Hoàng Thúc Trâm

Hoàng Thúc Trâm (1902 - 1977), bút danh Hoa Bằng, Sơn Tùng, Song Côi; là nhà nghiên cứu văn học và sử học Việt Nam. Ông sinh năm Nhâm Dần (1902) tại làng Hạ Yên Quyết (về sau gọi là làng Cót), phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội). Cha là Hoàng Thúc Hội (1870 - 1938), hiệu Cúc Hương, đỗ Cử nhân khoa Bính Ngọ (1906), nhưng không ra làm quan. Sinh thời, đạo đức và tài văn chương của Hoàng Thúc Hội được nhiều sĩ phu kính trọng. Lớn lên, Hoàng Thúc Trâm có được một số vốn Hán học uyên thâm và các tri thức lịch sử sâu rộng, chủ yếu là nhờ sự tự học của mình.

Từ những năm 1920, bút hiệu Hoa Bằng (bút hiệu chính của ông) đã lần lượt xuất hiện trên các báo, như Nước Nam, Thế giới, Tân văn, Tiểu Thuyết thứ Bảy, Tri tân, Thực nghiệp dân báo, Trung Bắc tân văn, Thanh Nghị,… (ở Hà Nội), Tân văn, Thế giới (ở Sài Gòn), v.v…Đặc biệt là trên tờ Tri tân mà ông là Chủ bút, ông đã để lại ngót trăm bài viết về văn học, sử học.

Từ 1945 cho đến khi Kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) kết thúc, ông ở lại Hà Nội tiếp tục làm báo và viết sách. Sau đó, ông lần lượt công tác tại Ban Văn sử địa, Viện Sử học, và cuối cùng là ở Ban Hán Nôm thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Trong khoảng thời gian ấy, ông có trên 30 luận văn in ở các tạp chí Nghiên cứu văn sử địa, Nghiên cứu văn học, Nghiên cứu lịch sử…Vì những công trình rất có giá trị ấy, ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam và Hội sử học.

Về văn học

  • Tư tưởng đại đồng trong cổ học tinh hoa (1949)
  • Gia Linh công chúa (tiểu thuyết lịch sử, 1949)
  • Văn chương quốc âm đời Tây Sơn (biên khảo, 1950)
  • Hồ Xuân Hương, nhà thơ cách mạng (biên khảo, 1950)
  • Dân tộc tính trong ca dao (biên khảo, 1952)
  • Lý Văn Phức (biên khảo, 1953)
  • Khảo luận về truyện Thạch Sanh (biên khảo, 1957).

Về sử học:

  • Quang Trung - Anh hùng dân tộc, I và II (biên khảo, 1944)
  • Năm Kỷ Mùi (1799), niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 7, công chúa Lê Ngọc Hân mất, hưởng dương 29 tuổi. Lễ bộ Thượng thư Ðoan Nham hầu Phan Huy Ích phụng chỉ soạn bài văn tế cho Hoàng đế Cảnh Thịnh đích thân đọc trước linh sàng Hoàng thái hậu họ Lê. Bà được truy tặng là Như Ý Trang Thuận Trinh Nhất Vũ Hoàng Hậu. Bài văn tế này đã được Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm tìm thấy và công bố trên tạp chí Tri Tân vào năm 1943 tại Hà nội.
  • Lịch sử xã hội Việt Nam (biên khảo, 1950)
  • Trần Hưng Đạo (biên khảo, 1950).

