Nhà Nguyễn 1802-1945

Đây là triều đại đầu tiên có thể được coi là làm chủ toàn bộ mảnh đất hình chữ S từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Cũng là triều đại phong kiến cuối cùng của đất nước Việt Nam.

Sau khi đánh đổ triều Tây Sơn vào năm 1802, vị chúa Nguyễn cuối cùng và cũng là vị hoàng đế đầu tiên của triều Nguyễn, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Long, chính thức thay thế nhà trị vì nước Đại Việt.

Lãnh thổ Việt Nam được mở rộng nhất dưới thời vua Minh Mạng năm 1840 dưới tên gọi nước Đại Nam (Nguồn: Wikipedia tiếng Việt)

Công cuộc Nam tiến của các vua và chúa Nguyễn, bao gồm cả việc chinh phạt và sát nhập toàn bộ lãnh thổ nước Chăm-pa, đã mang lại hình hài diện mạo hình chữ S cho nước Việt Nam ngày nay. Đồng thời, các vua Nguyễn cũng là những người đã để mất lãnh thổ và mất nước về tay người Pháp, mở ra thời kỳ Pháp thuộc trong lịch sử dân tộc.

Cảnh ký kết Hòa ước Quý Mùi tại Huế, ngày 25 tháng Tám năm 1883 xác lập quyền bảo hộ lâu dài của Pháp trên toàn bộ Việt Nam (Nguồn: Wikipedia tiếng Anh)

Chính thức diệt vong vào năm 1945 sau cuộc cách mạng tháng Tám tại Việt Nam. Có thể nói, trong suốt 143 năm cai trị của mình, triều Nguyễn đã để lại không ít các di sản mà đến nay vẫn là những chủ đề gây ra rất nhiều tranh luận và tốn kém giấy mực trong giới sử học.

