Tìm được 265 tác phẩm:
sách tư liệu
Việt Nam văn minh sử lược khảo
Giới thiệu:
Việt Nam Văn Minh Sử là cuốn sách đại cương về lịch sử Việt Nam phác họa một tiến trình văn minh chung. Học giả Lê Văn Siêu, một cây bút lão thành đã quá cố, trải qua bao năm tháng dạy học và dày công khảo cứu đã giới thiệu với chúng ta về nền văn minh của Việt tộc, Văn Lang và Đại Việt. Với một bút lực dồi dào, Việt Nam văn Minh Sử chính là dấu ấn một đời cầm bút của Lê Văn Siêu... Sách này gồm 4 phần: Tập Thượng gồm quyển 1, "Văn minh Văn Lang"( từ nguồn gốc dến cuối đời vua Hùng) và quyển 2, "Văn minh Lạc Việt" (từ nhà Thục đến trận Bạch Đằng của Ngô Quyền). Tập Trung sẽ gồm quyển 3, "Văn minh Đại Việt" (từ thế kỷ thứ 10 đến hết nhà Lê, thế kỷ 18). Tập Hạ sẽ gồm quyển 4, Văn minh Việt Nam (từ nhà Nguyễn 1802 đến hiện đại).
góc nhìn
Phan Tây Hồ tiên sinh
Giới thiệu:
Cụ Mính-Viên Huỳnh-Thúc-Kháng viết về cụ Tây-Hồ, tưởng không phải nói nữa. Vì ngoài những lời phê bình chân xác, còn có những « dật sự » không ai biết được. Hai nhà tiền bối, ngoài chỗ đồng tâm, đồng chí, lại còn đồng châu, đồng quận, đồng song ; từ thuở thiếu thời trong các cuộc nhi hý cũng như học tập, đều có nhau, và ngày sau theo đuổi một chủ nghĩa cho đến ngày cái quan, hai Cụ vẫn như hình với bóng. Bản PHAN-TÂY-HỒ TIÊN-SINH LỊCH-SỬ này, cụ Mính-Viên thảo ra trong khi côi quạnh ở quê nhà tại làng Thạnh-Bình, sau ngày cụ Tây-Hồ từ trần, năm 1926...
sách tư liệu
Tâm lý dân tộc An Nam
Giới thiệu:
Công trình nghiên cứu Tâm lý dân tộc An Nam (Psychologie du Peuple annamite) được Paul Giran - một quan chức cai trị thuộc địa Pháp, xuất bản vào năm 1904 sau hơn ba năm thu thập và tích lũy quan sát ở Đông Dương, để phục vụ công cuộc thực dân của nước Pháp trên đất An Nam. Để hiểu thấu đáo “tâm hồn và thần minh” của người An Nam, Paul Giran, cũng như nhiều đồng nghiệp của ông, đã thâm nhập và sinh sống để học ngôn ngữ và hiểu người bản xứ. Qua đó, khắc họa nên đặc điểm quốc gia, sự tiến hóa lịch sử, trí thông minh, xã hội và chính trị An Nam...
sách tư liệu
Những nền văn hóa cổ trên lãnh thổ Việt Nam
Giới thiệu:
Khảo sát các nền văn hoá cổ trên lãnh thổ Việt Nam, chúng ta càng tự hào vì tổ tiên chúng ta với lòng cần cù, dũng cảm, vóitrí thông minh và tài năng khéo léo, từ thuở xa xưa đã tạo nên những nền văn hoá rực rỡ, mà minh chứng lá những trống đồng Đông Sơn, Ngọc Lũ, những chế tác gốm sứ tinh xảo, những bộ vũ khí bằng đồng như dao găm, mũi tên đồng... hiện còn mãi với thời gian. Việt Nam thật xứng đáng lá một trong những cái nôi của loài người.
góc nhìn
Đôi dòng ghi nhớ
Giới thiệu:
"...Với quyển sách này, tôi xin ghi lại những lệnh mà tôi nhận, những việc mà tôi làm, và những gì mà tôi nghĩ, qua những lệnh và những việc làm đó trong các biến cố chính trị từ năm 1963 đến cuối năm 1966. Rồi năm cuối cùng của cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày mà lãnh đạo nước cộng sản Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chiếm trọn Việt Nam Cộng Hòa chúng ta, ký ức và tài liệu mà tôi ghi chép lúc đương nhiệm, còn lưu giữ được đôi điều. Vì giới hạn trong phạm vi trách nhiệm nên không có được tính cách tròn vẹn của mỗi biến cố, nhưng hy vọng là nội dung này có khả năng giùp quí vị quí bạn nhận ra những nét trung thực khi lần theo mỗi sự kiện trong từng biến cố..."
