Trịnh-Nguyễn phân tranh 1627-1775

Ban đầu chỉ là cuộc chạy nạn vào đất Thuận Hóa – Quảng Nam của chúa Nguyễn Hoàng nhằm thoát khỏi sự nghi kị của ông anh rể Trịnh Kiểm, chắc ít ai lúc đó ngờ rằng đây sẽ không những là chương đầu tiên của một thời kỳ nội chiến mới trong lịch sử Việt Nam mà nó còn đánh dấu cuộc Nam tiến của người Việt.

Bản đồ Việt Nam năm 1650. Màu Cam là lãnh địa của Chúa Bầu, trong khi Cao Bằng vẫn thuộc về tàn dư họ Mạc. (nguồn: Wikipedia)

Ban đầu, cả thế lực họ Trịnh và họ Nguyễn đều “phù Lê diệt Mạc” để hiệu triệu lòng người và thề trung thành với vua Lê. Sau khi nhà Mạc bị tiêu diệt, trên danh nghĩa thì giang sơn đều thuộc về vua Lê, nhưng trên thực tế hai nhà Trịnh-Nguyễn đều nắm thực quyền và tạo thế lực cát cứ như 2 nước riêng biệt.

Cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn diễn ra vào thế kỷ 17 giữa nhà Trịnh cát cứ Đàng Ngoài (miền Bắc VN ngày nay) và nhà Nguyễn cát cứ Đàng Trong (miền Trung và một phần của miền Nam Việt Nam ngày nay). Cuộc chiến này được coi là bất phân thắng bại, lâm vào thế bế tắc trong một thế kỷ không có giao tranh, cho đến khi tái diễn vào năm 1774 dẫn đến sự nổi lên của triều Tây Sơn.

