1986 - nay

Được gọi là thời kỳ chuyển đổi, khi Việt Nam tiến hành đường lối Kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa nhằm vực dậy nền kinh tế.

Sau chuyến thăm của tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton vào năm 2000, Việt Nam đã trở thành điểm đến ngày càng hấp dẫn của các dự án phát triển kinh tế. Ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế lớn dần, mang lại lợi thế không nhỏ cho chính phủ VN trong các thương vụ đàm phán.

Áp phích tuyên truyền của Đảng Cộng Sản tại Tây Hồ năm 2015 (nguồn: wikipedia tiếng Anh)
Thành phố Hồ Chí Minh hiện đại hóa sau Đổi Mới (nguồn: wikipedia tiếng Anh)

Tuy nhiên, thời kỳ này cũng chứng kiến CQ Việt Nam do ĐCS lãnh đạo lâm vào những vấn nạn như khủng hoảng môi trường, tham nhũng, vi phạm nhân quyền, bị Trung Quốc chèn ép về ngoại giao và chủ quyền…

Người dân biểu tình năm 2016 liên quan đến thảm họa môi trường Formosa Hà Tĩnh (nguồn: rfa.org)
Có 25 tác phẩm về giai đoạn 1986 - nay:
báo cáo
Danh sách quân dân cán chính VNCH đi “cải tạo” sau năm 1975
Người gửi: Lạt Nguyễn
Số trang:
Nguồn: Website dsctchettrongtu.super.site
Giới thiệu: "...Chúng tôi xin được chia sẻ nỗi buồn với gia đình, bằng hữu và xin lưu danh những người đã mất trong các trại tù. Bằng cách tìm trên Internet, bạn bè và người thân đã cùng chúng tôi tìm lại người đã mất. Muốn thực hiện một danh sách đầy đủ và chính xác cần có nhiều thời gian và nhiều người cùng đóng góp bằng nhiều phương tiện khác nhau, gián tiếp hay trực tiếp. Sau khi có được một danh sách tạm thời, chúng tôi sẽ chuyển đến các cơ sở Tôn Giáo để xin cầu nguyện vào những dịp Lễ, Tết truyền thống Việt Nam. Mục đích được TRỌN TÌNH ĐỒNG ĐỘI, TÌNH CHIẾN HỮU. Chúng tôi thực hiện chia làm 3 miền, mỗi miền có các trại cải tạo. Kính mong Quý vị xem và cho biết thêm những người đã mất hay bổ túc những thiếu sót".
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Tổ Quốc ăn năn
Phát hành: 2004
Tác giả: Nguyễn Gia Kiểng
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 649
Giới thiệu: Ngũ thập tri thiên mệnh. Năm mươi tuổi biết mệnh trời. Năm nay tôi đã ngoài 50 tuổi, không biết tôi đã tri thiên mệnh chưa, nhưng tôi đã khám phá ra một điều: đó là cái gì dù lạ lùng đến đâu cũng đều có một giải thích giản dị. Các nước phương Tây vượt trội bởi vì văn hóa của họ lành mạnh, tâm lý của họ đúng đắn. Nước Việt Nam đau khổ và nghèo nàn bởi vì văn hóa Việt Nam thui chột và tâm lý người Việt Nam bệnh hoạn. Điều đó dĩ nhiên chẳng có gì mới đối với bạn đọc và cũng chẳng có gì mới đối với tôi, chúng ta đã biết từ khá lâu rồi. Có điều cái biết bây giờ khác với cái biết của trước kia. Giữa hai sự hiểu biết đó có một khoảng cách, đó là kinh nghiệm. Kinh nghiệm là gì nếu không phải là sự khám phá lại những chân lý đơn giản và có ích? Nhưng kinh nghiệm không phải chỉ đem lại cho tôi sự chấp nhận thua kém, và niềm đau của sự thua kém đó. Nếu chỉ có thế thì chẳng có gì để nói và cuốn sách này không có lý do gì đề đến với độc giả. Kinh nghiệm đó còn giúp tôi khám phá ra rằng Việt Nam có thể tiến lên, tiến xa và tiến cao. Với điều kiện là phải nghĩ lại mình. Đó là lý do ra đời của cuốn sách khiêm nhường này.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Mặt thật
