sách tư liệu
Tìm kiếm:
Đang duyệt Không có cuốn sách tư liệu nào đang chờ duyệt
Tìm được 123 tác phẩm:
Có 500 năm như thế: Bản sắc Quảng Nam và Đàng Trong từ góc nhìn phân kỳ lịch sử
Phát hành: 2017
Tác giả: Hồ Trung Tú
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 290
Giới thiệu: Là một tác phẩm gây rất nhiều tiếng vang trong dư luận về chủ đề Chăm-pa. Lịch sử đã ghi nhận sự biến mất của người Champa ở xứ Quảng được xác lập từ hàng bao thế kỷ qua. Tuy nhiên, bằng phương pháp phân tích dựa trên sự phân kỳ lịch sử và ngôn ngữ học (ngữ điệu, giọng điệu, phương ngữ), Hồ Trung Tú chứng minh người Champa vẫn còn hiện diện trên chính mảnh đất của tổ tiên họ. Kết quả nghiên cứu này, đã tạo tiền đề cho những hiểu biết về người Champa sinh sống trong vùng ngoại biên Champa (khi không còn chủ quyền), và qua những dẫn chứng về địa danh, nơi tụ cư của người Champa, những gia phả còn lưu trữ trong các gia đình xứ Quảng. Cả chứng tích còn sót lại như làng Chăm, họ Chăm, cách phát âm tiếng Việt lơ lớ và cả sự pha trộn huyết thống (nhân chủng) hệ quả từ các cuộc hôn nhân Việt-Chăm...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Quốc sử tạp lục
Phát hành: 1970
Tác giả: Nguyễn Thiệu Lâu
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 729
Giới thiệu: Quốc sử tạp lục bao gồm các bài khảo cứu, tư liệu, bài viết của Nguyễn Thiệu Lâu đăng rải rác trên các tờ báo, mà hồi sinh tiên ông vốn có dự định gom các công trình đó lại thành một cuốn sách nhưng không có cơ hội thực hiện. Rất may là sau khi ông mất bạn bè ông và con cháu ông đã thay ông làm điều đó, để bây giờ chúng ta đã có một cuốn sách vô giá trong công cuộc nghiên cứu về lịch sử dân tộc...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Nam Hải dị nhân liệt truyện
Phát hành: 1909
Tác giả: Phan Kế Bính
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 145
Giới thiệu: Nam Hải dị nhân liệt truyện (chữ Hán: 南海異人列傳, dịch nghĩa: Truyện những người kỳ lạ ở đất Nam Hải), là một tập truyện sưu tầm của Phan Kế Bính về các truyền tích, dã sử nổi tiếng trong giai thoại dân gian Việt Nam. Được in và xuất bản lần đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ vào năm 1909. Trong lần tái bản năm 1916, Lê Văn Phúc có ghi trong phần Lời người hiệu chính: "Sách này có dự vào chương-trình học thi tú-tài, lần này là lần in thứ tư, có hiệu chính lại, và có kê cứu chép thêm vào để ghi cho đủ các bậc anh-hùng hào-kiệt nước Nam ta." Các truyện được thêm vào là truyện Bắc Bình Vương, Gia Long Đế, Tô Hiến Thành, Đào Duy Từ và Trịnh Hoài Đức.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Tây Sơn thuật lược
Phát hành: 1971
Tác giả: Vô danh
Dịch giả: Tạ Quang Phát
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 51