Có 44 tác phẩm về giai đoạn Trịnh-Nguyễn phân tranh 1627-1775:
sách tư liệu
Đại Nam thực lục – tập 1/10
Phát hành: 2002
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 1079
Giới thiệu: Đại Nam thực lục là bộ biên niên sử Việt Nam viết về triều đại các chúa Nguyễn và các vua nhà Nguyễn. Đại Nam thực lục bản gốc gồm 584 quyển viết bằng chữ Hán thể văn ngôn và ghi chép các sự kiện lịch sử tới năm 1925 (không bao gồm vua Bảo Đại). Đây là bộ sử liệu quan trọng của triều Nguyễn. Nó là nguồn tham khảo chính cho các bộ sách sử của Cao Xuân Dục (Quốc triều chính biên toát yếu) và Trần Trọng Kim (Việt Nam sử lược). Tập một bao gồm phần Tiền biên (từ Chúa Nguyễn Hoàng đến Chúa Nguyễn Phúc Thuần) và Chính biên-Kỷ thứ nhất (từ đời Gia Long 1778 đến 1819).
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Tứ bình thực lục thời chúa Trịnh
Phát hành: 2009, NXB Văn hóa - Thông tin
Dịch giả: Đinh Khắc Thuần, Hồng Phi
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 403
Giới thiệu: Đây là các bộ thực lục ghi về các cuộc bình định của chúa Trịnh Doanh (1740-1767) và Trịnh Sâm (1767-1782) do các sử gia đi theo quân ngũ trực tiếp ghi lại nên khá sống động và trung thực. Tập sách này hoàn thành cùng với tâm huyết của Hậu duệ đời thứ 8 chúa Trịnh Sâm là Trịnh Hải... Đây là công trình dịch thuật, nghiên cứu công phu với mục đích cung cấp thêm tư liệu về tài năng quân sự cũng như đức độ của chúa Trịnh Sâm, là "loại sách bổ sung cho chính sử", "chỉ căn cứ vào sự thực mà sao chép ra"...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Sài Gòn năm xưa
Phát hành: 1960, Nhà sách Khai Trí
Tác giả: Vương Hồng Sển
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 125
Giới thiệu: Nối dõi tổ tiên, trong cuộc Nam tiến vĩ đại: Đến bây giờ, các học giả vẫn bàn cãi không thôi chung quanh hai tiếng"Sài" "Gòn", chẳng biết từ đâu, bởi đâu mà có. Kẻ nói vầy, người nói khác, không ai chịu ai. Tranh luận mãi càng thêm rối trí, không bổ ích vào đâu. Một điều an ủi chung cho hạng gàn như tôi là chính trong tập khảo cứu năm 1885, nhà bác học uyên thâm trong Nam, cụ Trương Vĩnh Ký, cũng tỏ ra bối rối như ai! Để dọn đường tìm hiểu thêm về nguồn gốc "Sài Gòn" của người Việt, chúng tôi trước tiên, xin tóm tắt cuộc Nam tiến...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt Kiều ở Campuchia
Phát hành: 1971, NXB Trí Đăng, Sài Gòn
Tác giả: Lê Hương
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 259
Giới thiệu: Người Việt đã định cư ở đất Campuchia từ năm 1658 đến nay; sau hơn ba thế kỷ kiều bào đã trải biết bao nhiêu cuộc thăng trầm dâu bể xứng đáng để khắc ghi một chương trong lịch sử dân tộc. Sống một thời gian ở Cao Miên tác giả có nhiều dịp đi khắp lãnh thổ, tiếp xúc với đồng bào và thu thập nhiều dữ kiện về nguồn gốc các cuộc di cư, những nơi định cư, cũng như các phương diện về kinh tế, văn hóa, tôn giáo, chính trị để trình bày trong cuốn sách này.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Có 500 năm như thế: Bản sắc Quảng Nam và Đàng Trong từ góc nhìn phân kỳ lịch sử
Phát hành: 2017
Tác giả: Hồ Trung Tú
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 290
Giới thiệu: Là một tác phẩm gây rất nhiều tiếng vang trong dư luận về chủ đề Chăm-pa. Lịch sử đã ghi nhận sự biến mất của người Champa ở xứ Quảng được xác lập từ hàng bao thế kỷ qua. Tuy nhiên, bằng phương pháp phân tích dựa trên sự phân kỳ lịch sử và ngôn ngữ học (ngữ điệu, giọng điệu, phương ngữ), Hồ Trung Tú chứng minh người Champa vẫn còn hiện diện trên chính mảnh đất của tổ tiên họ. Kết quả nghiên cứu này, đã tạo tiền đề cho những hiểu biết về người Champa sinh sống trong vùng ngoại biên Champa (khi không còn chủ quyền), và qua những dẫn chứng về địa danh, nơi tụ cư của người Champa, những gia phả còn lưu trữ trong các gia đình xứ Quảng. Cả chứng tích còn sót lại như làng Chăm, họ Chăm, cách phát âm tiếng Việt lơ lớ và cả sự pha trộn huyết thống (nhân chủng) hệ quả từ các cuộc hôn nhân Việt-Chăm...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Quốc sử tạp lục
Phát hành: 1970
Tác giả: Nguyễn Thiệu Lâu
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 729
