Nhà Lê trung hưng 1533-1789

Nhà Lê trung hưng (chữ Nôm: 茹黎中興, chữ Hán: 黎中興朝, Hán Việt: Lê trung hưng triều, 1533–1789) là giai đoạn sau của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê (giai đoạn đầu là nhà Lê Sơ) trong lịch sử Việt Nam. Nhà Lê trung hưng được thành lập khi Lê Trang Tông với sự phò tá của cựu thần nhà Lê sơ là Nguyễn Kim được đưa lên ngôi báu. Đây là triều đại dài nhất so với các triều đại Việt Nam với 256 năm.

Bàn đồ Việt Nam năm 1650, màu cam là địa phận của chúa Bầu, màu tím là tàn dư họ Mạc. Họ Trịnh ở phía Bắc và phía Nam (màu vàng) là của họ Nguyễn. (nguồn: Wikipedia tiếng Anh)

Khi nhà Lê trở lại Thăng Long, tuy trên danh nghĩa đã thống nhất Đại Việt, nhưng riêng tại Bắc Bộ bị cắt hai vùng Tuyên Quang, Cao Bằng do họ Vũ và Mạc chiếm đóng.

Nắm quyền chi phối triều chính và chỉ huy quân đội, họ Trịnh nắm thực quyền thời Lê trung hưng. Mọi chính sách từ ngoại giao, kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa đều do họ Trịnh quyết định. Từ năm 1600, với công lao đánh bại nhà Mạc – phục hưng nhà Lê, Trịnh Tùng chính thức xác lập địa vị là “chúa”, lập phủ riêng. Họ Trịnh được hưởng thế tập ngôi chúa.

Từ đây họ Trịnh lập ra hệ thống tổ chức chính quyền ở phủ chúa tương ứng với chính quyền có sẵn bên cung vua, ngoài cung vua phía đông còn có phủ chúa ở phía tây. Chính thể Đàng Ngoài do đó được gọi là chính quyền “vua Lê chúa Trịnh”, đây là thời kỳ duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam có sự điều hành của quyền thần được thế tập, truyền nối nhiều đời.

Vì vậy, mọi thành tựu, sự kiện, từ quân sự đến xã hội, thịnh trị hay rối ren, đều do tay họ Trịnh. Các chúa Trịnh đều là những người giỏi cai trị và ngoại giao nên tình hình Bắc Hà – khi họ Nguyễn đã cát cứ trong Nam – nhìn chung ổn định. Chẳng những việc chính sự mà ngay cả chuyện vợ con của các vua Lê cũng do các chúa Trịnh sắp đặt. Phần nhiều vợ các vua Lê là con gái họ Trịnh để ràng buộc.

