sách tư liệu
Tìm kiếm:
Đang duyệt Không có cuốn sách tư liệu nào đang chờ duyệt
Tìm được 123 tác phẩm:
Lĩnh Nam chích quái
Phát hành: 1960
Tác giả: Trần Thế Pháp
Dịch giả: Lê Hữu Mục
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 119
Giới thiệu: Trong Lĩnh Nam trích quái (bản cổ, gồm 22 truyện) có những truyện thần thoại thời thái cổ, có những truyện là sự tích thời Bắc thuộc, có những truyện là thần tích thời Lý-Trần. Lại có truyện hoặc gắn với nguồn gốc dân tộc Việt như Truyện họ Hồng Bàng, Truyện Ngư tinh, Truyện Hồ tinh, Truyện Mộc tinh... ; hoặc có liên quan với những phong tục tập quán lâu đời và di tích văn hóa cổ đại của dân tộc Việt; hoặc có liên quan với cả những nhân vật lịch sử do người đời sau chép thêm... Nhìn chung, toàn bộ tập truyện vẫn thấm nhuần một tinh thần nhân đạo chủ nghĩa của văn học dân gian. Có thể ít nhiều thấy được ở đó thái độ yêu ghét của nhân dân: yêu chính nghĩa, ghét phi nghĩa, yêu điều thiện, ghét điều ác, đề cao những mối quan hệ tốt đẹp thủy chung giữa người và người
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
An Nam chí lược
Phát hành: 1961
Tác giả: Lê Tắc
Dịch giả: Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 170
Giới thiệu: An Nam chí lược là một bộ sách sử viết bằng văn xuôi chữ Hán do Lê Tắc biên soạn khi sống lưu vong tại Trung Quốc ở khoảng nửa đầu thế kỷ 14. Nội dung sách ghi chép hỗn hợp về địa lý, lịch sử, văn hóa, v.v... của An Nam (Việt Nam ngày nay) từ ban đầu đến cuối đời Trần. Nguyên bản có 20 quyển, nhưng hiện tại chỉ còn 19 quyển. Có lẽ đây là một công trình khảo cứu về Việt Nam lâu đời nhất còn lại, do một người Việt viết.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Brother Enemy (Huynh đệ tương tàn – bản dịch)
Phát hành: tháng Mười Một 1986
Tác giả: Nayan Chanda
Dịch giả: Hoàng Long Hải
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 232
Giới thiệu: Trong những năm Tây phương hầu như lãng quên Đông Dương thì Nayan Chanda, phái viên Đông Dương của tạp chí Kinh Tế Viễn Đông (FarEast Economic Review) tiếp tục cung cấp những tin tức có giá trị nhất, những cảm nhận chưa rõ lắm về một cuộc chiến sắp xảy ra và xung đột trong vùng Cộng Sản kiểm soát ở Việt Nam, Lào và Kampuchia. Không có một nhà báo nào theo dõi những biến chuyển ở vùng này một cách sít sao đến thế. Với những kiến thức có sẵn, ông tiếp cận ở mức độ cao và sâu để tìm hiểu sự thực...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Phủ biên tạp lục
Phát hành: 1976
Tác giả: Lê Quý Đôn
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 445
Giới thiệu: Phủ biên tạp lục (chép lẫn lộn về chính trị cõi biên thùy), gồm 6 quyển, làm khi tác giả được cử làm Hiệp trấn Tham tán quân cơ ở phủ Thuận Hóa (1776). Trong sách biên chép khá tường tận xã hội xứ Đàng Trong (nhất là xứ Thuận Hóa và xứ Quảng Nam) ở thế kỷ 18.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Đại Việt thông sử
Phát hành: 1973
Tác giả: Lê Quý Đôn
Dịch giả: Lê Mạnh Liêu, Viện Sử Học
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 91
Giới thiệu: Đại Việt thông sử (còn gọi là “Lê triều thông sử”), gồm 30 quyển (theo Phan Huy Chú), viết năm 1749. Đây là bộ sử được viết theo thể kỷ truyện (chỉ có phần Bản kỷ là chép theo lối biên niên) chép từ thời vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đến vua Lê Cung Hoàng (theo Phàm lệ của tác giả).
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Việt Sử Tiêu Án
Phát hành: 1960
Tác giả: Ngô Thì Sỹ
Dịch giả: Hội Việt Nam Nghiên Cứu Liên Lạc Văn Hóa Á Châu
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 122
Giới thiệu: Việt Sử Tiêu Án (chữ Hán: 越史標案) là bộ sử viết bởi Ngô Thì Sĩ ở Đàng Ngoài, hoàn thành năm 1775. Tác phẩm đề cập đến lịch sử Việt Nam từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn ngoại thuộc nhà Minh.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Lam Sơn thực lục
Phát hành: 1956
Tác giả: Nguyễn Trãi
Dịch giả: Bảo Thần
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 35
Giới thiệu: Sách ghi chép tóm tắt quá trình khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh (1418-1427). Nguyên bản bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi viết, Lê Lợi đề tựa và kí là Lam Sơn động chủ. Tuy người đời sau có sửa chữa, thêm bớt, Lam Sơn thực lục vẫn là tài liệu có giá trị lịch sử chân thực.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Khâm định Việt sử Thông giám cương mục
Phát hành: 1998
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 1002
Giới thiệu: Khâm định Việt sử thông giám cương mục được biên soạn theo thể biên niên dựa trên cơ sở Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký tục biên, có tham khảo các sách sử của Trung Quốc cùng các sách sử khác của Việt Nam. Tài liệu tham khảo của Cương mục khoảng trên 200 bộ, bao gồm dã sử, thơ văn, các tác phẩm của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú... cùng các sách sử của Trung Quốc. Bộ sách gồm 53 quyển (1 quyển thủ, 5 tiền biên và 47 chính biên). Nội dung bao gồm: Quyển thủ: Ghi lại dụ chỉ, tấu nghị, phàm lệ, biểu dâng, mục lục, chức danh. Tiền biên: Trải từ thời Hồng Bàng cho đến hết năm 967, khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân. Chính biên: Từ năm 968 khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi cho đến năm 1789, khi hết thời nhà Hậu Lê (đời Lê Chiêu Thống). 2 quyển chép về nhà Đinh và nhà Tiền Lê. 3 quyển chép về nhà Lý. 5 quyển chép về nhà Trần. 37 quyển chép về nhà Hậu Lê.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Đại Việt sử ký toàn thư
Phát hành: 1479
Tác giả: Ngô Sĩ Liên
Dịch giả: Viện khoa học xã hội Việt Nam
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 1501
Giới thiệu: Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, là di sản vô giá của văn hóa dân tộc Việt Nam, là kho tư liệu phong phú không những cần thiết cho ngành sử học mà còn giúp ích cho nhiều ngành khoa học xã hội khác và cũng là một bộ sử có giá trị văn học. Được viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Bộ sử này được khắc in toàn bộ và phát hành lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hoà năm thứ 18, triều vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Đang duyệt Không có cuốn sách tư liệu nào đang chờ duyệt