Giới thiệu: Quốc sử tạp lục bao gồm các bài khảo cứu, tư liệu, bài viết của Nguyễn Thiệu Lâu đăng rải rác trên các tờ báo, mà hồi sinh tiên ông vốn có dự định gom các công trình đó lại thành một cuốn sách nhưng không có cơ hội thực hiện. Rất may là sau khi ông mất bạn bè ông và con cháu ông đã thay ông làm điều đó, để bây giờ chúng ta đã có một cuốn sách vô giá trong công cuộc nghiên cứu về lịch sử dân tộc...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Nam Hải dị nhân liệt truyện
Phát hành: 1909
Tác giả: Phan Kế Bính
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 145
Giới thiệu: Nam Hải dị nhân liệt truyện (chữ Hán: 南海異人列傳, dịch nghĩa: Truyện những người kỳ lạ ở đất Nam Hải), là một tập truyện sưu tầm của Phan Kế Bính về các truyền tích, dã sử nổi tiếng trong giai thoại dân gian Việt Nam. Được in và xuất bản lần đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ vào năm 1909. Trong lần tái bản năm 1916, Lê Văn Phúc có ghi trong phần Lời người hiệu chính: "Sách này có dự vào chương-trình học thi tú-tài, lần này là lần in thứ tư, có hiệu chính lại, và có kê cứu chép thêm vào để ghi cho đủ các bậc anh-hùng hào-kiệt nước Nam ta." Các truyện được thêm vào là truyện Bắc Bình Vương, Gia Long Đế, Tô Hiến Thành, Đào Duy Từ và Trịnh Hoài Đức.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Lịch triều hiến chương loại chí (tập cuối)
Phát hành: 1960
Tác giả: Phan Huy Chú
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 730
Giới thiệu: Lịch triều hiến chương loại chí (chữ Hán: 歷朝憲章類誌) là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Có nghĩa là Phép tắc các triều đại chép theo thể phân loại do Phan Huy Chú soạn trong 10 năm (1809-1819). Lịch triều hiến chương loại chí, ghi chép dữ liệu lịch sử từ thời Hồng Bàng đến Lê Mạt, gồm 49 quyển, chia làm 10 phần: 1 Ðịa dư chí: chép về địa lý và lịch sử địa lý Việt Nam trải qua các triều đại và phong thổ từng vùng. --- 2 Nhân vật chí: chép về tiểu sử và tiểu truyện của các đế vương, những bậc hiền tài, danh tướng, danh nho, những người tiết nghĩa của Việt Nam. --- 3 Quan chức chí: chép về danh hiệu, chức vụ, phẩm tước, lương bổng và cách tuyển cử quan lại dưới các triều đại. --- 4 Lễ nghi chí: chép về các điển lễ thuộc về triều nghi, tế tự, tông miếu, khánh hạ, quốc tang, tấn tôn, sách phong. --- 5 Khoa mục chí: chép về phép tắc các chương trình thi cử (thi Hương, thi Hội, thi Ðình). --- 6 Quốc dụng chí: chép về các phép dinh điền (hộ khẩu), các ngạch thuế, các phép thu thuế, chế độ ruộng đất, tiền tệ. --- 7 Hình luật chí: chép về luật lệ và hình phạt. --- 8 Binh chế chí: chép về việc tuyển lính, cách luyện tập, cách tổ chức quân đội. --- 9 Văn tịch chí: chép về sách vở do người Việt sáng tác, trải qua các triều đại. --- 10 Bang giao chí: chép về việc bang giao các đời, nghi lễ đón tiếp sứ thần các nước
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Lịch triều hiến chương loại chí I
Phát hành: 1960
Tác giả: Phan Huy Chú
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 881
Giới thiệu: Lịch triều hiến chương loại chí (chữ Hán: 歷朝憲章類誌) là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Có nghĩa là Phép tắc các triều đại chép theo thể phân loại do Phan Huy Chú soạn trong 10 năm (1809-1819). Lịch triều hiến chương loại chí, ghi chép dữ liệu lịch sử từ thời Hồng Bàng đến Lê Mạt, gồm 49 quyển, chia làm 10 phần: 1 Ðịa dư chí: chép về địa lý và lịch sử địa lý Việt Nam trải qua các triều đại và phong thổ từng vùng. --- 2 Nhân vật chí: chép về tiểu sử và tiểu truyện của các đế vương, những bậc hiền tài, danh tướng, danh nho, những người tiết nghĩa của Việt Nam. --- 3 Quan chức chí: chép về danh hiệu, chức vụ, phẩm tước, lương bổng và cách tuyển cử quan lại dưới các triều đại. --- 4 Lễ nghi chí: chép về các điển lễ thuộc về triều nghi, tế tự, tông miếu, khánh hạ, quốc tang, tấn tôn, sách phong. --- 5 Khoa mục chí: chép về phép tắc các chương trình thi cử (thi Hương, thi Hội, thi Ðình). --- 6 Quốc dụng chí: chép về các phép dinh điền (hộ khẩu), các ngạch thuế, các phép thu thuế, chế độ ruộng đất, tiền tệ. --- 7 Hình luật chí: chép về luật lệ và hình phạt. --- 8 Binh chế chí: chép về việc tuyển lính, cách luyện tập, cách tổ chức quân đội. --- 9 Văn tịch chí: chép về sách vở do người Việt sáng tác, trải qua các triều đại. --- 10 Bang giao chí: chép về việc bang giao các đời, nghi lễ đón tiếp sứ thần các nước
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Dòng thời gian
Ít tác phẩm nhất
Nhiều tác phẩm nhất