Phát hành: 1994
Tác giả: Bùi Tín
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 361
Giới thiệu: Nhà báo Thành Tín, tên thật Bùi Tín, nguyên đại tá Quân đội nhân dân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, sinh năm 1927. Chức vụ cuối cùng trước khi ông ly khai là Phó Tổng Biên Tập báo Nhân Dân, Trưởng Ban Biên tập báo Nhân Dân Chủ Nhật. Trong "Mặt thật" là những hồi tưởng, ghi nhận, tài liệu, hình ảnh, như ông khẳng định, là sự thật, là khuôn mặt thật của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt nam. Và tiếng nói của ông - người cống hiến gần suốt một đời để chiến đấu và xây dựng chủ nghĩa xã hội, những điều ông từng yêu thương và tin tưởng...
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Kẻ bị khai trừ
Phát hành: 2011
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 366
Giới thiệu: “Kẻ bị khai trừ” được viết bằng tiếng Pháp – Un Excommunié. Hanoi: 1954-1991: Procès d’un intellectuel – do Nguyễn Quốc Vĩ dịch sang tiếng Việt, tựa là “Kẻ Bị Rút Phép Thông Công”. Thuật ngữ “rút phép thông công” hay “vạ tuyệt thông” nói tới một kỷ luật nặng nề nhất trong Giáo hội Thiên Chúa Giáo khi một người bị cho là đã phạm trọng tội nên sẽ bị khai trừ vĩnh viễn khỏi Giáo hội. Hiểu như thế thì ta sẽ thấy Nguyễn Mạnh Tường tự ví mình là một kẻ mắc tội trọng với Đảng Cộng Sản vì thế mà bị khai trừ vĩnh viễn khỏi xã hội. “Kẻ bị khai trừ” gồm có ba chương. Ba chương này tương ứng với 3 đoạn đời của Nguyễn Mạnh Tường: 1 – Được cưng chiều (và bị lợi dụng). 2 – Phản kháng và bị “đấu tố”. 3 – Bị cô lập và đày đọa.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Hoa xuyên tuyết
Phát hành: 1995
Tác giả: Bùi Tín
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 257
Giới thiệu: Hình ảnh của hoa xuyên tuyết cổ vũ tôi suốt cuộc hành trình đi ngược dòng đời tôi, cũng là đi ngược một phần nào cuộc hành trình của đất nước, để nhớ lại và suy ngẩm... Tôi viết với niềm tin rằng lẽ phải, tâm huyết và sự hiểu biết của tất cả những người Việt có tấm lòng ưu ái với đất nước, dù cho có gặp những hoàn cảnh khó khăn đến khốc liệt, cuối cùng cũng sẽ bật dậy trong một cuộc tập hợp rộng lớn và xúc động, cùng đua Tổ quốc thân yêu vào một mùa Xuân mới của đoàn kết, dựng xây và phát triển.
VÀO ĐỌC
báo cáo
Những đại gia cao su (Global Witness)
Phát hành: 2013
Tác giả: Global Witness
Dịch giả: Tùng Nguyễn, Việt Sử team
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 104
Giới thiệu: Campuchia và Lào đang lâm vào một vấn nạn xâm chiếm đất đai bởi các “đại gia cao su” Việt Nam. Báo cáo này sẽ công bố làm thế nào mà hai trong những công ty lớn nhất ở Việt Nam, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và Tập Đoàn Cao Su Việt Nam (VRG), đã thuê những dải đất trồng bạt ngàn rộng lớn tại Lào và Campuchia, với những hậu quả tai hại cho dân cư địa phương và môi trường sống. Mối liên hệ mật thiết với những cá nhân tham nhũng trong thượng tầng chính giới cũng như trong giới kinh doanh đã cho họ đặc quyền miễn nhiễm với luật pháp, và những hợp đồng được che đậy trong bí mật, cũng như được cho vay vốn từ những tổ chức tài chính quốc tế như Ngân Hàng Đức và Tập đoàn tài chính quốc tế (IFC).
