Tìm được 265 tác phẩm:
sách tư liệu
Đại Nam quốc sử diễn ca (Q2): Từ Lý đến Nguyễn Tây-Sơn
Giới thiệu:
Đại Nam Quốc sử Diễn ca (chữ Nho: 大南國史演歌) là một tác phẩm văn vần bằng chữ Nôm sáng tác vào khoảng triều Tự Đức thời nhà Nguyễn. Tác phẩm này được thực hiện theo lệnh của vua Tự Đức, với Phạm Đình Toái biên soạn, Phan Đình Thực nhuận chính và Đặng Huy Trứ là người đem in. Bản chữ Quốc ngữ đầu tiên cũng xuất hiện năm 1870 do Trương Vĩnh Ký diễn âm. Đại Nam quốc sử diễn ca là một áng văn viết theo thể lục bát, chép lịch sử dân Việt từ Kinh Dương Vương và họ Hồng Bàng đến hết nhà Lê.
sách tư liệu
Đại Nam quốc sử diễn ca (Q1): Từ Hồng Bàng đến Tiền Lê
Giới thiệu:
Đại Nam Quốc sử Diễn ca (chữ Nho: 大南國史演歌) là một tác phẩm văn vần bằng chữ Nôm sáng tác vào khoảng triều Tự Đức thời nhà Nguyễn. Tác phẩm này được thực hiện theo lệnh của vua Tự Đức, với Phạm Đình Toái biên soạn, Phan Đình Thực nhuận chính và Đặng Huy Trứ là người đem in. Bản chữ Quốc ngữ đầu tiên cũng xuất hiện năm 1870 do Trương Vĩnh Ký diễn âm. Đại Nam quốc sử diễn ca là một áng văn viết theo thể lục bát, chép lịch sử dân Việt từ Kinh Dương Vương và họ Hồng Bàng đến hết nhà Lê.
sách tư liệu
La Sơn phu tử
Giới thiệu:
La Sơn phu tử được học giả Hoàng Xuân Hãn sưu tầm tư liệu từ những năm 1939, đã trích đăng vài kỳ trên báo Thanh Nghị từ năm 1944-1945. Học giả Hoàng Xuân Hãn đã trù tính đem in thành sách nhưng Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra nên kế hoạch in tạm hoãn. Năm 1949, ông cho ra mắt bạn đọc một chuyên khảo độc đáo về nhân vật lịch sử Lý Thường Kiệt (Sông Nhị, Hà Nội) mà trước-sau chưa có công trình nào vượt qua. Mãi đến năm 1952, sau khi gia đình ông sang Paris (Pháp) định cư, chuyên khảo về nhân vật lịch sử La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp mới chính thức ra mắt bạn đọc (Minh Tân, Paris). Cuộc đời La Sơn phu tử trong cuốn sách cùng tên được học giả Hoàng Xuân Hãn phục dựng rất chi tiết, qua những khảo cứu tư liệu công phu bạn đọc sẽ nhìn thấy rất rõ hành trạng của nhân vật lịch sử sống cách chúng ta hơn 200 năm. Tầm vóc và nhân cách của vị phu tử đất La Sơn được học giả Hoàng Xuân Hãn mô tả rất rõ thông qua mối quan hệ của cụ với vị anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ.
clip lịch sử
Nguồn gốc dân tộc Việt Nam (audio)
Phát hành:
Tháng Ba, 2022
Tác giả:
Đào Duy Anh
Người gửi:
Ẩn danh
Thời lượng:
7 phần / 8 clips
Nguồn:
Kênh Youtube Việt Sử
Giới thiệu:
"...Đây chỉ là một quyển sách phổ thông, rất phổ thông, cho nên tôi nhất thiết tránh những chi tiết rườm rà, tránh không viện dẫn thư tịch, mà cũng không thể trưng dẫn chứng minh và biện giải những vấn đề cần thảo luận, chỉ trích những điều đại cương và những điều kết luận trọng yếu mà trực thuật để độc giả có thể xem qua và nhận thấy ngay con đường hình thành của dân tộc và văn hóa Việt-nam ở đời xưa... Tôi xin thú thực rằng cái hy vọng của tôi ở đây chỉ là mong khêu gợi được chút ít hứng thú của các bạn thanh niên đối với sự nghiên cứu cổ-sử, nói chung là lịch sử nước nhà và mong gieo được vào lòng những độc giả của tôi một chút ít tự tin đối với giống nòi và tổ quốc..."
