Tìm được 262 tác phẩm:
góc nhìn
Kinh đô thần kỳ: nguồn khởi phương Nam?
Giới thiệu:
Triều Nguyễn có hai quốc hiệu là Việt Nam (1804) và Đại Nam (1838), phương nam được đề cao. Con rồng cửu đỉnh triều Nguyễn vờn mây, chân sau ứng vị Hoàng Thành. Hoàng Thành hướng về hàm rồng phương nam. Đó là nơi sinh khởi dòng dõi mặt trời?
sách tư liệu
Công thần lục
Phát hành:
Sài Gòn, 1968
Tác giả:
Quốc Sử Quán Triều Nguyễn
Dịch giả:
Nguyễn Thế Nghiệp
Người gửi:
Ẩn danh
Số trang:
87
Giới thiệu:
Công thần lục là tài liệu có từ thời vua Tự Đức nhà Nguyễn ghi chép về các công thần thời Gia Long. Sách được Nguyễn Thế Nghiệp dịch và xuất bản năm 1968 tại Sài Gòn bởi Bộ Văn Hoá Giáo Dục và Thanh Niên VNCH.
góc nhìn
Kênh Vĩnh Tế – Thủy Đạo Trọng Yếu Miền Biên Viễn
Giới thiệu:
Vào Thế kỷ 19, sau công trình kênh Thoại Hà, quân đội và nhân dân Việt Nam - Chân Lạp ở khu Tây Nam dưới sự chỉ huy trực tiếp từ Nguyễn Văn Thoại và một số quan tướng đã bắt tay vào đào công trình thế kỉ "kênh Vĩnh Tế”. Năm 1824, kênh hoàn thành với chiều dài 205 dặm rưỡi (91km), rộng 7 trượng 5 thước (25m), sâu 6 thước(3m). Ước tính, trong 5 năm, các quan phụ trách đã phải huy động đến hơn 80.000 dân binh. Kênh đào xong đã tưới tiêu cho hàng vạn mẫu ruộng miền Hậu Giang và việc đi lại bằng đường thủy vô cùng thuận lợi.
bài viết khoa học
TRƯƠNG MINH GIẢNG – DANH THẦN TOÀN TÀI
Giới thiệu:
Và trong thời khắc khó khăn, nhân dân lại được chứng kiến sự trổ tài của một cá nhân kiệt xuất, đó là Trương Minh Giảng – một danh thần toàn tài. Trương Minh Giảng (1792 – 1841), là Tổng đốc thứ hai của Tỉnh An – Hà dưới thời nhà Nguyễn. Vừa là võ tướng vừa là sử gia, từng giữ chức Tổng tài Quốc sử quán. Ông đỗ cử nhân năm 1819 và chỉ hơn 10 năm sau đã thăng tiến đến chức Thượng thư Bộ Hộ. Sự thăng trầm là những gì có thể nói về cuộc đời của ông.
bài viết khoa học
Đôi nét về hình ảnh con trâu trong văn hóa Kơ-ho
Giới thiệu:
Dân tộc Kơho có thể tự hào về những nét đẹp của hình ảnh con trâu nơi mình. Một con trâu như bao con trâu nơi các dân tộc khác nhưng luôn gợi nhắc họ sống tâm tình chiều dọc: tạ ơn Thần linh và chiều ngang: tinh thần cộng đồng, sẻ chia, sống chung với người khác. Những nét đẹp này chính là một điểm gặp gỡ chung giữa người Kơho và và các dân tộc khác trên dải đất hình chữ S.
bài viết khoa học
Thành cổ Biên Hòa
Giới thiệu:
Thành cổ Biên Hòa là một di tích lịch sử tọa lạc tại phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đây được xem là thành cổ duy nhất ở Nam Bộ còn tồn tại đến ngày nay. Dấu tích còn sót lại của ngôi thành xưa là một vòng thành được xây dựng bằng đá ong bao quanh khuôn viên rộng 10.816,5 m², bên trong có ngôi nhà kiến trúc theo kiểu Pháp. Di tích Thành cổ Biên Hòa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2013.
góc nhìn
Dấu binh lửa
Giới thiệu:
Là cuốn hồi ký của nhà văn Phan Nhật Nam, cựu Thiếu tá Binh chủng Nhảy dù Việt Nam Cộng hòa. Tác phẩm bắt đầu từ thời điểm tháng 11 năm 1963, sau đó tường thuật từng năm một, khi nhân vật Tôi trải qua những tháng ngày gian khổ vừa dự các khóa huấn luyện vừa nhận sự vụ lệnh điều về các địa bàn "nguy hiểm" ở vùng IV chiến thuật, có những lúc bị "lột lon" vì quậy trong sinh hoạt quân ngũ. Đỉnh điểm là chiến dịch Mậu Thân, khi nhân vật Tôi đã lên lon đại úy, được thử lửa thực sự tại đô thành Sài Gòn và ra tận Huế đối đầu các sư đoàn quân Bắc Việt thiện chiến nhất. Tuyến tường thuật tạm dừng ở tháng 02 năm 1970, nhân vật Tôi theo Lữ đoàn 01 Nhảy Dù hội quân với hai lữ đoàn 1&2 không kị Hoa Kỳ ở căn cứ hỏa lực nhảy dù Tây Ninh, chuẩn bị vượt biên sang đất Miên truy quét cứ điểm hậu cần Mặt Trận Giải Phóng.
góc nhìn
Cái chết của sử gia Phạm Văn Sơn
Giới thiệu:
Phạm Văn Sơn (1915 - 1978) là một sử gia Việt Nam và là sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Sau Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông bị bắt đi học tập cải tạo. Ngày 6 tháng 12 năm 1978, ông qua đời vì bệnh tật tại trại cải tạo Tân Lập, huyện Sông Thao, tỉnh Vĩnh Phú.
bài viết khoa học
Ngục thất thành Biên Hòa xưa
Giới thiệu:
Thời kỳ này triều đình áp dụng Hoàng Việt Luật Lệ ban hành thời vua Gia Long. Nhà Vua dùng tư tưởng Nho giáo trong quản lý và xây dựng đất nước. Cai trị đất nước chủ yếu dựa vào Đức trị và Nhân trị (quan điểm trị nước của Nho giáo). Tuy nhiên, để bảo vệ vương quyền và xây dựng một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền chuyên chế cao độ, buộc nhà Nguyễn phải sử dụng đến yếu tố pháp trị. Nho giáo đã cùng với pháp luật ổn định trật tự kỷ cương xã hội, đảm bảo cho sự phát triển của đất nước...