1976 - 1986

Còn được gọi là thời kỳ thống nhất, sau khi ĐCS Việt Nam dành quyền lãnh đạo ở cả hai miền Nam-Bắc.

ĐCS Việt Nam đã tiến hành công cuộc chuyển đổi miền Nam Việt Nam sang chế độ cộng sản. Đã có 300,000 người dân miền Nam bị buộc đến các trại cải tạo. Từ năm 1975 đến 1980, khi tiến hành kế hoạch Vùng Kinh Tế Mới, đã có 1 triệu người miền Bắc di cư vào Nam, ở chiều ngược lại là 750,000 đến 1 triệu người miền Nam bị ép buộc phải chuyển đến sinh sống tại các vùng rừng núi ít người.

Thanh niên lên xe đi khai hoang phục hóa ở vùng kinh tế mới năm 1976 (Nguồn: hinhanhlichsu.org)

Sau đó, vào cuối những năm 70, Việt Nam sa vào cuộc chiến tranh biên giới Tây-Nam với Khơ-me Đỏ (Campuchia) và cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung vào năm 1979 với Trung Quốc. Việc Việt Nam đóng quân tại Campuchia từ năm 1979 đến 1989 cũng dẫn đến hệ quả là Hà Nội đã bị Hoa Kỳ cấm vận trong một thời gian dài.

Lính Việt Nam tiến vào Phnôm Pênh tháng Giêng năm 1979 (Nguồn: Wikipedia)
Các thành phố của Việt Nam bị quân Trung Quốc tấn công năm 1979 (Nguồn: Wikipedia tiếng Anh)

Việc tận diệt chủ nghĩa tự bản tại miền Nam, cùng với sự cấm vận từ bên ngoài đã dẫn đến sự sụp đổ về kinh tế của Việt Nam vào những năm 80. Suốt những năm 80, mỗi năm Việt Nam phải nhận viện trợ 3 tỉ đô-la từ Liên Xô. Năm 1986, ĐCS Việt Nam đã tiến hành cải cách để vực dậy nền kinh tế, dưới tên gọi là giai đoạn Đổi Mới