clip lịch sử
Quang Trung (audio)
Phát hành:
Tháng 2 / 2022
Tác giả:
Hoàng Thúc Trâm
Người gửi:
Ẩn danh
Thời lượng:
5 phần / 17 clips
Nguồn:
Kênh Youtube Việt Sử
Giới thiệu:
"...Ôi, là người đồng thời và ngang hàng với Nã-phá-luân (Napoléon 1), Quang Trung cũng có thiên tài về quân sự, cũng có thủ đoạn thần tốc trong việc hành binh, cũng có chí hăng, hoài bão lớn… Vậy mà Nã được gửi nắm xương trong đền Invalides để cho người sau viếng thăm ca tụng! Còn Quang Trung? Sự nghiệp oanh liệt phải vùi sâu trong vực thẳm thời gian! Trèo lên Đống Đa (ở ấp Thái Hà, Hà Đông), trông ra bốn mặt: nào gái, nào trai, nào áo, nào mũ, nào ngựa kéo xe, trâu cày ruộng, gió bụi lưng trời mờ mịt… Vua Quang Trung nào đâu? Cảm vì thế, tôi viết lại trang sử Quang Trung...."
clip lịch sử
Trần Hưng Đạo (audio)
Phát hành:
Tháng 2 / 2022
Tác giả:
Hoàng Thúc Trâm
Người gửi:
Ẩn danh
Thời lượng:
10 chương / 10 clips
Nguồn:
Kênh Youtube Việt Sử
Giới thiệu:
"Công nghiệp ngài đã đi sâu vào dân chúng. Tên tuổi ngài đã sống mãi với non sông. Vậy sao còn cần đến cuốn tiểu sử này? Là vì võ công, văn nghiệp của ngài, trước kia, người mình chỉ chép toàn bằng chữ Hán, mà lại tản mát chưa có hệ thống; gần nay, tuy có một vài cuốn sách, tờ báo quốc ngữ nói đến, nhưng hãy còn sơ lược chưa đủ hoặc truyền văn thất chân. Vả, lối dân chúng “thần thánh hóa” các bậc vĩ nhân lại làm cho một số người hiểu đức Trần Hưng Đạo theo một phương diện khác, một ý nghĩa khác..."
clip lịch sử
Trong gọng kềm lịch sử (audio)
Phát hành:
2022
Tác giả:
Bùi Diễm
Người gửi:
Ẩn danh
Thời lượng:
36 chương / 36 clips
Nguồn:
Kênh Youtube Việt Sử
Giới thiệu:
"...Tác giả đã đi ngược suốt từ thời Pháp Thuộc qua thời kỳ Bảo Đại, ông Diệm cho đến những ngày chót khi Miền Nam Việt Nam sụp đổ và đề cập đến những nhân vật chìm, nổi trong chính trường từ lúc phôi thai như những học sinh ở trường Thăng Long cùng Ban Giảng Huấn cho đến những sảnh đường quyền lực ở Hoa Thịnh Đốn. Trong suốt 343 trang sách, ông Bùi Diễm, nguyên Đại Sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn (Washington) đã thuật lại cuộc đời của mình cũng như cuộc đời của những người cùng lứa tuổi trong một thế khóa oái oăm của lịch sử. Từ ngày biết nhận xét cho đến lúc đã thực sự bị cắt rời khỏi đất nước, cuộc đời tác giả được mở ra gần như trọn vẹn trong 36 chương sách: “Gọng Kìm, Hội Kín, Khủng Bố, Lập Trường… Đảo Chánh..."
clip lịch sử
Đại Việt sử ký toàn thư (audio)
Giới thiệu:
Đại Việt sử ký toàn thư (chữ Hán: 大越史記全書), đôi khi gọi tắt là Toàn thư, là bộ quốc sử viết bằng Hán văn của Việt Nam, viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Bộ sử này được khắc in toàn bộ và phát hành lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hòa năm thứ 18, triều vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697. Đây là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, do nhiều đời sử quan trong Sử quán triều Hậu Lê biên soạn.
góc nhìn
TẢN MẠN NGÀY 30/4 (P 2): NHỮNG NỖI XÓT XA ĐỌA ĐẦY
Giới thiệu:
...Thảm kịch của miền nam chưa dừng lại ở cướp ngày mà nó trực tiếp đẩy người dân vào một thảm kịch khác: trên biển đông. Tập tài liệu ấn hành vào năm 2000, mang tựa đề “The State of the World’s Refugees 2000, 50 years of Humanitarian Action”, viết về tình trạng tị nạn thế giới, để đánh dấu 50 năm hoạt động nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, Bà Sadako Ogata, Cao Ủy Trưởng Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, đã nói về lòng can trường của hàng triệu người tị nạn và lánh nạn trên thế giới đã mất tất cả, ngoại trừ niềm hy vọng, và đã vượt qua biết bao thử thách và chông gai để đi tìm con đường sống. Bà Ogata đã tuyên dương những người này là “Những người sống sót vĩ đại của Thế Kỷ 20”...