Giới thiệu: Tây Sơn thuật lược (chữ Hán: 西山述略) là nhan đề một cuốn tùng thư của tác giả vô danh thị, kể vắn tắt những sự việc xảy ra dưới triều Tây Sơn. Hiện chưa rõ tác phẩm xuất hiện vào năm nào, tuy nhiên lần đầu tiên được đăng trên Nam Phong tạp chí số 148 và nguyên bản đang tàng trữ tại thư viện Société Asiatique Paris. Căn cứ theo nội dung sách, tác giả đứng ở quan điểm chính thống triều Nguyễn để gọi triều Tây Sơn là ngụy Tây, do vậy rất có thể tác phẩm này được soạn vào hồi Nguyễn sơ. Thời gian được kể khởi đầu bằng sự kiện Nguyễn Văn Nhạc cùng em là Huệ cầm quân tiến đánh Phú Xuân, tức năm Cảnh Hưng thứ 38 (1777), và kết thúc bởi sự kiện xa giá Gia Long tiến ra Thăng Long diệt dư đảng Tây Sơn, tức năm Bảo Hưng thứ 2 (1802). Mỗi sự việc được liệt kê thường có kèm bình chú của tác giả, giọng điệu khá chau chuốt và phong phú. Nhìn chung, lối chép ngắn và tản mạn, nhưng bên cạnh đó còn tồn tại nhiều sai sót về thực sử và mốc thời gian.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Lịch triều hiến chương loại chí (tập cuối)
Phát hành: 1960
Tác giả: Phan Huy Chú
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 730
Giới thiệu: Lịch triều hiến chương loại chí (chữ Hán: 歷朝憲章類誌) là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Có nghĩa là Phép tắc các triều đại chép theo thể phân loại do Phan Huy Chú soạn trong 10 năm (1809-1819). Lịch triều hiến chương loại chí, ghi chép dữ liệu lịch sử từ thời Hồng Bàng đến Lê Mạt, gồm 49 quyển, chia làm 10 phần: 1 Ðịa dư chí: chép về địa lý và lịch sử địa lý Việt Nam trải qua các triều đại và phong thổ từng vùng. --- 2 Nhân vật chí: chép về tiểu sử và tiểu truyện của các đế vương, những bậc hiền tài, danh tướng, danh nho, những người tiết nghĩa của Việt Nam. --- 3 Quan chức chí: chép về danh hiệu, chức vụ, phẩm tước, lương bổng và cách tuyển cử quan lại dưới các triều đại. --- 4 Lễ nghi chí: chép về các điển lễ thuộc về triều nghi, tế tự, tông miếu, khánh hạ, quốc tang, tấn tôn, sách phong. --- 5 Khoa mục chí: chép về phép tắc các chương trình thi cử (thi Hương, thi Hội, thi Ðình). --- 6 Quốc dụng chí: chép về các phép dinh điền (hộ khẩu), các ngạch thuế, các phép thu thuế, chế độ ruộng đất, tiền tệ. --- 7 Hình luật chí: chép về luật lệ và hình phạt. --- 8 Binh chế chí: chép về việc tuyển lính, cách luyện tập, cách tổ chức quân đội. --- 9 Văn tịch chí: chép về sách vở do người Việt sáng tác, trải qua các triều đại. --- 10 Bang giao chí: chép về việc bang giao các đời, nghi lễ đón tiếp sứ thần các nước
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Lịch triều hiến chương loại chí I
Phát hành: 1960
Tác giả: Phan Huy Chú
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 881
Giới thiệu: Lịch triều hiến chương loại chí (chữ Hán: 歷朝憲章類誌) là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Có nghĩa là Phép tắc các triều đại chép theo thể phân loại do Phan Huy Chú soạn trong 10 năm (1809-1819). Lịch triều hiến chương loại chí, ghi chép dữ liệu lịch sử từ thời Hồng Bàng đến Lê Mạt, gồm 49 quyển, chia làm 10 phần: 1 Ðịa dư chí: chép về địa lý và lịch sử địa lý Việt Nam trải qua các triều đại và phong thổ từng vùng. --- 2 Nhân vật chí: chép về tiểu sử và tiểu truyện của các đế vương, những bậc hiền tài, danh tướng, danh nho, những người tiết nghĩa của Việt Nam. --- 3 Quan chức chí: chép về danh hiệu, chức vụ, phẩm tước, lương bổng và cách tuyển cử quan lại dưới các triều đại. --- 4 Lễ nghi chí: chép về các điển lễ thuộc về triều