Có 33 tác phẩm về giai đoạn 1976 - 1986:
góc nhìn
Trần Đức Thảo – Những lời trăng trối - Đang duyệt!
Phát hành: 2014
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 436
Giới thiệu: Cuốn sách này tập trung vào cuộc đời và những suy tư của nhà triết học Trần Đức Thảo, đặc biệt là những trải nghiệm và quan điểm của ông về cách mạng Việt Nam. Cuốn sách ghi lại những cuộc trò chuyện giữa tác giả và ông Thảo, nơi ông bộc bạch những trăn trở, thất vọng và cả sự hối hận về con đường mình đã chọn. Nó không chỉ là một bức chân dung về cuộc đời của Trần Đức Thảo mà còn là một sự phê phán sâu sắc về những sai lầm và bất công trong xã hội Việt Nam thời bấy giờ...
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Bầy Thiên Nga vỗ cánh
Phát hành: 2021
Tác giả: Phan Nhật Bắc
Người gửi: Phan Nhật Bắc
Số trang: 64
Giới thiệu: Tự truyện của tác giả Phan Nhật Bắc về những ngày đầu mới chân ướt chân ráo sang tị nạn tại xứ người: "Cứ mỗi năm đến hẹn lại lên, tôi lại về thăm Swan Hill. Năm nay có phần đặc biệt vì tôi nhận một email từ ông bạn Úc già kèm theo một di chúc. Tôi hơi làm lạ, mình đâu có ai thân nhân ở nơi Swan Hill khỉ ho cò gáy, nhưng đọc kỹ là di chúc của ông bác sĩ Williams. Ông để lại cho tôi mảnh đất nông trại khoảng hai mẫu tây trị giá khoảng $50.000 dollars..."
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Một thời binh lửa
Phát hành: 2021
Tác giả: Phan Nhật Bắc
Người gửi: Phan Nhật Bắc
Số trang: 141
Giới thiệu: Người viết chỉ viết lại những gì đã xảy ra trong cuộc đời Binh nghiệp không oán trách và cũng không hận thù chỉ viết lên sự thật trong phạm vi hiểu biết của mình về những tháng năm tại Kon Tum và đoạn đường di tản cho đến ngày vượt Biên và định cư tại Úc hồi ức đã được đăng nhiều kỳ trên Phố núi và bạn bè trong nước. Tiếc rằng những phần sau nhạy cảm không được đăng tiếp cho hết tập hồi ức này và xin cảm ơn Nhuỵ Gia Lai và các bạn đọc đã để mắt đến hồi ức này
VÀO ĐỌC
báo cáo
Danh sách quân dân cán chính VNCH đi “cải tạo” sau năm 1975
Người gửi: Lạt Nguyễn
Số trang:
Nguồn: Website dsctchettrongtu.super.site
Giới thiệu: "...Chúng tôi xin được chia sẻ nỗi buồn với gia đình, bằng hữu và xin lưu danh những người đã mất trong các trại tù. Bằng cách tìm trên Internet, bạn bè và người thân đã cùng chúng tôi tìm lại người đã mất. Muốn thực hiện một danh sách đầy đủ và chính xác cần có nhiều thời gian và nhiều người cùng đóng góp bằng nhiều phương tiện khác nhau, gián tiếp hay trực tiếp. Sau khi có được một danh sách tạm thời, chúng tôi sẽ chuyển đến các cơ sở Tôn Giáo để xin cầu nguyện vào những dịp Lễ, Tết truyền thống Việt Nam. Mục đích được TRỌN TÌNH ĐỒNG ĐỘI, TÌNH CHIẾN HỮU. Chúng tôi thực hiện chia làm 3 miền, mỗi miền có các trại cải tạo. Kính mong Quý vị xem và cho biết thêm những người đã mất hay bổ túc những thiếu sót".
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Tổ Quốc ăn năn
Phát hành: 2004
Tác giả: Nguyễn Gia Kiểng
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 649
Giới thiệu: Ngũ thập tri thiên mệnh. Năm mươi tuổi biết mệnh trời. Năm nay tôi đã ngoài 50 tuổi, không biết tôi đã tri thiên mệnh chưa, nhưng tôi đã khám phá ra một điều: đó là cái gì dù lạ lùng đến đâu cũng đều có một giải thích giản dị. Các nước phương Tây vượt trội bởi vì văn hóa của họ lành mạnh, tâm lý của họ đúng đắn. Nước Việt Nam đau khổ và nghèo nàn bởi vì văn hóa Việt Nam thui chột và tâm lý người Việt Nam bệnh hoạn. Điều đó dĩ nhiên chẳng có gì mới đối với bạn đọc và cũng chẳng có gì mới đối với tôi, chúng ta đã biết từ khá lâu rồi. Có điều cái biết bây giờ khác với cái biết của trước kia. Giữa hai sự hiểu biết đó có một khoảng cách, đó là kinh nghiệm. Kinh nghiệm là gì nếu không phải là sự khám phá lại những chân lý đơn giản và có ích? Nhưng kinh nghiệm không phải chỉ đem lại cho tôi sự chấp nhận thua kém, và niềm đau của sự thua kém đó. Nếu chỉ có thế thì chẳng có gì để nói và cuốn sách này không có lý do gì đề đến với độc giả. Kinh nghiệm đó còn giúp tôi khám phá ra rằng Việt Nam có thể tiến lên, tiến xa và tiến cao. Với điều kiện là phải nghĩ lại mình. Đó là lý do ra đời của cuốn sách khiêm nhường này.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Thép đen
Phát hành: 1987
Tác giả: Đặng Chí Bình
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 753
Giới thiệu: Đặng Chí Bình là một gián điệp Việt Nam Cộng Hòa, bị bắt khi đột nhập miền Bắc. Tập hồi ký Thép Đen của ông gồm 4 tập - 141 chương, đã được xuất bản và tái bản nhiều lần tại hải ngoại. "...Tôi chỉ biết lần lượt tường thuật lại sự việc, như tháo dần một cuộn chỉ ra từ đầu đến cuối. Và, vì vấn đề an ninh cùa năm, bẩy người đặc biệt, nên tôi bắt buộc phải đổi tên và địa điểm sống ở trong nước cũng như ở hải ngoại. Cũng từ ý thức tôn trọng sự thật, kính mong quý vị thông cảm và tha thứ..."
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Mặt thật
Phát hành: 1994
Tác giả: Bùi Tín
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 361
Giới thiệu: Nhà báo Thành Tín, tên thật Bùi Tín, nguyên đại tá Quân đội nhân dân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, sinh năm 1927. Chức vụ cuối cùng trước khi ông ly khai là Phó Tổng Biên Tập báo Nhân Dân, Trưởng Ban Biên tập báo Nhân Dân Chủ Nhật. Trong "Mặt thật" là những hồi tưởng, ghi nhận, tài liệu, hình ảnh, như ông khẳng định, là sự thật, là khuôn mặt thật của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt nam. Và tiếng nói của ông - người cống hiến gần suốt một đời để chiến đấu và xây dựng chủ nghĩa xã hội, những điều ông từng yêu thương và tin tưởng...
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Kẻ bị khai trừ
Phát hành: 2011
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 366
Giới thiệu: “Kẻ bị khai trừ” được viết bằng tiếng Pháp – Un Excommunié. Hanoi: 1954-1991: Procès d’un intellectuel – do Nguyễn Quốc Vĩ dịch sang tiếng Việt, tựa là “Kẻ Bị Rút Phép Thông Công”. Thuật ngữ “rút phép thông công” hay “vạ tuyệt thông” nói tới một kỷ luật nặng nề nhất trong Giáo hội Thiên Chúa Giáo khi một người bị cho là đã phạm trọng tội nên sẽ bị khai trừ vĩnh viễn khỏi Giáo hội. Hiểu như thế thì ta sẽ thấy Nguyễn Mạnh Tường tự ví mình là một kẻ mắc tội trọng với Đảng Cộng Sản vì thế mà bị khai trừ vĩnh viễn khỏi xã hội. “Kẻ bị khai trừ” gồm có ba chương. Ba chương này tương ứng với 3 đoạn đời của Nguyễn Mạnh Tường: 1 – Được cưng chiều (và bị lợi dụng). 2 – Phản kháng và bị “đấu tố”. 3 – Bị cô lập và đày đọa.
VÀO ĐỌC
Dòng thời gian
Ít tác phẩm nhất
Nhiều tác phẩm nhất