Thời Pháp thuộc 1858-1945

Thời kỳ vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Việt Nam khi dân tộc ta có dịp va chạm và từ đó dần làm quen với nền văn minh xa lạ của Tây Âu, cho dù cuộc gặp gỡ diễn ra trong một hoàn cảnh khá bi đát cho phía Việt Nam. Bắt đầu từ tiếng pháo hạm của liên quân Pháp – Tây Ban Nha vào cảng Đà Nẵng năm 1858, nước Việt Nam dưới triều nhà Nguyễn dần mất chủ quyền và trở thành xứ thuộc địa của đế quốc Pháp suốt gần một thế kỷ cho tới năm 1945.

Từ năm 1887, nước Việt Nam trở thành một phần của Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp, sau này mở rộng ra bao gồm lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia và một phần tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) ngày nay.

Tiền giấy 1 đồng Đông Dương (Nguồn: Wikipedia tiếng Việt)

Giai đoạn này cũng mang đến cho dân tộc Việt Nam hai thứ: Đạo Công giáo và bảng chữ cái La-tin.

Lễ phát huân chương cho quan lại Việt Nam thời Pháp thuộc (Nguồn: Wikipedia tiếng Việt)

Một tờ tuyên truyền được vẽ tại Hà Nội, 1942 (Nguồn: Wikipedia tiếng Việt)
Có 53 tác phẩm về giai đoạn Thời Pháp thuộc 1858-1945:
sách tư liệu
Kỹ thuật của người An Nam – quyển 3
Phát hành: 1909
Tác giả: Henri Oger
Dịch giả: Trần Đình Bình
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 356
Giới thiệu: Xuất bản lần đầu tiên vào năm 1909 gồm khoảng 4200 bức vẽ và tranh khắc, cuốn sách là một kho tàng thông tin về sự đa dạng của các ngành thủ công nghiệp và của tri thức dân gian tại miền Bắc Việt Nam đầu thế kỷ 20. Tác giả Henri Oger - lúc đó mới là chàng trai 24 tuổi - với cách tiếp cận đặt biệt đã khơi gợi hứng thú thực sự và sự tò mò chân thành đối với nền văn hóa khác. Tập 1 là ghi chú, trình bày về các ngành nghề và đời sống của người Việt Nam đầu thế kỷ 20 bằng 3 thứ tiếng (tiếng Việt từ trang 192) cùng 33 tranh khắc. Tập 2 và tập 3 là 700 trang hình vẽ...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Kỹ thuật của người An Nam – quyển 2
Phát hành: 1909
Tác giả: Henri Oger
Dịch giả: Trần Đình Bình
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 358
Giới thiệu: Xuất bản lần đầu tiên vào năm 1909 gồm khoảng 4200 bức vẽ và tranh khắc, cuốn sách là một kho tàng thông tin về sự đa dạng của các ngành thủ công nghiệp và của tri thức dân gian tại miền Bắc Việt Nam đầu thế kỷ 20. Tác giả Henri Oger - lúc đó mới là chàng trai 24 tuổi - với cách tiếp cận đặt biệt đã khơi gợi hứng thú thực sự và sự tò mò chân thành đối với nền văn hóa khác. Tập 1 là ghi chú, trình bày về các ngành nghề và đời sống của người Việt Nam đầu thế kỷ 20 bằng 3 thứ tiếng (tiếng Việt từ trang 192) cùng 33 tranh khắc. Tập 2 và tập 3 là 700 trang hình vẽ...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Kỹ thuật của người An Nam – quyển 1 (Pháp – Anh – Việt)
Phát hành: 1909
Tác giả: Henri Oger
Dịch giả: Trần Đình Bình
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 274
Giới thiệu: Xuất bản lần đầu tiên vào năm 1909 gồm khoảng 4200 bức vẽ và tranh khắc, cuốn sách là một kho tàng thông tin về sự đa dạng của các ngành thủ công nghiệp và của tri thức dân gian tại miền Bắc Việt Nam đầu thế kỷ 20. Tác giả Henri Oger - lúc đó mới là chàng trai 24 tuổi - với cách tiếp cận đặt biệt đã khơi gợi hứng thú thực sự và sự tò mò chân thành đối với nền văn hóa khác. Tập 1 là ghi chú, trình bày về các ngành nghề và đời sống của người Việt Nam đầu thế kỷ 20 bằng 3 thứ tiếng (tiếng Việt từ trang 192) cùng 33 tranh khắc. Tập 2 và tập 3 là 700 trang hình vẽ...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Con rồng Việt Nam
Phát hành: 1990
Tác giả: Bảo Đại
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 305
Giới thiệu: Đây là cuốn hồi ký của Bảo Đại - vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam, do hai người Pháp chấp bút xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Pháp, sau đó được dịch ra tiếng Việt. Đây là bản tiếng Việt do Nguyễn Phước Tộc xuất bản vào năm 1990, kể lại cuộc đời của vua Bảo Đại từ những ngày thơ ấu, đến khi đi học, làm Vua, chiến đấu và sau đó là lưu vong. Vào cái thời buổi nhiễu nhương ấy, rất nhiều tình tiết về những nhân vật lịch sử được tiết lộ, đặc biệt là Hồ Chí Minh. Đây xứng đáng là một tài liệu để chúng ta tham khảo nếu như muốn hiểu rõ hơn về những bí mật lịch sử của Việt Nam.
