Mới nhất
Tìm được 256 tác phẩm:
sách tư liệu
Đại Nam thực lục – tập 4/10
Phát hành: 2007
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 1141
Giới thiệu: Đại Nam thực lục là bộ biên niên sử Việt Nam viết về triều đại các chúa Nguyễn và các vua nhà Nguyễn. Đại Nam thực lục bản gốc gồm 584 quyển viết bằng chữ Hán thể văn ngôn và ghi chép các sự kiện lịch sử tới năm 1925 (không bao gồm vua Bảo Đại). Đây là bộ sử liệu quan trọng của triều Nguyễn. Nó là nguồn tham khảo chính cho các bộ sách sử của Cao Xuân Dục (Quốc triều chính biên toát yếu) và Trần Trọng Kim (Việt Nam sử lược). Tập bốn là phần Chính biên-Kỷ thứ hai (từ 1834 đến 1836)
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Đại Nam thực lục – tập 3/10
Phát hành: 2007
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 1036
Giới thiệu: Đại Nam thực lục là bộ biên niên sử Việt Nam viết về triều đại các chúa Nguyễn và các vua nhà Nguyễn. Đại Nam thực lục bản gốc gồm 584 quyển viết bằng chữ Hán thể văn ngôn và ghi chép các sự kiện lịch sử tới năm 1925 (không bao gồm vua Bảo Đại). Đây là bộ sử liệu quan trọng của triều Nguyễn. Nó là nguồn tham khảo chính cho các bộ sách sử của Cao Xuân Dục (Quốc triều chính biên toát yếu) và Trần Trọng Kim (Việt Nam sử lược). Tập ba là phần Chính biên-Kỷ thứ hai (từ 1830 đến 1833)
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Đại Nam thực lục – tập 2/10
Phát hành: 2007
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 998
Giới thiệu: Đại Nam thực lục là bộ biên niên sử Việt Nam viết về triều đại các chúa Nguyễn và các vua nhà Nguyễn. Đại Nam thực lục bản gốc gồm 584 quyển viết bằng chữ Hán thể văn ngôn và ghi chép các sự kiện lịch sử tới năm 1925 (không bao gồm vua Bảo Đại). Đây là bộ sử liệu quan trọng của triều Nguyễn. Nó là nguồn tham khảo chính cho các bộ sách sử của Cao Xuân Dục (Quốc triều chính biên toát yếu) và Trần Trọng Kim (Việt Nam sử lược). Tập hai là phần Chính biên-Kỷ thứ hai (từ 1820 đến 1829).
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Đại Nam thực lục – tập 1/10
Phát hành: 2002
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 1079
Giới thiệu: Đại Nam thực lục là bộ biên niên sử Việt Nam viết về triều đại các chúa Nguyễn và các vua nhà Nguyễn. Đại Nam thực lục bản gốc gồm 584 quyển viết bằng chữ Hán thể văn ngôn và ghi chép các sự kiện lịch sử tới năm 1925 (không bao gồm vua Bảo Đại). Đây là bộ sử liệu quan trọng của triều Nguyễn. Nó là nguồn tham khảo chính cho các bộ sách sử của Cao Xuân Dục (Quốc triều chính biên toát yếu) và Trần Trọng Kim (Việt Nam sử lược). Tập một bao gồm phần Tiền biên (từ Chúa Nguyễn Hoàng đến Chúa Nguyễn Phúc Thuần) và Chính biên-Kỷ thứ nhất (từ đời Gia Long 1778 đến 1819).
