Phan Bội Châu

Phan Bội Châu (chữ Hán: 潘佩珠; 1867 – 1940) là một danh sĩ và là nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động trong thời kỳ Pháp thuộc. Phan Bội Châu vốn tên là Phan Văn San (潘文珊). Vì chữ San trùng với tên húy của vua Duy Tân (Vĩnh San) nên phải đổi thành Phan Bội Châu. Ông có hiệu là Hải Thụ, về sau đổi là Sào Nam. Phan Bội Châu còn có nhiều biệt hiệu và bút danh khác như Thị Hán (是漢), Phan Giải San, Sào Nam Tử, Hạo Sinh, Hiếu Hán,…

Phan Bội Châu (ngồi) và Cường Để tại Nhật Bản

Năm 1905 Phan Bội Châu chỉ trích nền giáo dục của thực dân Pháp ở thuộc địa là “chỉ dạy người Việt viết văn Pháp, nói tiếng Pháp, tạm thời làm nô lệ cho Pháp”. Năm 1904 ông cùng Nguyễn Hàm và khoảng 20 đồng chí khác thành lập Duy Tân hội ở Quảng Nam để đánh đuổi Pháp, chọn Kỳ Ngoại hầu Cường Để – một người thuộc dòng dõi nhà Nguyễn – làm hội chủ.

Năm 1905 ông cùng Đặng Tử Kính và Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản, để cầu viện Nhật giúp Duy Tân hội đánh đuổi Pháp. Sau đó, phong trào Đông Du được phát động, được đông đảo người dân ở cả ba kỳ tham gia và ủng hộ, nhất là ở Nam Kỳ. Kể từ đó cho đến năm 1908, số học sinh sang Nhật Bản du học lên tới khoảng 200 người, sinh hoạt chung trong một tổ chức có quy củ gọi là Cống hiến hội…

Tháng 9 năm 1908 Pháp và Nhật ký với nhau một hiệp ước, theo đó chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất các du học sinh người Việt ra khỏi đất Nhật. Tháng 3 năm 1909, Cường Để và Phan Bội Châu cũng bị trục xuất. Đến đây, phong trào Đông Du mà Phan Bội Châu và các thành viên khác đã dày công xây dựng hoàn toàn tan rã, kết thúc một hoạt động quan trọng của hội.

Ngày 30 tháng 6 năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt cóc tại Thượng Hải giải về nước xử án tù chung thân, mặc dù trước đó (1912) ông đã bị đối phương kết án vắng mặt. Trước phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước đòi thả Phan Bội Châu, và nhờ sự can thiệp của Toàn quyền Varenne, ông được về an trí tại Bến Ngự (Huế). Trong 15 năm cuối đời, ông (lúc bấy giờ được gọi là Ông già Bến Ngự) vẫn giữ trọn phẩm cách cao khiết, không ngừng tuyên truyền tinh thần yêu nước bằng văn thơ, nên rất được nhân dân yếu mến.

Có 4 tác phẩm về nhân vật Phan Bội Châu:
sách tư liệu
Tuyển tập Nguyễn Hiến Lê: Sử học
Phát hành: 2006
Tác giả: Nguyễn Hiến Lê
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 1256
Giới thiệu: Nằm trong trọn bộ các tác phẩm tác giả Nguyễn Hiến Lê đã dịch, biên soạn từ các tác phẩm nổi tiếng trên thế giới về lịch sử và chính trị. Ông là một học giả có nhiều đóng góp cho tri thức nước nhà bằng cách dịch các bộ sách nổi tiếng trên thế giới sang Tiếng Việt, giúp cho người Việt dễ dàng tiếp cận với những tri thức của nhân loại. Nội dung: I. Đông Kinh nghĩa thục. II. Bán đảo Ả rập - Thảm kịch Hồi giáo & dầu lửa. III. Bài học Israel. IV. Sử ký Tư Mã Thiên. V. Chiến quốc sách. VI. Tô Đông Pha. VII. Bertrand Russell - chiến sĩ tự do và hòa bình. VIII. Einstein - đời sống và tư tưởng.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Phong trào Đại Đông Du
Phát hành: NXB Nam Việt, Sài Gòn, 1950
Tác giả: Phương Hữu
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 59
Giới thiệu: Phong trào Đông Du là một phong trào cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ 20. Phong trào có mục đích kêu gọi thanh niên Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập cho nước nhà. Lực lượng nòng cốt cổ động và thực hiện phong trào là Duy Tân hội và Phan Bội Châu. Đầu năm 1904, Phan Bội Châu cùng Kỳ Ngoại hầu Cường Để (cháu 5 đời của Hoàng tử Cảnh) và hơn 20 đồng chí khác họp tại nhà riêng của Nguyễn Hàm tại Nam Thịnh sơn trang (Thăng Bình, Quảng Nam) lập ra một tổ chức bí mật có tên là Duy Tân hội. Kỳ Ngoại hầu Cường Để được mời làm Hội chủ để thu phục nhân tâm tập hợp sĩ phu yêu nước, tranh thủ sự đồng tình và giúp đỡ của nhiều người trong nước...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Đông Kinh Nghĩa Thục
Phát hành: 1956
Tác giả: Nguyễn Hiến Lê
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 172
Giới thiệu: Cuốn sách nhỏ độc giả đương đọc đây không phải là một cuốn lịch sử, nó chỉ chứa những tài liệu về sử thôi. Ba nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử cách mạng hồi đầu thế kỷ là cụ Lương Văn Can, cụ Phan Bội Châu và cụ Phan Châu Trinh, nhưng sở dĩ tôi chép tiểu sử cụ Lương nhiều hơn của hai cụ Phan chỉ vì tiểu sử của hai cụ này trong nước không ai không biết, còn đời sống cụ Lương thì chưa sách vào nhắc tới. Chủ ý của tôi là chép về Đông Kinh nghĩa thục, nhưng tôi nghĩ không thể tách riêng phong trào Duy Tân ra được mà phải đặt vào phong trào cách mạng của dân tộc trong 25 năm đầu thế kỷ, nên tôi đã ghi thêm nhưng chỉ vắn tắt thôi - những vận động cách mạng trước và sau Đông Kinh nghĩa thục để độc giả hiểu rõ nguồn gốc và ảnh hưởng của nó
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Nhân văn giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc
Phát hành: 2011
Tác giả: Thụy Khuê
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 1077
Giới thiệu: Cuốn sách này tổng kết công việc tìm kiếm và thu thập các dữ kiện xung quanh phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trong hơn 20 năm, từ 1988 đến ngày nay. Trong quá trình làm việc, có những ngã rẽ bất ngờ: khảo sát về Phan Khôi, tôi thấy sau khi đi Pháp về, Phan Châu Trinh giao cho Phan Khôi nhiệm vụ viết lại lịch sử đời mình, từ đó, phải tìm hiểu về những ngày Phan Châu Trinh ở Pháp, dẫn đến mối tương quan giữa Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh, người tự nhận là lãnh tụ đầu tiên của phong trào Việt kiều Yêu Nước...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Nhân vật lịch sử
Ít tác phẩm nhất
1 tác phẩm
1 tác phẩm
Chưa có hình đại diện
1 tác phẩm
1 tác phẩm
Nhiều tác phẩm nhất