Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc cùng sinh sống. Người Kinh chiếm 85,4% dân số Việt Nam, với  78,32 triệu người. 53 dân tộc thiểu số (DTTS) còn lại chỉ chiếm 14,6% dân số cả nước.

Mặc dù Việt Nam ủng hộ Tuyên bố về quyền của người bản địa (UNDRIP), Chính phủ không đồng nhất khái niệm người dân tộc thiểu số với người bản địa. Thay vào đó, Chính phủ dùng thuật ngữ “dân tộc thiểu số” để chỉ chung cho những người không thuộc dân tộc Kinh, thể hiện chủ trương “thống nhất trong đa dạng” của Chính phủ.

Giữa các DTTS cũng có rất nhiều khác biệt. Trong số đó, người Hoa (dân tộc Hán) có nhiều đặc điểm văn hóa tương đồng với văn hóa Việt Nam, và họ cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, người Hoa thường không được ghi nhận là một “dân tộc thiểu số” ở Việt Nam. Các dân tộc khác, ví dụ như dân tộc H’Mông và dân tộc Nùng chủ yếu sống dựa vào trồng trọt và duy trì đời sống văn hóa gắn liền với những khu rừng. Các DTTS cũng được phân chia theo hệ ngôn ngữ. Ngôn ngữ của các dân tộc Việt Nam được chia làm 8 nhóm: Việt – Mường, Tày – Thái, Môn – Khmer, Mông – Dao, Ka đai, Nam đào, Hán và Tạng. 96% các dân tộc thiểu số nói tiếng mẹ đẻ của họ.

Địa bàn cư trú của các tổ tiên các Dân tộc Việt Nam
Có 4 tác phẩm về sự kiện Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam:
bài viết khoa học
Đôi nét về dân luật và ý nghĩa của dân luật trong tâm thức của người Kơho
Phát hành: 09/2021
Tác giả: Phạm Văn Khánh
Người gửi: Dom Phạm
Số trang: 21
Giới thiệu: Bài viết ngắn dưới đây không nhằm mục đích gì khác hơn là trình bày những nét đặc trưng của bộ dân luật Kơho thông qua những điểm chính yếu như: Đôi nét về bộ dân luật Kơho (Phần II). Điều này được thể hiện qua: Tên gọi và nguồn gốc; đặc điểm của bộ dân luật. Tất cả những điều này đều nhằm đến mục đích là làm nổi bật lên ý nghĩa của bộ dân luật đối với mỗi người Kơho (Phần III). Nhưng trước hết hẳn cũng nên biết đôi chút về dân tộc Kơho (Phần I) để làm nền tảng đi vào hai phần trên.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Tâm thức hướng thượng: núi của tổ tiên
Phát hành: 08/2021
Tác giả: Hòa Thiện
Người gửi: Hòa Thiện
Số trang: 3
Giới thiệu: Dẫn luận - Tây bắc Việt Nam nhiều cộng đồng dân tộc cùng nhau sinh sống, mỗi dân tộc có những điểm đặc sắc đồng thời vẫn có sự liên hệ. Thí dụ chiếc mũ lớn hình cóc nhọn người Dao có nét giống với khăn đội mỏ quạ của người Thái? Nhà sàn người Thái tương đồng nhà sàn trống đồng người Kinh?... Và hơn nữa các dân tộc đều có phần lịch sử di cư, từ đông bắc về tây nam. Các hiện vật văn hóa lâu đời của các dân tộc này lại chứng tỏ tính bản địa miền núi phía tây. Vậy phải chăng đã có một thuở tổ tiên của họ đã định cư nơi đây. Hay họ có cùng chung một tổ tiên xa xưa? Suy ngẫm và kết luận cuối cùng là của bạn.
VÀO ĐỌC
bài viết khoa học
Đôi nét về hình ảnh con trâu trong văn hóa Kơ-ho
Phát hành: 2021
Tác giả: Phạm Văn Khánh
Người gửi: Dom Phạm
Số trang: 11
Giới thiệu: Dân tộc Kơho có thể tự hào về những nét đẹp của hình ảnh con trâu nơi mình. Một con trâu như bao con trâu nơi các dân tộc khác nhưng luôn gợi nhắc họ sống tâm tình chiều dọc: tạ ơn Thần linh và chiều ngang: tinh thần cộng đồng, sẻ chia, sống chung với người khác. Những nét đẹp này chính là một điểm gặp gỡ chung giữa người Kơho và và các dân tộc khác trên dải đất hình chữ S.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Đôi nét về gia đình Kơho
Phát hành: 2021
Tác giả: Phạm Văn Khánh
Người gửi: Dom Phạm
Số trang: 13
Giới thiệu: Bài viết ngắn dưới đây không nhằm mục đích gì khác hơn là trình bày những nét đặc trưng của gia đình Kơho thông qua những điểm chính yếu như: Đôi nét về gia đình người Kơho (Phần II). Điều này được thể hiện qua: Tên gọi “gia đình” ; đặc trưng ngôi nhà; chế độ mẫu hệ. Tất cả những điều này đều nhằm đến mục đích là làm nổi bật lên ý nghĩa của gia đình đối với mỗi người Kơho (Phần III).
ĐỌC VÀ TẢI VỀ