Tìm được 127 tác phẩm:
Vua Gia Long và người Pháp
Giới thiệu:
Cũng nhờ vào đó mà ta có thể gột rửa nhãn hiệu “bạo chúa”, “Néron Annam”, mà các thừa
sai đã gán cho vua Minh Mạng từ hơn 100 năm nay.
Cũng nhờ vào những bộ sử này mà ta biết vua Gia Long làm những việc gì, lính Pháp giúp gì
cho Nguyễn Ánh? Ai xây thành? Ai đắp luỹ? Ai đóng thuyền? Ai đúc súng? Chúng ta có chứng
cớ để bác bỏ hoàn toàn luận điệu của các sử gia thực dân, không những họ đã cướp nước,
mà còn cướp cả quá khứ, cả lịch sử của ta nữa.
Công việc mênh mông, mà người biết tiếng Pháp ở trong nước ngày càng giảm, nếu không
bắt đầu lúc này, thì ai làm hộ, mai sau?
Xứ Đàng Trong, Lịch sử Kinh tế – Xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18
Giới thiệu:
Tác giả đã xuất bản nhiều công trình khoa học về lịch sử Việt
Nam. Riêng công trình nghiên cứu về Đàng Trong này đã được
nhiều nhà Việt Nam học nổi tiếng như Alexander Woodside,
David Chandler, Anthony Reid... đánh giá cao và coi như là một
công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc.
Để đảo xa thành gần
Giới thiệu:
Dựa vào các dữ liệu trong cuốn “Hàng hải chỉ nam – Biển Đông và Vịnh Thái Lan” do Cục Tình báo Địa Vệ tinh (2011) của quân đội Mỹ, và những bức ảnh chụp qua vệ tinh của Google, nhóm tác giả đã biên soạn nên một “bộ hồ sơ tổng hợp” về những đảo, đá, nhóm đảo, bãi ngầm, bãi cạn, cồn, rạn san hô… trên một diện tích bao trùm Biển Đông, đặc biệt là khu vực hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Quyển sách là kỉ niệm 25 năm ngày xảy ra cuộc Thảm sát Gạc Ma năm 1988.
Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu
Phát hành:
1925
Tác giả:
Cao Xuân Dục
Dịch giả:
Quốc Sử Quán Triều Nguyễn
Người gửi:
Ẩn danh
Số trang:
224
Giới thiệu:
Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu là một bộ sử trích các phần quan yếu của bộ Quốc Triều Chánh Biên hay Đại nam Thực Lục Chính Biên của Quốc sử Quán triều Nguyễn. Sử chép bằng chữ Hán theo lối biên niên từ đời Gia Long trở về sau. Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu trên được Bộ Học vâng chỉ dụ vua Khải Định vào năm thứ 9 (1924) thực hiện và dịch ra chữ quốc ngữ, để ấn hành ban cấp cho các trường học với nhan đề chữ quốc ngữ: "Sử Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu".
Lĩnh Nam chích quái
Giới thiệu:
Trong Lĩnh Nam trích quái (bản cổ, gồm 22 truyện) có những truyện thần thoại thời thái cổ, có những truyện là sự tích thời Bắc thuộc, có những truyện là thần tích thời Lý-Trần. Lại có truyện hoặc gắn với nguồn gốc dân tộc Việt như Truyện họ Hồng Bàng, Truyện Ngư tinh, Truyện Hồ tinh, Truyện Mộc tinh... ; hoặc có liên quan với những phong tục tập quán lâu đời và di tích văn hóa cổ đại của dân tộc Việt; hoặc có liên quan với cả những nhân vật lịch sử do người đời sau chép thêm... Nhìn chung, toàn bộ tập truyện vẫn thấm nhuần một tinh thần nhân đạo chủ nghĩa của văn học dân gian. Có thể ít nhiều thấy được ở đó thái độ yêu ghét của nhân dân: yêu chính nghĩa, ghét phi nghĩa, yêu điều thiện, ghét điều ác, đề cao những mối quan hệ tốt đẹp thủy chung giữa người và người
An Nam chí lược
Phát hành:
1961
Tác giả:
Lê Tắc
Dịch giả:
Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam
Người gửi:
Ẩn danh
Số trang:
170
Giới thiệu:
An Nam chí lược là một bộ sách sử viết bằng văn xuôi chữ Hán do Lê Tắc biên soạn khi sống lưu vong tại Trung Quốc ở khoảng nửa đầu thế kỷ 14.
Nội dung sách ghi chép hỗn hợp về địa lý, lịch sử, văn hóa, v.v... của An Nam (Việt Nam ngày nay) từ ban đầu đến cuối đời Trần. Nguyên bản có 20 quyển, nhưng hiện tại chỉ còn 19 quyển. Có lẽ đây là một công trình khảo cứu về Việt Nam lâu đời nhất còn lại, do một người Việt viết.
Brother Enemy (Huynh đệ tương tàn – bản dịch)
Phát hành:
tháng Mười Một 1986
Tác giả:
Nayan Chanda
Dịch giả:
Hoàng Long Hải
Người gửi:
Đặng Chí Hùng
Số trang:
232
Giới thiệu:
Trong những năm Tây phương hầu như lãng quên Đông Dương thì Nayan Chanda, phái
viên Đông Dương của tạp chí Kinh Tế Viễn Đông (FarEast Economic Review) tiếp tục cung cấp
những tin tức có giá trị nhất, những cảm nhận chưa rõ lắm về một cuộc chiến sắp xảy ra và xung
đột trong vùng Cộng Sản kiểm soát ở Việt Nam, Lào và Kampuchia. Không có một nhà báo nào
theo dõi những biến chuyển ở vùng này một cách sít sao đến thế. Với những kiến thức có sẵn,
ông tiếp cận ở mức độ cao và sâu để tìm hiểu sự thực...
Phủ biên tạp lục
Giới thiệu:
Phủ biên tạp lục (chép lẫn lộn về chính trị cõi biên thùy), gồm 6 quyển, làm khi tác giả được cử làm Hiệp trấn Tham tán quân cơ ở phủ Thuận Hóa (1776). Trong sách biên chép khá tường tận xã hội xứ Đàng Trong (nhất là xứ Thuận Hóa và xứ Quảng Nam) ở thế kỷ 18.
Đại Việt thông sử
Phát hành:
1973
Tác giả:
Lê Quý Đôn
Dịch giả:
Lê Mạnh Liêu, Viện Sử Học
Người gửi:
Ẩn danh
Số trang:
91
Giới thiệu:
Đại Việt thông sử (còn gọi là “Lê triều thông sử”), gồm 30 quyển (theo Phan Huy Chú), viết năm 1749. Đây là bộ sử được viết theo thể kỷ truyện (chỉ có phần Bản kỷ là chép theo lối biên niên) chép từ thời vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đến vua Lê Cung Hoàng (theo Phàm lệ của tác giả).