Tìm được 263 tác phẩm:
clip lịch sử
Toàn Cảnh thời bao cấp – Những Chuyện Chỉ Có Ở Việt Nam
Phát hành:
2018
Người gửi:
Ẩn danh
Thời lượng:
55 phút 45 giây
Nguồn:
Việt Sử Giai Thoại Youtube Channel
Giới thiệu:
Ở thời nay, ăn mặc “sành điệu”, ăn uống “sành điệu”, chọn nhà hàng nào, thời trang nào… là thứ mà mọi người phải suy nghĩ, người đơn giản hơn một chút thì phải là “ăn ngon mặc đẹp”… Nhưng cách đây 30, 40 năm, vào những năm 70, 80 của thế kỷ 20, các thế hệ người Việt chỉ ước ao đủ ăn đủ mặc. Thời bao cấp, với cách gọi nôm na trong người dân là “thời đặt gạch xếp hàng”, diễn ra từ năm 57 tại miền Bắc, tới sau 4/ 75 thì triển khai trên toàn quốc, mãi tới 4/1989 mới thực sự kết thúc. Giai đoạn này nằm trong ký ức không thể quên của thế hệ đầu 8X, 7X, 6X…
góc nhìn
Hồi ức và suy nghĩ
Giới thiệu:
Là hồi ký của Trần Quang Cơ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao, thành viên Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa tại Hội Nghị Paris, ghi lại những thông tin nổi cộm về các vấn đề của Việt Nam cận đại sau hơn bốn mươi năm mắt thấy tai nghe - được giữ kín mật, chưa bao giờ phổ biến - cùng với những suy nghĩ của ông - một cán bộ cộng sản trung kiên. Dù ở ngàn năm trước hay ngay thời đương đại, quan hệ Việt - Trung lúc nào cũng là nỗi quan ngại của người Việt Nam, nhất là trước những mất mát, đe dọa về chủ quyền và tài nguyên...
góc nhìn
Đêm giữa ban ngày
Giới thiệu:
Được nhà văn Vũ Thư Hiên viết sau 9 năm bị giam cầm không xét xử do hệ lụy từ Vụ án xét lại chống Đảng. Đáng chú ý trong cuốn hồi ký là những lời tâm sự của tác giả về lý tưởng mà ông trước đó đã theo đuổi, từ bỏ cái mà ông gọi là “ảo ảnh về một thiên đường dưới thế”. Nhà văn Vũ Thư Hiên không phải đảng viên Cộng Sản nhưng có nhiều năm kề cận bên cạnh Hồ Chí Minh, vì là con của ông Vũ Đình Huỳnh, một đảng viên Cộng Sản từ thập niên 1930 và bí thư của Hồ Chí Minh từ 1945. Ông Vũ Đình Huỳnh chống lại các chủ trương Cải Cách Ruộng Đất, đàn áp trí thức trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm và cho rằng đảng Cộng Sản đã phản bội quyền lợi đất nước nên năm 1967 bị bắt giam. Lúc đó, Vũ Thư Hiên mới du học từ Nga về, hoạt động trong ngành báo chí và điện ảnh miền Bắc Việt Nam cũng bị bắt giam cùng với cha và nhiều nhân vật Cộng Sản tên tuổi khác cho tới năm 1976.
góc nhìn
Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua
Phát hành:
Tháng 10 năm 1979 - NXB Sự Thật
Tác giả:
Bộ Ngoại Giao Nước CHXHCN Việt Nam
Người gửi:
Đặng Chí Hùng
Số trang:
35
Giới thiệu:
Cuốn sách Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua là một văn kiện của Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam công bố ngày 4 tháng 10 năm 1979 để "vạch trần bộ mặt phản động của bọn bành trướng Bắc Kinh đối với nước ta trong suốt một thời gian dài". Cuốn sách này gồm toàn văn bản văn kiện nói trên.
báo cáo
Hồ sơ Magnitsky – Trương Tấn Sang (tiếng Việt)
Giới thiệu:
Luật Chịu trách nhiệm về Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky cho phép tổng thống Hoa Kỳ ngăn chặn hoặc thu hồi visa của một số “đối tượng nước ngoài” (cả cá nhân và tổ chức) hoặc đóng băng tài sản đối với họ. Đối tượng có thể bị trừng phạt (a) nếu họ chịu trách nhiệm hoặc chỉ đạo cho một ai đó ra tay và chịu trách nhiệm về “hành động giết người, tra tấn hoặc các vi phạm rõ ràng khác về các Quyền con người được quốc tế công nhận” hoặc (b) nếu họ là quan chức chính phủ hoặc cộng sự cao cấp của các quan chức chính phủ dính líu đến “hành vi tham nhũng nghiêm trọng.”