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Tứ bình thực lục thời chúa Trịnh
Phát hành: 2009, NXB Văn hóa - Thông tin
Dịch giả: Đinh Khắc Thuần, Hồng Phi
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 403
Giới thiệu: Đây là các bộ thực lục ghi về các cuộc bình định của chúa Trịnh Doanh (1740-1767) và Trịnh Sâm (1767-1782) do các sử gia đi theo quân ngũ trực tiếp ghi lại nên khá sống động và trung thực. Tập sách này hoàn thành cùng với tâm huyết của Hậu duệ đời thứ 8 chúa Trịnh Sâm là Trịnh Hải... Đây là công trình dịch thuật, nghiên cứu công phu với mục đích cung cấp thêm tư liệu về tài năng quân sự cũng như đức độ của chúa Trịnh Sâm, là "loại sách bổ sung cho chính sử", "chỉ căn cứ vào sự thực mà sao chép ra"...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Bên giòng lịch sử (hồi ký 1940-1965)
Phát hành: 1972, NXB Trí Dũng, Sài Gòn
Tác giả: Cao Văn Luận
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 450
Giới thiệu: "...Với tư cách một người gần gũi, có thể nói là thân thiết với Ông Diệm mà lại không phải lệ thuộc quá nhiều vào quyền hành và sự chỉ huy của Ông tôi đã được nhìn những cố gắng, những thành công, những thất bại và những sai lầm của Ông. Trước những tin tức, những lập luận, những xuyên tạc quanh Ông Diệm và chế độ tôi cảm thấy cần phải viết lại những hiểu biết, những nhận xét, những chứng kiến của tôi về những việc làm cũng như về đời sống, tư cách của Ông để sau này nếu những người nào muốn tìm hiểu sự thật về giai đoạn lịch sử- mà sự có mặt của Ông Diệm là cần thiết và quan trọng- có thêm một soi sáng, một nhận định không có ác ý, không thiên vị..."
VÀO ĐỌC
sách tư liệu
Sài Gòn năm xưa
Phát hành: 1960, Nhà sách Khai Trí
Tác giả: Vương Hồng Sển
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 125
Giới thiệu: Nối dõi tổ tiên, trong cuộc Nam tiến vĩ đại: Đến bây giờ, các học giả vẫn bàn cãi không thôi chung quanh hai tiếng"Sài" "Gòn", chẳng biết từ đâu, bởi đâu mà có. Kẻ nói vầy, người nói khác, không ai chịu ai. Tranh luận mãi càng thêm rối trí, không bổ ích vào đâu. Một điều an ủi chung cho hạng gàn như tôi là chính trong tập khảo cứu năm 1885, nhà bác học uyên thâm trong Nam, cụ Trương Vĩnh Ký, cũng tỏ ra bối rối như ai! Để dọn đường tìm hiểu thêm về nguồn gốc "Sài Gòn" của người Việt, chúng tôi trước tiên, xin tóm tắt cuộc Nam tiến...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Người Việt gốc Miên
Phát hành: 1969
Tác giả: Lê Hương
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 276
Giới thiệu: Dưới triều Nguyễn, tổng số người Việt gốc Miên chưa tới 150.000 người, nhưng vẫn được coi là một sắc dân có đủ quyền lợi như người Việt. Quyển sách sưu tầm những tài liệu về dân số, sinh hoạt xã hội, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, kinh tế của người Khơ-me tại Sài Gòn, Tây Ninh và các tỉnh miền Tây, tính đến 1965. Đó là một sắc dân sống trên đất Việt từ hạ bán thế kỷ 17. Người Việt gốc Miên theo đạo Phật, tu theo ngành Tiểu Thừa, tiếng Việt gọi là Nguyên Thủy. Nhà sư Miên không ăn chay như người Việt tu theo ngành Đại Thừa và sống bằng lối khất thực nghĩa là đi nhận thức ăn của các tín đồ dân cúng mỗi ngày. Theo lời Phật dạy thì sống cách nào cũng xong miễn là tu hành đúng đắn thì kết quả cũng được lên Niết Bàn. Vì thế, giới tu hành Việt gốc Miên ăn mặn như người ngoài đời chỉ có điều khác hơn là không tự tay giết con vật để ăn, người khác giết cho mình ăn thì được...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Vương quốc Champa: Lịch sử 33 năm cuối cùng (1802-1835)
Phát hành: 2013
Tác giả: Po Dharma
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 286
Giới thiệu: Đây là công trình nghiên cứu khoa học về 33 năm cuối của Vương quốc Chăm-pa, kể từ năm 1802, năm lên ngôi của Nguyễn Ánh tại Huế với danh hiệu Gia Long, người đã có công tái lập lại cơ chế độc lập của Champa, cho tới năm 1835 với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa cuối cùng do Ja Thak Wa lãnh đạo, dẫn đến việc vua Minh Mạng sát nhập phần lãnh thổ cuối cùng của Chăm-pa vào nước Đại Nam. Sự thất bại của cuộc vùng dậy do Ja Thak Wa lãnh đạo vào năm 1835 do vậy có thể coi là trận chiến cuối cùng của dân tộc Champa chống lại triều đình Huế sau ngày vương quốc Champa bị xóa tên trên bản đồ.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Đang duyệt Không có tác phẩm nào đang chờ duyệt