Tìm được 27 tác phẩm:
Tăng Tuyết Minh
Phát hành:
2001
Tác giả:
Hoàng Tranh
Người gửi:
Hoan Lê
Số trang:
29
Nguồn:
Tạp chí Dọc ngang Đông Nam Á, Nam Ninh.
Giới thiệu:
"Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống độc thân suốt thời gian dài lâu nhưng hoàn toàn không phải Người suốt đời không lấy vợ. Thực ra, Hồ Chí Minh từng có một giai đoạn sống trong hôn nhân chính thức. Đó là vào thời kì những năm 20 đầu thế kỉ 20 khi người tiến hành công tác cách mạng tại Quảng Châu, Trung Quốc. Nói cụ thể là vào tháng 10 năm 1926, Hồ Chí Minh từng lấy cô gái Quảng Châu Tăng Tuyết Minh làm vợ, đã cử hành hôn lễ, sau khi cưới đã chung sống với nhau hơn nửa năm. Vào tháng 5 năm 1927, sau khi rời Quảng Châu, Hồ Chí Minh đã mất liên lạc với vợ và từ đó không thể gặp lại nữa. Từ đó, đôi tình nhân ấy, người không bao giờ đi bước nữa, người không một lần nào nữa cưới vợ, mỗi người một phương trời, đều sống độc thân cho đến khi từ biệt cõi đời này..."
Gốc rễ Triết Việt
Giới thiệu:
Văn hóa Việt Nam cho tới nay thường bị coi như cái gì không đáng kể, nhưng nếu nghiên cứu thấu triệt sẽ thấy nó là một trung tâm văn hóa không những cao siêu và thực tiễn của Ðông Á mà còn kiêm luôn cảThái Bình Dương ăn sang tận Mỹ Châu tự Alaska qua Vencouver xuyên qua Mexico (Astec, Maya) cho tới Peru. Về phía tây bao Ấn Ðộ và xem ra cả Sumer rồi từ đó đi vào Ai Cập và Âu Châu. Cuối cùng với Tàu hay Khổng Giáo thì quá rõ ràng, nhưng không ai ngờ đến liên hệ từ Việt tới nho đó. Chính vì sự thiếu sót này mà cho tới nay các học giả về nho cả Tàu lẫn Tây Âu chưa sao dựng nên được một nền chủ đạo để đáp ứng cho lời đề nghị của hội nghị Triết ở Honolulu 1949 tính đưa Khổng Triết ra làm nhạc trưởng để hướng dẫn cuộc thống nhất hòa âm giữa Ðông Tây kim cổ...
Nguồn gốc, lịch sử và cấu trúc của chữ Nôm từ bối cảnh văn hóa Đông Á
Giới thiệu:
Vấn đề đầu tiên đặt ra cho bất cứ ai muốn học tập, tìm hiểu chữ Nôm vẫn là câu hỏi “Chữ Nôm có từ bao giờ?” Cho đến nay, các nhà nghiên cứu chữ Nôm đã đưa ra nhiều giả thuyết.... Từ cái nhìn tổng quan, các các giả thuyết được xây dựng trên hai hệ tiêu chí. Thứ nhất là yếu tố ngôn ngữ - văn tự (cụ thể là âm Hán Việt, văn tự,…), có thể coi đây là giả thuyết được xây dựng theo cứ liệu “nội chứng”. Ngược lại với nó là giả thuyết được xây dựng theo những cứ liệu “ngoại chứng” (gồm các tư liệu của lịch sử, văn hóa dân gian: truyền thuyết, huyền thoại…). Tuy nhiên, đây không phải là bài tổng thuật, mà chỉ tiến hành giới thiệu những thành tựu nghiên cứu mới nhất về loại văn tự này...
Nguyên nhân Thanh triều động binh
Giới thiệu:
Người viết bài khi còn nhỏ cũng đã mê say cuốn thiểu thuyết chương hồi - hay lịch sử tiểu thuyết, lịch sử ký sự.. tùy theo từng tác giả - Hoàng Lê Nhất Thống Chí này và cũng bị ảnh hưởng hưởng khá nặng nề. Thế nhưng đến một lúc nhìn ra đây chỉ là một cuốn sách viết để mua vui, người nghiên cứu phải có can đảm gạt bỏ những chi tiết được miêu tả một cách chủ quan thiếu căn cứ, đối chiếu với những tài liệu khác có cơ sở, để giai đoạn lịch sử này được nhìn lại cho ăn khớp với các quốc gia khác - mà cũng nhất quán với chính sử Việt Nam trước và sau thời kỳ Tây Sơn.
Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh và vua Càn Long
Giới thiệu:
Tôi tự hỏi, nếu như Nguyễn Huệ nghe lời vua anh chỉ phát triển thực lực để làm chúa phương Nam, không đánh ra Bắc và tập trung nỗ lực vào việc loại trừ dư đảng nhà Nguyễn, thì vương triều kế tiếp sẽ là nhà Nguyễn Tây Sơn... Đúng như dự tính của Nguyễn Nhạc, vương triều Tây Sơn sẽ bành trướng thế lực sang Chân Lạp và Xiêm La, hình thành một quốc gia “tròn trịa” hơn, đất đai phì nhiêu hơn đóng vai một cửa ngõ quốc tế và nhất là không tiếp cận với Trung Hoa, tránh được những đe doạ trực tiếp từ phương Bắc.
Hồ Chí Minh không phải là tác giả “Ngục trung nhật ký”
Giới thiệu:
Giáo sư Lê Hữu Mục chứng minh rằng thi tập Ngục Trung Nhật Ký là từ một nhà thơ người Trung Hoa, phân tích từ các phương ngữ địa phương, cách phát âm để nối vận, và cách dùng chữ rất riêng của người Trung Hoa, và nhiều chứng cớ khác. Đặc biệt, GS Lê Hữu Mục nêu ra phân tích của GS Đặng Thai Mai và GS Lê Trí Viễn, tuy nằm trong guồng máy kềm kẹp của CS Miền Bắc nhưng vẫn khéo léo chỉ ra rằng tác giả thi tập “Ngục Trung Nhật Ký” không phải là ông Hồ Chí Minh.
An Nam ký lược 3: Đi tìm một mảnh khuyết sử qua Khâm định An Nam kỷ lược
Giới thiệu:
Hai nguồn sử liệu mà chúng tôi nhắc đến là bộ chiến đồ được thực hiện sau khi Thanh triều và Đại Việt nối lại bang giao và tập hợp Khâm Định An Nam Kỷ Lược là bộ sách hoàn tất khi vua Quang Trung qua Bắc Kinh trở về nước. Tuy không thể tách những tài liệu này ra khỏi mục tiêu chính yếu của nó là tuyên truyền, là phô trương nhưng không phải vì thế mà chúng ta không khai thác được nhiều chi tiết soi sáng lại một thời kỳ mà vì bất hạnh của lịch sử đã trở nên mờ mịt.
An Nam ký lược 2: Đi tìm một mảnh khuyết sử qua Khâm định An Nam kỷ lược
Giới thiệu:
Nếu so sánh với nhiều chiến công khác lừng lẫy hơn trong đời Càn Long, người ta sẽ rất ngạc nhiên khi Thanh triều đã áp dụng một số biệt lệ chưa từng có đối với triều đình Tây Sơn nói chung và Nguyễn Huệ nói riêng... Những hình thái có vẻ như bất thường đó nếu không được nghiên cứu dưới một nhãn quan chung về quan niệm quân sự và văn hóa của nhà Thanh, chúng ta sẽ thấy rất khó hiểu và nhiều khi mâu thuẫn...
An Nam ký lược 1: Đánh giá lại một số tài liệu về thời kỳ Tây Sơn
Giới thiệu:
Khó khăn to lớn nhất khi nghiên cứu về thời đại Tây Sơn là chúng ta có rất ít tài liệu nguyên thủy từ những nguồn khả tín được viết ngay chính thời kỳ đó mà phần lớn dựa theo các bản viết sau sự việc nhiều năm, có khi nhiều chục năm, do những người không liên quan gì đến biến cố ghi theo truyền khẩu chứ không phải chính họ tham dự hay mắt thấy tai nghe. Những tác phẩm đó được hình thành thường để bày tỏ một xu hướng chính trị cực đoan nên các chi tiết lại càng dễ bị bóp méo cho phù hợp với chủ tâm của người viết
Đang duyệt
Không có bài viết khoa học nào đang chờ duyệt