nghi, tế tự, tông miếu, khánh hạ, quốc tang, tấn tôn, sách phong. --- 5 Khoa mục chí: chép về phép tắc các chương trình thi cử (thi Hương, thi Hội, thi Ðình). --- 6 Quốc dụng chí: chép về các phép dinh điền (hộ khẩu), các ngạch thuế, các phép thu thuế, chế độ ruộng đất, tiền tệ. --- 7 Hình luật chí: chép về luật lệ và hình phạt. --- 8 Binh chế chí: chép về việc tuyển lính, cách luyện tập, cách tổ chức quân đội. --- 9 Văn tịch chí: chép về sách vở do người Việt sáng tác, trải qua các triều đại. --- 10 Bang giao chí: chép về việc bang giao các đời, nghi lễ đón tiếp sứ thần các nước
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Kỹ thuật của người An Nam – quyển 3
Phát hành: 1909
Tác giả: Henri Oger
Dịch giả: Trần Đình Bình
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 356
Giới thiệu: Xuất bản lần đầu tiên vào năm 1909 gồm khoảng 4200 bức vẽ và tranh khắc, cuốn sách là một kho tàng thông tin về sự đa dạng của các ngành thủ công nghiệp và của tri thức dân gian tại miền Bắc Việt Nam đầu thế kỷ 20. Tác giả Henri Oger - lúc đó mới là chàng trai 24 tuổi - với cách tiếp cận đặt biệt đã khơi gợi hứng thú thực sự và sự tò mò chân thành đối với nền văn hóa khác. Tập 1 là ghi chú, trình bày về các ngành nghề và đời sống của người Việt Nam đầu thế kỷ 20 bằng 3 thứ tiếng (tiếng Việt từ trang 192) cùng 33 tranh khắc. Tập 2 và tập 3 là 700 trang hình vẽ...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Kỹ thuật của người An Nam – quyển 2
Phát hành: 1909
Tác giả: Henri Oger
Dịch giả: Trần Đình Bình
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 358
Giới thiệu: Xuất bản lần đầu tiên vào năm 1909 gồm khoảng 4200 bức vẽ và tranh khắc, cuốn sách là một kho tàng thông tin về sự đa dạng của các ngành thủ công nghiệp và của tri thức dân gian tại miền Bắc Việt Nam đầu thế kỷ 20. Tác giả Henri Oger - lúc đó mới là chàng trai 24 tuổi - với cách tiếp cận đặt biệt đã khơi gợi hứng thú thực sự và sự tò mò chân thành đối với nền văn hóa khác. Tập 1 là ghi chú, trình bày về các ngành nghề và đời sống của người Việt Nam đầu thế kỷ 20 bằng 3 thứ tiếng (tiếng Việt từ trang 192) cùng 33 tranh khắc. Tập 2 và tập 3 là 700 trang hình vẽ...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Kỹ thuật của người An Nam – quyển 1 (Pháp – Anh – Việt)
Phát hành: 1909
Tác giả: Henri Oger
Dịch giả: Trần Đình Bình
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 274
Giới thiệu: Xuất bản lần đầu tiên vào năm 1909 gồm khoảng 4200 bức vẽ và tranh khắc, cuốn sách là một kho tàng thông tin về sự đa dạng của các ngành thủ công nghiệp và của tri thức dân gian tại miền Bắc Việt Nam đầu thế kỷ 20. Tác giả Henri Oger - lúc đó mới là chàng trai 24 tuổi - với cách tiếp cận đặt biệt đã khơi gợi hứng thú thực sự và sự tò mò chân thành đối với nền văn hóa khác. Tập 1 là ghi chú, trình bày về các ngành nghề và đời sống của người Việt Nam đầu thế kỷ 20 bằng 3 thứ tiếng (tiếng Việt từ trang 192) cùng 33 tranh khắc. Tập 2 và tập 3 là 700 trang hình vẽ...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Đang duyệt Không có cuốn sách tư liệu nào đang chờ duyệt