Có 72 tác phẩm về giai đoạn Nhà Nguyễn 1802-1945:
bài viết khoa học
Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh và vua Càn Long
Tác giả: Nguyễn Duy Chính
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 6
Giới thiệu: Tôi tự hỏi, nếu như Nguyễn Huệ nghe lời vua anh chỉ phát triển thực lực để làm chúa phương Nam, không đánh ra Bắc và tập trung nỗ lực vào việc loại trừ dư đảng nhà Nguyễn, thì vương triều kế tiếp sẽ là nhà Nguyễn Tây Sơn... Đúng như dự tính của Nguyễn Nhạc, vương triều Tây Sơn sẽ bành trướng thế lực sang Chân Lạp và Xiêm La, hình thành một quốc gia “tròn trịa” hơn, đất đai phì nhiêu hơn đóng vai một cửa ngõ quốc tế và nhất là không tiếp cận với Trung Hoa, tránh được những đe doạ trực tiếp từ phương Bắc.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi 1876
Phát hành: 1881
Tác giả: Trương Vĩnh Ký
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 32
Giới thiệu: Với tâm thế chủ động của kẻ lên đường vì chính “sự đi”, Trương Vĩnh Ký đã thu nhận được nhiều điều lý thú và đưa vào trong thiên du ký. Trong đó, ông đặc biệt chú ý tiếp cận và ký chép kỹ càng về những cuộc tiếp xúc với các nhân vật ở địa phương, các phong tục tập quán và các danh lam thắng tích… đã được tận mắt chứng kiến. Dường như đây cũng chính là những dạng du lịch phổ biến nhất của lữ hành đương đại; được khái quát thành các thuật ngữ có tính chất chuyên ngành như tham quan học tập (study tour), du lịch văn hóa (cultural travel), du lịch sinh thái (ecology travel). Cách tiếp cận đối tượng, cách hành xử trong từng tình huống cụ thể của họ Trương gợi ý cho ta nhiều điều thú vị.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Việt Sử toàn thư – từ thượng cổ đến hiện đại (Audio)
Phát hành: 03/09/2021
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Người gửi: Tùng Nguyễn
Thời lượng: 28 phút 46 giây
Nguồn: Kênh Youtube Việt Sử
Giới thiệu: Xin trân trọng giới thiệu bộ Việt Sử toàn thư của sử gia Phạm Văn Sơn bản audio do Việt Sử team thực hiện nhằm góp phần làm sống lại một trong các bộ sử hiếm hoi viết về toàn bộ lịch sử Việt Nam từ thời thái cổ đến thời Pháp thuộc. Tác phẩm có rất nhiều chi tiết giá trị để cho hậu thế tham khảo. Nó là một trong các bộ sách được tác giả viết dành riêng cho các bạn đọc không chuyên về sử, các em học sinh trong các trường phổ thông... trước năm 1975 tại miền Nam, là phiên bản rút gọn của bộ Việt Sử tân biên của cùng tác giả.
XEM CLIP
sách tư liệu
Danh nhân đất Việt
Phát hành: 2010
Tác giả: Nhiều tác giả
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 123
Giới thiệu: Cuốn sách giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của các danh nhân nổi bật trong lịch sử nước Việt như: Trần Quang Phải, Phan Phu Tiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Ỷ Lan hoàng thái hậu, Hải thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh, Hà Tông Mục, Triệu Quang Phục, Lý Tử Tấn, Mai Hắc Đế, Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Phùng Hưng, Lý Thái Tổ, Lê Quý Đôn, họ Khúc, Lý Nam Đế, Lý Thường Kiệt, Lê Đại Hành, Đinh Tiên Hoàng, Hưng Đạo Vương, Trần Nhân Tông, Lê Văn Hưu, Hoàng Diệu.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Những đặc trưng tiêu biểu của nhà nước Pháp quyền Việt Nam thời Trung Đại
Phát hành: 2020
Tác giả: Hien Nguyen
Người gửi: Hien Nguyen
Số trang: 47
Giới thiệu: Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc gần hai nghìn năm, thể chế chính trị Việt Nam mang đặc trưng của thể chế quân chủ phong kiến tập quyền. Trải qua các triều đại, tính chất quân chủ ngày càng được tăng cường[..]Tuy nhiên, trong thể chế chính trị quân chủ cũng có nhiều quy định hạn chế quyền lực của vua...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Kinh đô thần kỳ: nguồn khởi phương Nam?
Phát hành: 08/2021
Tác giả: Hòa Thiện
Người gửi: Hòa Thiện
Số trang: 1
Giới thiệu: Triều Nguyễn có hai quốc hiệu là Việt Nam (1804) và Đại Nam (1838), phương nam được đề cao. Con rồng cửu đỉnh triều Nguyễn vờn mây, chân sau ứng vị Hoàng Thành. Hoàng Thành hướng về hàm rồng phương nam. Đó là nơi sinh khởi dòng dõi mặt trời?
VÀO ĐỌC
sách tư liệu
Công thần lục
Phát hành: Sài Gòn, 1968
Dịch giả: Nguyễn Thế Nghiệp
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 87
Giới thiệu: Công thần lục là tài liệu có từ thời vua Tự Đức nhà Nguyễn ghi chép về các công thần thời Gia Long. Sách được Nguyễn Thế Nghiệp dịch và xuất bản năm 1968 tại Sài Gòn bởi Bộ Văn Hoá Giáo Dục và Thanh Niên VNCH.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Kênh Vĩnh Tế – Thủy Đạo Trọng Yếu Miền Biên Viễn
Phát hành: 2021
Tác giả: Trần Thắng
Người gửi: Trần Thắng
Số trang: 2
Giới thiệu: Vào Thế kỷ 19, sau công trình kênh Thoại Hà, quân đội và nhân dân Việt Nam - Chân Lạp ở khu Tây Nam dưới sự chỉ huy trực tiếp từ Nguyễn Văn Thoại và một số quan tướng đã bắt tay vào đào công trình thế kỉ "kênh Vĩnh Tế”. Năm 1824, kênh hoàn thành với chiều dài 205 dặm rưỡi (91km), rộng 7 trượng 5 thước (25m), sâu 6 thước(3m). Ước tính, trong 5 năm, các quan phụ trách đã phải huy động đến hơn 80.000 dân binh. Kênh đào xong đã tưới tiêu cho hàng vạn mẫu ruộng miền Hậu Giang và việc đi lại bằng đường thủy vô cùng thuận lợi.
VÀO ĐỌC
bài viết khoa học
TRƯƠNG MINH GIẢNG – DANH THẦN TOÀN TÀI
Phát hành: 2021
Tác giả: Trần Thắng
Người gửi: Trần Thắng
Số trang: 2
Giới thiệu: Và trong thời khắc khó khăn, nhân dân lại được chứng kiến sự trổ tài của một cá nhân kiệt xuất, đó là Trương Minh Giảng – một danh thần toàn tài. Trương Minh Giảng (1792 – 1841), là Tổng đốc thứ hai của Tỉnh An – Hà dưới thời nhà Nguyễn. Vừa là võ tướng vừa là sử gia, từng giữ chức Tổng tài Quốc sử quán. Ông đỗ cử nhân năm 1819 và chỉ hơn 10 năm sau đã thăng tiến đến chức Thượng thư Bộ Hộ. Sự thăng trầm là những gì có thể nói về cuộc đời của ông.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Dòng thời gian
Ít tác phẩm nhất
Nhiều tác phẩm nhất