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Viết cho Mẹ và Quốc hội
Phát hành: 1995
Tác giả: Nguyễn Văn Trấn
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 212
Giới thiệu: Bằng một giọng văn rất Nam bộ, tác giả sử dụng nhiều danh từ rất chân chất của người miền quê dù đã sống 21 năm ngoài Bắc. Tuy câu văn luôn bị cắt khúc, xuống hàng, chuyên chở nhiều câu chuyện, chi tiết bên ngoài lịch sử mà Đảng xem như sự nói xấu nguy hiểm cho chế độ, vì chúng phơi bày nhiều sự thật đến “kinh hoàng” và “không ngờ” đối với đa số đảng viên và độc giả. Ngoài ra, tác giả chứng tỏ là một người có kiến thức, đọc khá nhiều tác phẩm bằng tiếng Pháp, cũng như theo sát tình hình chính trị trên thế giới và biến động trong xã hội Việt Nam. Trong tác phẩm, tác giả kể về những câu chuyện bí mật thâm cung của Đảng cộng sản, từ Cải cách Ruộng đất, Chỉnh huấn, Xét lại, đến Nhân văn-Giai phẩm. Thêm vào đó là những quyền cơ bản của con người mà tác giả rất khao khát được có; nhất là hai chữ “Dân chủ” và quyền tự do báo chí mà tác giả vốn là người ham thích việc viết báo.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Ký sự trong tù
Phát hành: 2008
Tác giả: Phạm Bá Hoa
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 202
Giới thiệu: Là chuyện kể về cuộc đời lao tù của cựu đại tá Quân lực VNCH Phạm Bá Hoa trong các trại tập trung Long Giao tỉnh Long Khánh, Tam Hiệp tỉnh Biên Hòa, Yên Bái tỉnh Hoàng Liên Sơn, Nam Hà tỉnh Hà Nam Ninh, trong gần 12 năm từ 14/6/1975 đến 12/9/1987, cũng như trong thời gian ông đang ở Sài Gòn chờ xuất ngoại. Qua góc nhìn của tác giả, tác phẩm còn đề cập đến tình hình miền Nam Việt Nam trước khi sụp đổ cũng như những cảm nhận của ông về nước Việt Nam thống nhất sau năm 1975.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Chuyện kể năm 2000
Phát hành: 2000
Tác giả: Bùi Ngọc Tấn
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 696
Giới thiệu: Khó bề tóm lược tác phẩm trong một câu, nhưng ta có thể tâm đắc với nhà thơ Đoàn thị Lam Luyến, biên tập viên nhà xuất bản Thanh Niên khi đặt Nguyễn Trọng Tạo vẽ bìa, đã trình bày : "truyện viết về một người của ta, bị ta bỏ tù, tập 1 trong tù, tập 2 ra tù, nhưng tập 2 ảm đạm hơn tập 1". Cuốn sách này đã gây một tiếng vang và sự chú ý rộng rãi vì mới xuất bản vào năm 2000 đã bị thu hồi và tiêu hủy. Nhưng lệnh cấm lại là một cách quảng cáo đắc lực cho cuốn sách chỉ vừa mới lưu hành được 300 bản. Sau đó tác phẩm được các mạng lưới điện tử truyền đi, các nhà xuất bản ngoài nước in lại. Trong nước thì sách in chui lên đến nhiều vạn bản, giá đắt gấp ba, bốn lần giá gốc...
VÀO ĐỌC
Dòng thời gian
Ít tác phẩm nhất
Nhiều tác phẩm nhất