Bắc thuộc lần thứ nhất 207 TCN - 40

Vào năm 207 TCN, sau khi triều đình nhà Tần tại Trung Quốc sụp đổ, một vị tướng nước Tần là Triệu Đà đã ly khai vùng Lưỡng Quảng ngày nay ra khỏi Trung nguyên, xưng vương và lập ra một vương quốc mới với tên gọi Nam Việt. Triệu Đà sau đó đã đánh bại An Dương Vương và sát nhập nước Âu Lạc vào nước Nam Việt, thủ đô là thành Phiên Ngung (thành phố Quảng Châu ngày nay)

Nhà nước Nam Việt ở thời kỳ lãnh thổ rộng nhất năm 200 TCN (nguồn: Wikipedia tiếng Anh)

Vào năm 111 TCN, nhà Hán (Trung Quốc) đã xâm chiếm nước Nam Việt và biên chế Việt Nam thành 3 quân Giao Chỉ (nay là đồng bằng châu thổ Sông Hồng), Cửu Chân (nay là từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh), và Nhật Nam (nay là Quảng Bình đến Huế).

Thời kỳ này cũng chứng kiến Đạo Phật được truyền đến Việt Nam từ Ấn Độ qua Con Đường Tơ Lụa, trong khi Đạo GiáoNho Giáo du nhập vào Việt Nam qua sự cai trị của triều đình trung ương tại Trung Quốc.