sách tư liệu
Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam
Giới thiệu:
"...Các nhà bác học, các nhà học giả, các sử gia ta lại có cái khuyết điểm này là họ lập trước một giả thuyết rồi cố lượm lặt những gì khả dĩ củng cố được giả thuyết của họ để chứng minh giả thuyết đó. Lối làm việc ấy thường đưa ta tới sai lầm, vì chính con người của ta chủ quan, tìm đủ cách để giúp cho ta có lý. Phải làm việc với một khối óc và một tấm lòng trống trơn định kiến, không buồn đoán tổ tiên là ai, để chính sự việc tự do đưa ta tới cái đích nào đó, có thể cái đích đó mới thật là cái đích không bị khuynh hướng nào hướng dẫn tới cả mà chỉ có tài liệu và sự kiện cho xuất hiện ra mà thôi. Tổ tiên ta là Tây, là Tàu, là “Mọi”, ta cũng đừng ham, đừng lo, đừng phấn khởi, đừng thất vọng. Kẻ tìm tòi, thoạt tiên phải là một anh mù hoàn toàn, mà anh mù đó cũng không nên có ý định nào hết, trừ ý định tìm biết một sự thật mà y hoàn toàn mù tịt. Chỉ trong điều kiện đó, y mới mong đi tới một sự thật hoàn toàn không bị chính y bóp méo, hoặc không bị tài liệu gạt gẫm. Vâng, tài liệu rất gạt gẫm khi ta đang cố ý tìm nó. Ta thấy nó hơi phục vụ ta được, ta vội chụp ngay để mà dùng. Thế là ta bị mắc bẫy ngay bởi nó nói một đàng mà ta hiểu đàng khác vì ta đang quá cần nó nói theo ta..."
góc nhìn
Lê triều Lý thị
Giới thiệu:
Lê Triều Lý Thị là một cuốn tiểu thuyết lịch sử hư cấu viết theo lối chương hồi. Cốt truyện dựa vào ít trang viết về Lý Công Uẩn trong các sách Đại Việt sử Ký, Đại Nam thực lục tiền biên, Việt nam sử lược và sách tiểu truyện danh nhân như Nam hải dị nhân của Phan Kế Bính. Nhờ tính hư cấu mà tác phẩm đã diễn tả một cách sinh động hình tượng vị anh quân, minh quân Lý Công Uẩn trải bao sóng gió, lập nhiều công trạng, lên ngôi chí tôn, mở ra một thời kỳ thái bình thịnh trị kéo dài, đặt nền móng vững chắc xây dựng một đất nước văn hiến hùng mạnh ở cõi trời Nam .
sách tư liệu
Lý Thường Kiệt lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý
Giới thiệu:
"...Đáng lẽ nước ta lúc ấy bị đổi thành châu quận của Tống. May! Đương thời, có một vĩ nhân cầm quyền, có đủ óc chính trị, biết kết thúc nhân tâm, có cao tài lợi dụng thời cơ, có kinh nghiệm điều binh, khiển tướng. Bậc ấy là Lý Thường Kiệt. Thường Kiệt hiểu thời cơ, chịu tạm nhường về thể diện, khiến Tống lui quân và ta bảo toàn binh lực. Sau đó, Thường Kiệt biết dùng ngoại giao dựa vào binh lực ấy làm hậu thuẫn, mà đòi được đất đã mất. Cuối cùng không những Tống không dám dòm ngó cõi ta, mà bắc thùy nước Việt lại được khuếch trương và củng cố. Đó là một kỳ công của Lý Thường Kiệt. Nhưng còn một kỳ công khác, đương thời không kém việc trên, mà đối với vận mệnh tương lai nước ta, lại còn to hơn nữa. Ấy là việc đánh Chiêm Thành..."
sách tư liệu
Bách Việt tiên hiền chí
Giới thiệu:
Bộ sử cổ “Bách Việt Tiên Hiền Chí – Lĩnh Nam Di Thư” là bộ sử liên quan đến Việt tộc, do sử gia Âu Ðại Nhậm viết xong vào năm Gia Tĩnh thứ 33 (1554). Lần đầu tiên bộ sử này được dịch sang Việt ngữ bởi giáo sư Trần Lam Giang. Nội dung chính của quyển sách viết về 105 vị tiền nhân gốc Việt, trong đó có một số nhân vật đã trở thành nhân vật lịch sử, văn hóa vào bậc nhất mà người Tàu thường phô trương để hãnh diện... Tác giả Âu Ðại Nhậm đã vận dụng cách “lách” tài tình để cuốn sách sử này được lưu truyền ngay trong lòng người TQ những kẻ luôn có dã tâm hủy diệt chứng liệu các dân tộc hình thành Trung Hoa. Dù thế, cuốn sách cũng trải qua 500 năm thăng trầm lưu lạc, trù dập. Cuối cùng, được xếp vào “Tứ Khố Toàn Thư”, là bốn kho tàng trữ sách của triều Minh...