Có 40 tác phẩm về giai đoạn Nhà Lê trung hưng 1533-1789:
sách tư liệu
Việt Sử toàn thư
Phát hành: 1960
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 442
Giới thiệu: Việt Sử Toàn Thư trình bày những sự kiện lịch sử của Việt Nam, được chia làm ba phần chính từ thời Bắc thuộc, đến Việt Nam trên đường độc lập và thời kỳ Việt Nam mất độc lập vào tay Pháp. Theo lời tác giả, cuốn sách này là phiên bản rút gọn của bộ 7 cuốn Việt Sử tân biên của chính ông, đã giản lược để dễ tiếp thụ với các độc giả không chuyên về sử. Tác giả mong muốn bổ sung vào kho sử liệu của Việt Nam vốn được truyền lại từ thời xưa mang nặng tư tưởng phong kiến, đế quốc: "...ta phải có những cuốn sử mới viết theo quan niệm rộng rãi và tinh thần phóng khoáng của trào lưu dân chủ ngày nay cùng gồm thâu được nhiều điều mới lạ do sự khám phá hay sưu tầm của các học giả cận đại, hiện đại."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Có 500 năm như thế: Bản sắc Quảng Nam và Đàng Trong từ góc nhìn phân kỳ lịch sử
Phát hành: 2017
Tác giả: Hồ Trung Tú
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 290
Giới thiệu: Là một tác phẩm gây rất nhiều tiếng vang trong dư luận về chủ đề Chăm-pa. Lịch sử đã ghi nhận sự biến mất của người Champa ở xứ Quảng được xác lập từ hàng bao thế kỷ qua. Tuy nhiên, bằng phương pháp phân tích dựa trên sự phân kỳ lịch sử và ngôn ngữ học (ngữ điệu, giọng điệu, phương ngữ), Hồ Trung Tú chứng minh người Champa vẫn còn hiện diện trên chính mảnh đất của tổ tiên họ. Kết quả nghiên cứu này, đã tạo tiền đề cho những hiểu biết về người Champa sinh sống trong vùng ngoại biên Champa (khi không còn chủ quyền), và qua những dẫn chứng về địa danh, nơi tụ cư của người Champa, những gia phả còn lưu trữ trong các gia đình xứ Quảng. Cả chứng tích còn sót lại như làng Chăm, họ Chăm, cách phát âm tiếng Việt lơ lớ và cả sự pha trộn huyết thống (nhân chủng) hệ quả từ các cuộc hôn nhân Việt-Chăm...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Quốc sử tạp lục
Phát hành: 1970
Tác giả: Nguyễn Thiệu Lâu
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 729
Giới thiệu: Quốc sử tạp lục bao gồm các bài khảo cứu, tư liệu, bài viết của Nguyễn Thiệu Lâu đăng rải rác trên các tờ báo, mà hồi sinh tiên ông vốn có dự định gom các công trình đó lại thành một cuốn sách nhưng không có cơ hội thực hiện. Rất may là sau khi ông mất bạn bè ông và con cháu ông đã thay ông làm điều đó, để bây giờ chúng ta đã có một cuốn sách vô giá trong công cuộc nghiên cứu về lịch sử dân tộc...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Nam Hải dị nhân liệt truyện
Phát hành: 1909
Tác giả: Phan Kế Bính
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 145
Giới thiệu: Nam Hải dị nhân liệt truyện (chữ Hán: 南海異人列傳, dịch nghĩa: Truyện những người kỳ lạ ở đất Nam Hải), là một tập truyện sưu tầm của Phan Kế Bính về các truyền tích, dã sử nổi tiếng trong giai thoại dân gian Việt Nam. Được in và xuất bản lần đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ vào năm 1909. Trong lần tái bản năm 1916, Lê Văn Phúc có ghi trong phần Lời người hiệu chính: "Sách này có dự vào chương-trình học thi tú-tài, lần này là lần in thứ tư, có hiệu chính lại, và có kê cứu chép thêm vào để ghi cho đủ các bậc anh-hùng hào-kiệt nước Nam ta." Các truyện được thêm vào là truyện Bắc Bình Vương, Gia Long Đế, Tô Hiến Thành, Đào Duy Từ và Trịnh Hoài Đức.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Lịch triều hiến chương loại chí (tập cuối)
Phát hành: 1960
Tác giả: Phan Huy Chú
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 730
Giới thiệu: Lịch triều hiến chương loại chí (chữ Hán: 歷朝憲章類誌) là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Có nghĩa là Phép tắc các triều đại chép theo thể phân loại do Phan Huy Chú soạn trong 10 năm (1809-1819). Lịch triều hiến chương loại chí, ghi chép dữ liệu lịch sử từ thời Hồng Bàng đến Lê Mạt, gồm 49 quyển, chia làm 10 phần: 1 Ðịa dư chí: chép về địa lý và lịch sử địa lý Việt Nam trải qua các triều đại và phong thổ từng vùng. --- 2 Nhân vật chí: chép về tiểu sử và tiểu truyện của các đế vương, những bậc hiền tài, danh tướng, danh nho, những người tiết nghĩa của Việt Nam. --- 3 Quan chức chí: chép về danh hiệu, chức vụ, phẩm tước, lương bổng và cách tuyển cử quan lại dưới các triều đại. --- 4 Lễ nghi chí: chép về các điển lễ thuộc về triều nghi, tế tự, tông miếu, khánh hạ, quốc tang, tấn tôn, sách phong. --- 5 Khoa mục chí: chép về phép tắc các chương trình thi cử (thi Hương, thi Hội, thi Ðình). --- 6 Quốc dụng chí: chép về các phép dinh điền (hộ khẩu), các ngạch thuế, các phép thu thuế, chế độ ruộng đất, tiền tệ. --- 7 Hình luật chí: chép về luật lệ và hình phạt. --- 8 Binh chế chí: chép về việc tuyển lính, cách luyện tập, cách tổ chức quân đội. --- 9 Văn tịch chí: chép về sách vở do người Việt sáng tác, trải qua các triều đại. --- 10 Bang giao chí: chép về việc bang giao các đời, nghi lễ đón tiếp sứ thần các nước