góc nhìn
Vượt Trường Sơn 5 – Đồng bằng gai góc
Giới thiệu:
Đây là tập cuối của bộ Đường Đi Không Đến gồm năm tập được biết như sau: Đường Đi Không Đến(I), Xương Trắng Trường Sơn(II), Mạng Người Lá Rụng(III), Đến Mà Không Đến(IV) và Đồng Bằng Gai Góc (V). Ba quyển sau cùng, theo tác giả cho biết, thì đã mất bản thảo chạy giặc trước năm 1975. Chúng tôi đã yêu cầu – và được nhà văn Xuân Vũ nhận lời - ông viết lại để chúng tôi có dịp giúp độc giả theo dõi tiếp những chương sau cùng của con đường oan nghiệt mà mỗi tấc đất đã phủ xương trắng nhuộm máu tươi của nửa triệu thanh niên Bắc Việt và cán bộ Miền Nam hồi kết. Chính tác giả là “người khách lữ hành” trên con đường ấy.
góc nhìn
Vượt Trường Sơn 4 – Đến mà không đến
Giới thiệu:
Đây là tập bốn của bộ Đường Đi Không Đến gồm năm tập được biết như sau: Đường Đi Không Đến(I), Xương Trắng Trường Sơn(II), Mạng Người Lá Rụng(III), Đến Mà Không Đến(IV) và Đồng Bằng Gai Góc (V). Ba quyển sau cùng, theo tác giả cho biết, thì đã mất bản thảo chạy giặc trước năm 1975. Chúng tôi đã yêu cầu – và được nhà văn Xuân Vũ nhận lời - ông viết lại để chúng tôi có dịp giúp độc giả theo dõi tiếp những chương sau cùng của con đường oan nghiệt mà mỗi tấc đất đã phủ xương trắng nhuộm máu tươi của nửa triệu thanh niên Bắc Việt và cán bộ Miền Nam hồi kết. Chính tác giả là “người khách lữ hành” trên con đường ấy.
góc nhìn
Vượt Trường Sơn 3 – Mạng người lá rụng
Giới thiệu:
Đây là tập ba của bộ Đường Đi Không Đến gồm năm tập được biết như sau: Đường Đi Không Đến(I), Xương Trắng Trường Sơn(II), Mạng Người Lá Rụng(III), Đến Mà Không Đến(IV) và Đồng Bằng Gai Góc (V). Ba quyển sau cùng, theo tác giả cho biết, thì đã mất bản thảo chạy giặc trước năm 1975. Chúng tôi đã yêu cầu – và được nhà văn Xuân Vũ nhận lời - ông viết lại để chúng tôi có dịp giúp độc giả theo dõi tiếp những chương sau cùng của con đường oan nghiệt mà mỗi tấc đất đã phủ xương trắng nhuộm máu tươi của nửa triệu thanh niên Bắc Việt và cán bộ Miền Nam hồi kết. Chính tác giả là “người khách lữ hành” trên con đường ấy.
góc nhìn
Vượt Trường Sơn 2 – Xương trắng Trường Sơn
Giới thiệu:
Quyển Xương Trắng Trường Sơn mà chúng tôi hân hạnh cho ra mắt độc giả hôm nay là tập hai của bộ Đường Đi Không Đến gồm năm tập được biết như sau: Đường Đi Không Đến(I), Xương Trắng Trường Sơn(II), Mạng Người Lá Rụng(III), Đến Mà Không Đến(IV) và Đồng Bằng Gai Góc (V). Ba quyển sau cùng, theo tác giả cho biết, thì đã mất bản thảo chạy giặc trước năm 1975. Chúng tôi đã yêu cầu – và được nhà văn Xuân Vũ nhận lời - ông viết lại để chúng tôi có dịp giúp độc giả theo dõi tiếp những chương sau cùng của con đường oan nghiệt mà mỗi tấc đất đã phủ xương trắng nhuộm máu tươi của nửa triệu thanh niên Bắc Việt và cán bộ Miền Nam hồi kết. Chính tác giả là “người khách lữ hành” trên con đường ấy.