Đại Nam thực lục – tập 1/10
Số trang:
1079
Giới thiệu:
Đại Nam thực lục là bộ biên niên sử Việt Nam viết về triều đại các chúa Nguyễn và các vua nhà Nguyễn. Đại Nam thực lục bản gốc gồm 584 quyển viết bằng chữ Hán thể văn ngôn và ghi chép các sự kiện lịch sử tới năm 1925 (không bao gồm vua Bảo Đại). Đây là bộ sử liệu quan trọng của triều Nguyễn. Nó là nguồn tham khảo chính cho các bộ sách sử của Cao Xuân Dục (Quốc triều chính biên toát yếu) và Trần Trọng Kim (Việt Nam sử lược). Tập một bao gồm phần Tiền biên (từ Chúa Nguyễn Hoàng đến Chúa Nguyễn Phúc Thuần) và Chính biên-Kỷ thứ nhất (từ đời Gia Long 1778 đến 1819).
Kỹ thuật của người An Nam – quyển 1 (Pháp – Anh – Việt)
Số trang:
274
Giới thiệu:
Xuất bản lần đầu tiên vào năm 1909 gồm khoảng 4200 bức vẽ và tranh khắc, cuốn sách là một kho tàng thông tin về sự đa dạng của các ngành thủ công nghiệp và của tri thức dân gian tại miền Bắc Việt Nam đầu thế kỷ 20. Tác giả Henri Oger - lúc đó mới là chàng trai 24 tuổi - với cách tiếp cận đặt biệt đã khơi gợi hứng thú thực sự và sự tò mò chân thành đối với nền văn hóa khác. Tập 1 là ghi chú, trình bày về các ngành nghề và đời sống của người Việt Nam đầu thế kỷ 20 bằng 3 thứ tiếng (tiếng Việt từ trang 192) cùng 33 tranh khắc. Tập 2 và tập 3 là 700 trang hình vẽ...
Lịch triều hiến chương loại chí I
Số trang:
881
Giới thiệu:
Lịch triều hiến chương loại chí (chữ Hán: 歷朝憲章類誌) là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Có nghĩa là Phép tắc các triều đại chép theo thể phân loại do Phan Huy Chú soạn trong 10 năm (1809-1819). Lịch triều hiến chương loại chí, ghi chép dữ liệu lịch sử từ thời Hồng Bàng đến Lê Mạt, gồm 49 quyển, chia làm 10 phần:
1 Ðịa dư chí: chép về địa lý và lịch sử địa lý Việt Nam trải qua các triều đại và phong thổ từng vùng. ---
2 Nhân vật chí: chép về tiểu sử và tiểu truyện của các đế vương, những bậc hiền tài, danh tướng, danh nho, những người tiết nghĩa của Việt Nam. ---
3 Quan chức chí: chép về danh hiệu, chức vụ, phẩm tước, lương bổng và cách tuyển cử quan lại dưới các triều đại. ---
4 Lễ nghi chí: chép về các điển lễ thuộc về triều nghi, tế tự, tông miếu, khánh hạ, quốc tang, tấn tôn, sách phong. ---
5 Khoa mục chí: chép về phép tắc các chương trình thi cử (thi Hương, thi Hội, thi Ðình). ---
6 Quốc dụng chí: chép về các phép dinh điền (hộ khẩu), các ngạch thuế, các phép thu thuế, chế độ ruộng đất, tiền tệ. ---
7 Hình luật chí: chép về luật lệ và hình phạt. ---
8 Binh chế chí: chép về việc tuyển lính, cách luyện tập, cách tổ chức quân đội. ---
9 Văn tịch chí: chép về sách vở do người Việt sáng tác, trải qua các triều đại. ---
10 Bang giao chí: chép về việc bang giao các đời, nghi lễ đón tiếp sứ thần các nước