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Lịch triều hiến chương loại chí I
Phát hành: 1960
Tác giả: Phan Huy Chú
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 881
Giới thiệu: Lịch triều hiến chương loại chí (chữ Hán: 歷朝憲章類誌) là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Có nghĩa là Phép tắc các triều đại chép theo thể phân loại do Phan Huy Chú soạn trong 10 năm (1809-1819). Lịch triều hiến chương loại chí, ghi chép dữ liệu lịch sử từ thời Hồng Bàng đến Lê Mạt, gồm 49 quyển, chia làm 10 phần: 1 Ðịa dư chí: chép về địa lý và lịch sử địa lý Việt Nam trải qua các triều đại và phong thổ từng vùng. --- 2 Nhân vật chí: chép về tiểu sử và tiểu truyện của các đế vương, những bậc hiền tài, danh tướng, danh nho, những người tiết nghĩa của Việt Nam. --- 3 Quan chức chí: chép về danh hiệu, chức vụ, phẩm tước, lương bổng và cách tuyển cử quan lại dưới các triều đại. --- 4 Lễ nghi chí: chép về các điển lễ thuộc về triều nghi, tế tự, tông miếu, khánh hạ, quốc tang, tấn tôn, sách phong. --- 5 Khoa mục chí: chép về phép tắc các chương trình thi cử (thi Hương, thi Hội, thi Ðình). --- 6 Quốc dụng chí: chép về các phép dinh điền (hộ khẩu), các ngạch thuế, các phép thu thuế, chế độ ruộng đất, tiền tệ. --- 7 Hình luật chí: chép về luật lệ và hình phạt. --- 8 Binh chế chí: chép về việc tuyển lính, cách luyện tập, cách tổ chức quân đội. --- 9 Văn tịch chí: chép về sách vở do người Việt sáng tác, trải qua các triều đại. --- 10 Bang giao chí: chép về việc bang giao các đời, nghi lễ đón tiếp sứ thần các nước
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Hoàng Lê nhất thống chí (audio)
Phát hành: 2018
Tác giả: Ngô Gia Văn Phái
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 9 tiếng
Nguồn: Youtube channel
Giới thiệu: Hoàng Lê nhất thống chí (chữ Hán: 皇黎⼀統志) hay còn gọi là An Nam nhất thống chí, là tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của triều đại nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt chúa Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê của Ngô gia văn phái. Tác phẩm này có thể xem như là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi. Nó không chỉ dừng ở sự thống nhất của nhà Lê mà còn được viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào khoảng 30 năm cuối thế kỷ 18 và mấy năm đầu thế kỷ 19. Cuốn tiểu thuyết này có tất cả 17 hồi.
XEM CLIP
sách tư liệu
Xứ đàng trong năm 1621
Phát hành: 1931
Tác giả: Cristoforo Borri
Dịch giả: Nguyễn Khắc Xuyên, Nguyễn Nghị
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 147
Giới thiệu: Không phải chỉ mới trong mấy chục năm nay, người ta mới biết nước Việt Nam là một rừng vàng biển bạc. Trong bản tường trình, tác giả đã nói tới đất đai phì nhiêu, tới rừng vàng có nhiều cây quý như lim, như trầm hương, kì nam, hai thứ sau này được bán ra nước ngoài. Người Nhật mua về làm gối, người Malaixia buôn về làm củi hỏa thiêu theo tôn giáo của họ. Còn về biển thì biết bao thứ cá đủ loại, nhất là ở một miền ven biển, có rất nhiều thứ chim người ta lấy tổ làm thức ăn rất quý, và đó cũng là một món xuất khẩu rất được trọng, một món ăn của bậc đế vương. Tác giả đã đề cập tới món ăn quốc hồn quốc tuý là nước mắm
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Xứ Đàng Trong, Lịch sử Kinh tế – Xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18
Phát hành: 2013
Tác giả: Li Tana
Dịch giả: Nguyễn Nghị
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 288
Giới thiệu: Tác giả đã xuất bản nhiều công trình khoa học về lịch sử Việt Nam. Riêng công trình nghiên cứu về Đàng Trong này đã được nhiều nhà Việt Nam học nổi tiếng như Alexander Woodside, David Chandler, Anthony Reid... đánh giá cao và coi như là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Dòng thời gian
Ít tác phẩm nhất
Nhiều tác phẩm nhất