đồ được thực hiện sau khi Thanh triều và Đại Việt nối lại bang giao và tập hợp Khâm Định An Nam Kỷ Lược là bộ sách hoàn tất khi vua Quang Trung qua Bắc Kinh trở về nước. Tuy không thể tách những tài liệu này ra khỏi mục tiêu chính yếu của nó là tuyên truyền, là phô trương nhưng không phải vì thế mà chúng ta không khai thác được nhiều chi tiết soi sáng lại một thời kỳ mà vì bất hạnh của lịch sử đã trở nên mờ mịt.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
An Nam ký lược 2: Đi tìm một mảnh khuyết sử qua Khâm định An Nam kỷ lược
Tác giả: Nguyễn Duy Chính
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 21
Giới thiệu: Nếu so sánh với nhiều chiến công khác lừng lẫy hơn trong đời Càn Long, người ta sẽ rất ngạc nhiên khi Thanh triều đã áp dụng một số biệt lệ chưa từng có đối với triều đình Tây Sơn nói chung và Nguyễn Huệ nói riêng... Những hình thái có vẻ như bất thường đó nếu không được nghiên cứu dưới một nhãn quan chung về quan niệm quân sự và văn hóa của nhà Thanh, chúng ta sẽ thấy rất khó hiểu và nhiều khi mâu thuẫn...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
An Nam ký lược 1: Đánh giá lại một số tài liệu về thời kỳ Tây Sơn
Tác giả: Nguyễn Duy Chính
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 20
Giới thiệu: Khó khăn to lớn nhất khi nghiên cứu về thời đại Tây Sơn là chúng ta có rất ít tài liệu nguyên thủy từ những nguồn khả tín được viết ngay chính thời kỳ đó mà phần lớn dựa theo các bản viết sau sự việc nhiều năm, có khi nhiều chục năm, do những người không liên quan gì đến biến cố ghi theo truyền khẩu chứ không phải chính họ tham dự hay mắt thấy tai nghe. Những tác phẩm đó được hình thành thường để bày tỏ một xu hướng chính trị cực đoan nên các chi tiết lại càng dễ bị bóp méo cho phù hợp với chủ tâm của người viết
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt sử tân biên – quyển 4/7
Phát hành: 1961
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 498
Giới thiệu: Việt sử tân biên là một bộ sách quy mô về Lịch sử Việt Nam, gồm 5 tập, chia làm 7 quyển do sử gia Phạm Văn Sơn biên soạn và phát hành từng tập từ năm 1956 đến năm 1972 tại Sài Gòn. Quyển 4: Từ Tây Sơn mạt điệp đến Nguyễn sơ...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt sử tân biên – quyển 3/7
Phát hành: 1959
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 499
Giới thiệu: Việt sử tân biên là một bộ sách quy mô về Lịch sử Việt Nam, gồm 5 tập, chia làm 7 quyển do sử gia Phạm Văn Sơn biên soạn và phát hành từng tập từ năm 1956 đến năm 1972 tại Sài Gòn. Quyển 3: Nam Bắc phân tranh hay là Loạn phong kiến Việt Nam... bắt đầu từ đầu nhà Mạc đến thời đỉnh cao của triều Tây Sơn.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Dòng thời gian
Ít tác phẩm nhất
Nhiều tác phẩm nhất