VÀO ĐỌC
sách tư liệu
Đông Kinh Nghĩa Thục
Phát hành: 1956
Tác giả: Nguyễn Hiến Lê
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 172
Giới thiệu: Cuốn sách nhỏ độc giả đương đọc đây không phải là một cuốn lịch sử, nó chỉ chứa những tài liệu về sử thôi. Ba nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử cách mạng hồi đầu thế kỷ là cụ Lương Văn Can, cụ Phan Bội Châu và cụ Phan Châu Trinh, nhưng sở dĩ tôi chép tiểu sử cụ Lương nhiều hơn của hai cụ Phan chỉ vì tiểu sử của hai cụ này trong nước không ai không biết, còn đời sống cụ Lương thì chưa sách vào nhắc tới. Chủ ý của tôi là chép về Đông Kinh nghĩa thục, nhưng tôi nghĩ không thể tách riêng phong trào Duy Tân ra được mà phải đặt vào phong trào cách mạng của dân tộc trong 25 năm đầu thế kỷ, nên tôi đã ghi thêm nhưng chỉ vắn tắt thôi - những vận động cách mạng trước và sau Đông Kinh nghĩa thục để độc giả hiểu rõ nguồn gốc và ảnh hưởng của nó
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Nhân văn giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc
Phát hành: 2011
Tác giả: Thụy Khuê
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 1077
Giới thiệu: Cuốn sách này tổng kết công việc tìm kiếm và thu thập các dữ kiện xung quanh phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trong hơn 20 năm, từ 1988 đến ngày nay. Trong quá trình làm việc, có những ngã rẽ bất ngờ: khảo sát về Phan Khôi, tôi thấy sau khi đi Pháp về, Phan Châu Trinh giao cho Phan Khôi nhiệm vụ viết lại lịch sử đời mình, từ đó, phải tìm hiểu về những ngày Phan Châu Trinh ở Pháp, dẫn đến mối tương quan giữa Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh, người tự nhận là lãnh tụ đầu tiên của phong trào Việt kiều Yêu Nước...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Hồi ký của một thằng hèn
Phát hành: 2009
Tác giả: Nhạc sĩ Tô Hải
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 897
Giới thiệu: Tập “Hồi ký” này tôi đã viết xong từ năm 2000, nhưng do... hèn, tôi đã không dám cho nó ra mắt bạn đọc. Vâng, do... hèn, chứ chẳng phải do cái gì khác, tôi đã giấu nó đi, lại còn cẩn thận ghi thêm một dòng ở ngoài bìa “Để xuất bản vào năm 2010”. Như một lời di chúc dặn vợ con, khi tôi đã... chết! Tới năm 2003, mang bản thảo ra đọc lại, thấy ngòi bút của mình sao vẫn còn rụt rè, vẫn còn lấp lửng. Mới biết mình vẫn còn chưa hết sợ sức mạnh tàn bạo của nền “chuyên chính vô sản” mà mình từng nếm trải.
VÀO ĐỌC
sách tư liệu
Từ thực dân đến cộng sản
Phát hành: 1964
Tác giả: Hoàng Văn Chí
Dịch giả: Mạc Định
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 210
Giới thiệu: Các bạn đọc có thể ngạc nhiên khi thấy một cuốn sách tiếng Việt, tác giả là người Việt, mà lại là bản dịch. Lý do là tại tác giả, ông Hoàng Văn Chí đã viết nguyên bản bằng tiếng Anh, xuất bản ở ngoại quốc để trực tiếp trình bày vấn đề Việt Nam với độc giả quốc tế... Sách được đồng thời xuất bản ở London, New York, New Delhi, bản dịch tiếng Tây Ban Nha xuất bản ở Buenos Aires và có nhà xuất bản đã mua bản quyền tiếng Nhật, Triều Tiên, Thái, Mã Lai, v.v. Mục đích của cuốn sách là trình bày chiến thuật Mao Trạch Đông áp dụng tại Bắc Việt, trong đó có phần tóm tắt lịch sử dân tộc và lịch sử cách mạng Việt Nam để người ngoại quốc chưa hề biết đến nước ta có thể nắm được đại cương vấn đề.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
ảnh tư liệu
Ảnh màu quý hiếm Việt Nam thời nhà Nguyễn và Pháp thuộc (phần 2)
Tác giả: Léon Busy
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 37
Nguồn: Bảo tàng d'Albert Kahn
Giới thiệu: Cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh màu quý hiếm về Việt Nam thời nhà Nguyễn với hình ảnh hoài niệm về một thời cây đa, bến nước, sân đình, ông đồ, cầu Long Biên, sông Tam Bạc, Hà Nội 36 phố phường, Hồ Gươm, Cẩm Phả, vịnh Hạ Long... hiện ra chân thực và sống động...
COI ẢNH
Dòng thời gian
Ít tác phẩm nhất
Nhiều tác phẩm nhất