Có 33 tác phẩm về giai đoạn Bắc thuộc lần thứ nhất 207 TCN - 40:
sách tư liệu
Lịch sử cổ đại Việt Nam
Phát hành: 2005
Tác giả: Đào Duy Anh
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 611
Giới thiệu: Cổ sử Việt Nam là lĩnh vực mà học giả Đào Duy Anh quan tâm nghiên cứu ngay từ khi bắt tay tìm hiểu lịch sử dân tộc vào những năm 30 của thế kỷ trước. Thời gian đó, phần lớn những sách bằng chữ Hán và chữ Việt đều chép lại lịch sử thời thượng cổ theo các thư tịch xưa, đầy những truyền thuyết hoang đường, trừ những công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài thuộc Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp ở Hà Nội. Có thể nói, Đào Duy Anh là người đầu tiên dùng phương pháp khoa học để phân tích các truyền thuyết xưa nhằm tìm ra những phản quang thực tế ẩn tàng trong huyền thoại, đồng thời đối chiếu với những tài liệu khảo cổ học để đi tìm lại cội nguồn của dân tộc...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Đại Nam quốc sử diễn ca (Q1): Từ Hồng Bàng đến Tiền Lê
Phát hành: 1949
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 499
Giới thiệu: Đại Nam Quốc sử Diễn ca (chữ Nho: 大南國史演歌) là một tác phẩm văn vần bằng chữ Nôm sáng tác vào khoảng triều Tự Đức thời nhà Nguyễn. Tác phẩm này được thực hiện theo lệnh của vua Tự Đức, với Phạm Đình Toái biên soạn, Phan Đình Thực nhuận chính và Đặng Huy Trứ là người đem in. Bản chữ Quốc ngữ đầu tiên cũng xuất hiện năm 1870 do Trương Vĩnh Ký diễn âm. Đại Nam quốc sử diễn ca là một áng văn viết theo thể lục bát, chép lịch sử dân Việt từ Kinh Dương Vương và họ Hồng Bàng đến hết nhà Lê.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Đại Việt sử ký toàn thư (audio)
Phát hành: 2022
Tác giả: Ngô Sĩ Liên
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng:
Nguồn: kênh Youtube Việt Sử
Giới thiệu: Đại Việt sử ký toàn thư (chữ Hán: 大越史記全書), đôi khi gọi tắt là Toàn thư, là bộ quốc sử viết bằng Hán văn của Việt Nam, viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Bộ sử này được khắc in toàn bộ và phát hành lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hòa năm thứ 18, triều vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697. Đây là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, do nhiều đời sử quan trong Sử quán triều Hậu Lê biên soạn.
XEM CLIP
sách tư liệu
Việt sử giai thoại
Phát hành: 1999
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 942
Giới thiệu: VIỆT SỬ GIAI THOẠI là bộ sách khai thác những ghi chép của các bộ chính sử xưa. Như bạn đọc đã biết, để viết về thời đại Hùng Vương và An Dương Vương, các bộ chính sử xưa đã dựa chủ yếu vào dã sử hoặc truyền thuyết dân gian. Hẳn nhiên, truyền thuyết dân gian không phải là sử nhưng truyền thuyết dân gian bao giờ cũng được hình thành trên cơ sở của một sự thực lịch sử nào đó. Một khi trong tay mình có đầy đủ những tài liệu mà chính sử xưa đã khai thác, chúng tôi nghĩ rằng, tốt nhất là mình hãy tự giới thiệu lấy, không nên trích lục những gì mà chính sử xưa đã trích lục. Xưa nay, tam sao thất bản vốn là chuyện chẳng hay. Từ cách nghĩ này, chúng tôi đã viết một số giai thoại trên cơ sở trích dịch một số sách như : Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh tập ...v.v.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt sử kỷ yếu
Phát hành: 2004
Tác giả: Trần Xuân Sinh
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 557
Giới thiệu: Cuốn sách "Việt Sử Kỷ Yếu" do tác giả Trần Xuân Sinh ghi chép lại lịch sử nước nhà về các thời đại từ Thời đại thượng cổ trước năm 208 tr. CN đến Thời đại Bắc thuộc (thời đại Trung cổ) từ năm 208 tr. CN đến năm 939. Thời đại tự chủ từ năm 939 đến năm 1527. Thời đại Nam Bắc phân tranh từ năm 1527 đến năm 1802. Thời đại cận kim từ năm 1802. Và từ năm 1945 là Thời đại hiện kim. (Phỏng theo Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược).
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Quần thư khảo biện
Phát hành: 1995
Tác giả: Lê Quý Đôn
Dịch giả: Trần Văn Quyền
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 534
Giới thiệu: Quần thư khảo biện (Xét bàn các sách) được Lê Quý Đôn viết xong năm 1757. Ba năm sau, trong chuyến đi sú gần tròn hai năm ròng mới trên đất nước Trung Quốc, ông đã có dịp đưa sách ra chất chính cùng các sứ thần Triều Tiên, các sĩ phu Trung châu, cùng họ trao đổi bàn bạc và chăm chước ngay tại chỗ những điểm còn có chút chưa vừa ý để tìm ra điều xác đáng nhất. Bằng "trí tuệ tuyệt vời vượt hẳn ngàn xưa" như nhận xét của Trạng nguyên Hồng Khải Hy, Chánh sứ Triều Tiên, Quần thư khảo biện đã được khẳng định Ià những lời bàn luận có khảo cứu có so sánh và minh chứng của Lê Quý Đôn về các nhân vật, các sự kiện lịch sử của Trung Quốc từ Hạ Thương Chu cho đến Đường Tống.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Các nền văn hóa cổ Việt Nam (từ thời nguyên thủy đến thế kỷ 19)
Phát hành: 2009
Tác giả: Hoàng Xuân Chinh
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 438
Giới thiệu: "...được sự động viên khích lệ của nhiều đồng nghiệp, tôi mạnh dạn viết công trình "Các nền văn hóa cổ Việt Nam" bao gồm những hiểu biết của chúng ta cho đến nay về các nền văn hóa khảo cổ trên đất nước từ khi con người có mặt trên đất nước ta đến thời Nguyễn..."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Sử ký Tư Mã Thiên
Phát hành: năm 91 trước Công nguyên
Tác giả: Tư Mã Thiên
Dịch giả: Phạm Hồng
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 624
Giới thiệu: Sử ký Tư Mã Thiên là cuốn sử của Tư Mã Thiên được viết từ năm 109 TCN đến 91 TCN, ghi lại lịch sử Trung Quốc trong hơn 2500 năm từ thời Hoàng Đế thần thoại cho tới thời ông sống. Không chỉ là bộ thông sử đầu tiên được biết đến ở Trung Quốc cổ đại, Sử ký còn đóng vai trò như một khuôn mẫu cho việc ghi chép chính sử của các triều đại Trung Quốc tiếp theo và trên toàn vùng văn hóa chữ Hán trong đó có Việt Nam.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Việt Sử tân biên (Quyển 1): Thượng cổ và trung cổ thời đại
Phát hành: 12/2012
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Người gửi: Tùng Nguyễn
Thời lượng: 21 chương, 27 clips
Nguồn: Kênh Youtube Việt Sử
Giới thiệu: Việt sử tân biên là một bộ sách quy mô về Lịch sử Việt Nam, gồm 5 tập, chia làm 7 quyển do sử gia Phạm Văn Sơn biên soạn và phát hành từng tập từ năm 1956 đến năm 1972 tại Sài Gòn. Quyển 1: Thượng và Trung cổ thời đại (Nhà sách Khai Trí, 1956, Sài Gòn), tựa của GS. Nguyễn Đăng Thục từ thời vua Hùng đến hết thời Lý. * Phiên bản rút gọn của bộ sách này là cuốn "Việt Sử toàn thư" của cùng tác giả, bản audio do chúng tôi thực hiện ở đây https://vietsu.org/viet-su-toan-thu-tu-thuong-co-den-hien-dai-audio
XEM CLIP
Dòng thời gian
Ít tác phẩm nhất
Nhiều tác phẩm nhất