Về dịch thuật:

  • Lê quý kỷ sự (ghi chép những việc cuối đời Lê, 1974)
  • Lịch triều tạp kỷ (Ghi chép tản mạn về các triều đại, 2 tập, 1975).
Hoàng Thúc Trâm là tác giả của 4 tác phẩm:
clip lịch sử
Quang Trung (audio)
Phát hành: Tháng 2 / 2022
Tác giả: Hoàng Thúc Trâm
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 5 phần / 17 clips
Nguồn: Kênh Youtube Việt Sử
Giới thiệu: "...Ôi, là người đồng thời và ngang hàng với Nã-phá-luân (Napoléon 1), Quang Trung cũng có thiên tài về quân sự, cũng có thủ đoạn thần tốc trong việc hành binh, cũng có chí hăng, hoài bão lớn… Vậy mà Nã được gửi nắm xương trong đền Invalides để cho người sau viếng thăm ca tụng! Còn Quang Trung? Sự nghiệp oanh liệt phải vùi sâu trong vực thẳm thời gian! Trèo lên Đống Đa (ở ấp Thái Hà, Hà Đông), trông ra bốn mặt: nào gái, nào trai, nào áo, nào mũ, nào ngựa kéo xe, trâu cày ruộng, gió bụi lưng trời mờ mịt… Vua Quang Trung nào đâu? Cảm vì thế, tôi viết lại trang sử Quang Trung...."
XEM CLIP
clip lịch sử
Trần Hưng Đạo (audio)
Phát hành: Tháng 2 / 2022
Tác giả: Hoàng Thúc Trâm
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 10 chương / 10 clips
Nguồn: Kênh Youtube Việt Sử
Giới thiệu: "Công nghiệp ngài đã đi sâu vào dân chúng. Tên tuổi ngài đã sống mãi với non sông. Vậy sao còn cần đến cuốn tiểu sử này? Là vì võ công, văn nghiệp của ngài, trước kia, người mình chỉ chép toàn bằng chữ Hán, mà lại tản mát chưa có hệ thống; gần nay, tuy có một vài cuốn sách, tờ báo quốc ngữ nói đến, nhưng hãy còn sơ lược chưa đủ hoặc truyền văn thất chân. Vả, lối dân chúng “thần thánh hóa” các bậc vĩ nhân lại làm cho một số người hiểu đức Trần Hưng Đạo theo một phương diện khác, một ý nghĩa khác..."
XEM CLIP
sách tư liệu
Quang Trung
Phát hành: 1944
Tác giả: Hoàng Thúc Trâm
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 890
Giới thiệu: "...Ôi, là người đồng thời và ngang hàng với Nã-phá-luân (Napoléon 1), Quang Trung cũng có thiên tài về quân sự, cũng có thủ đoạn thần tốc trong việc hành binh, cũng có chí hăng, hoài bão lớn… Vậy mà Nã được gửi nắm xương trong đền Invalides để cho người sau viếng thăm ca tụng! Còn Quang Trung? Sự nghiệp oanh liệt phải vùi sâu trong vực thẳm thời gian! Trèo lên Đống Đa (ở ấp Thái Hà, Hà Đông), trông ra bốn mặt: nào gái, nào trai, nào áo, nào mũ, nào ngựa kéo xe, trâu cày ruộng, gió bụi lưng trời mờ mịt… Vua Quang Trung nào đâu? Cảm vì thế, tôi viết lại trang sử Quang Trung."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Trần Hưng Đạo
Phát hành: 1950
Tác giả: Hoàng Thúc Trâm
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 336
Giới thiệu: Công nghiệp ngài đã đi sâu vào dânchúng. Tên tuổi ngài đã sống mãi với non sông. Vậy sao còn cần đến cuốn tiểu sử này? Là vì võ công, văn nghiệp của ngài, trước kia, người mình chỉ chép toàn bằng chữ Hán, mà lại tản mát chưa có hệ thống; gần nay, tuy có một vài cuốn sách, tờ báo quốc ngữ nói đến, nhưng hãy còn sơ lược chưa đủ hoặc truyền văn thất chân. Vả, lối dân chúng “thần thánh hóa” các bậc vĩ nhân lại làm cho một số người hiểu đức Trần Hưng Đạo theo một phương diện khác, một ý nghĩa khác...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Đóng góp khác
Tác phẩm đã dịch

Chưa có

Tác phẩm đã chia sẻ

Chưa có

Tất cả tác giả
Nhiều tác phẩm nhất