Nhà Lê trung hưng 1533-1789

Nhà Lê trung hưng (chữ Nôm: 茹黎中興, chữ Hán: 黎中興朝, Hán Việt: Lê trung hưng triều, 1533–1789) là giai đoạn sau của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê (giai đoạn đầu là nhà Lê Sơ) trong lịch sử Việt Nam. Nhà Lê trung hưng được thành lập khi Lê Trang Tông với sự phò tá của cựu thần nhà Lê sơ là Nguyễn Kim được đưa lên ngôi báu. Đây là triều đại dài nhất so với các triều đại Việt Nam với 256 năm.

Bàn đồ Việt Nam năm 1650, màu cam là địa phận của chúa Bầu, màu tím là tàn dư họ Mạc. Họ Trịnh ở phía Bắc và phía Nam (màu vàng) là của họ Nguyễn. (nguồn: Wikipedia tiếng Anh)

Khi nhà Lê trở lại Thăng Long, tuy trên danh nghĩa đã thống nhất Đại Việt, nhưng riêng tại Bắc Bộ bị cắt hai vùng Tuyên Quang, Cao Bằng do họ Vũ và Mạc chiếm đóng.

Nắm quyền chi phối triều chính và chỉ huy quân đội, họ Trịnh nắm thực quyền thời Lê trung hưng. Mọi chính sách từ ngoại giao, kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa đều do họ Trịnh quyết định. Từ năm 1600, với công lao đánh bại nhà Mạc – phục hưng nhà Lê, Trịnh Tùng chính thức xác lập địa vị là “chúa”, lập phủ riêng. Họ Trịnh được hưởng thế tập ngôi chúa.

Từ đây họ Trịnh lập ra hệ thống tổ chức chính quyền ở phủ chúa tương ứng với chính quyền có sẵn bên cung vua, ngoài cung vua phía đông còn có phủ chúa ở phía tây. Chính thể Đàng Ngoài do đó được gọi là chính quyền “vua Lê chúa Trịnh”, đây là thời kỳ duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam có sự điều hành của quyền thần được thế tập, truyền nối nhiều đời.

Vì vậy, mọi thành tựu, sự kiện, từ quân sự đến xã hội, thịnh trị hay rối ren, đều do tay họ Trịnh. Các chúa Trịnh đều là những người giỏi cai trị và ngoại giao nên tình hình Bắc Hà – khi họ Nguyễn đã cát cứ trong Nam – nhìn chung ổn định. Chẳng những việc chính sự mà ngay cả chuyện vợ con của các vua Lê cũng do các chúa Trịnh sắp đặt. Phần nhiều vợ các vua Lê là con gái họ Trịnh để ràng buộc.

Có 40 tác phẩm về giai đoạn Nhà Lê trung hưng 1533-1789:
sách tư liệu
Quang Trung
Phát hành: 1944
Tác giả: Hoàng Thúc Trâm
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 890
Giới thiệu: "...Ôi, là người đồng thời và ngang hàng với Nã-phá-luân (Napoléon 1), Quang Trung cũng có thiên tài về quân sự, cũng có thủ đoạn thần tốc trong việc hành binh, cũng có chí hăng, hoài bão lớn… Vậy mà Nã được gửi nắm xương trong đền Invalides để cho người sau viếng thăm ca tụng! Còn Quang Trung? Sự nghiệp oanh liệt phải vùi sâu trong vực thẳm thời gian! Trèo lên Đống Đa (ở ấp Thái Hà, Hà Đông), trông ra bốn mặt: nào gái, nào trai, nào áo, nào mũ, nào ngựa kéo xe, trâu cày ruộng, gió bụi lưng trời mờ mịt… Vua Quang Trung nào đâu? Cảm vì thế, tôi viết lại trang sử Quang Trung."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Đất nước Việt Nam qua các đời
Phát hành: NXB Văn hóa thông tin, 2005
Tác giả: Đào Duy Anh
Người gửi: Tùng Nguyễn
Số trang: 275
Giới thiệu: Công trình này tập trung nghiên cứu địa lý hành chính để nhận định cương vực của nước Việt Nam và vị trí các khu vực hành chính trải qua các đời, từ thời Văn Lang, Âu Lạc, qua thời kỳ Bắc thuộc, trải đến thời tự chủ và cho đến thời nhà Nguyễn. Với công tác nghiên cứu công phu, khối lượng sách tham khảo đồ sộ, Đào Duy Anh đã vẽ nên bức tranh rộng lớn, mô tả sự phát triển và biến đổi của lãnh thổ Việt Nam kéo dài suốt gần hai thiên niên kỷ, khiến công trình trở thành một nghiên cứu đầy đủ nhất, hệ thống nhất về lãnh thổ Việt Nam trong thế kỷ XX.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Lê Duy Kỳ (1766-1793) đáng thương hay đáng trách?
Phát hành: 2012
Tác giả: Nguyễn Duy Chính
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 125
Giới thiệu: Những đề cập về Lê Duy Kỳ trong sách vở đều cho rằng ông hèn yếu, kém khả năng tưởng như khi làm vua ông vẫn được hành động hoàn toàn tự do theo chủ kiến và ý thích riêng của mình. Thực tế cho thấy mỗi quyết định, mỗi biến chuyển đều có những nguyên nhân rất xa không dễ dàng phát hiện. Cuộc đời vua Chiêu Thống – cũng như chiếc ngai vàng của nhà Lê những năm sau cùng - chỉ là một chiếc lá giữa dòng, mặc cho nước cuốn tới đâu thì cuốn, không thể nào cưỡng lại được. Ðể nhận định về vua Chiêu Thống cho được công bằng, chúng ta cần nhìn lại con người trong thời buổi mà ông sống, không thể chỉ dựa vào yêu ghét qua “tin đồn”. Ông chỉ là một con chim trong lồng, một bóng mờ chính trị, một người bị rơi vào giữa một đám đông xô đẩy, mọi vấn đề đều do những sắp xếp ngoài tầm tay...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Nguyên nhân Thanh triều động binh
Phát hành: 12/2004
Tác giả: Nguyễn Duy Chính
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 57
Giới thiệu: Người viết bài khi còn nhỏ cũng đã mê say cuốn thiểu thuyết chương hồi - hay lịch sử tiểu thuyết, lịch sử ký sự.. tùy theo từng tác giả - Hoàng Lê Nhất Thống Chí này và cũng bị ảnh hưởng hưởng khá nặng nề. Thế nhưng đến một lúc nhìn ra đây chỉ là một cuốn sách viết để mua vui, người nghiên cứu phải có can đảm gạt bỏ những chi tiết được miêu tả một cách chủ quan thiếu căn cứ, đối chiếu với những tài liệu khác có cơ sở, để giai đoạn lịch sử này được nhìn lại cho ăn khớp với các quốc gia khác - mà cũng nhất quán với chính sử Việt Nam trước và sau thời kỳ Tây Sơn.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Việt Sử toàn thư – từ thượng cổ đến hiện đại (Audio)
Phát hành: 03/09/2021
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Người gửi: Tùng Nguyễn
Thời lượng: 28 phút 46 giây
Nguồn: Kênh Youtube Việt Sử
Giới thiệu: Xin trân trọng giới thiệu bộ Việt Sử toàn thư của sử gia Phạm Văn Sơn bản audio do Việt Sử team thực hiện nhằm góp phần làm sống lại một trong các bộ sử hiếm hoi viết về toàn bộ lịch sử Việt Nam từ thời thái cổ đến thời Pháp thuộc. Tác phẩm có rất nhiều chi tiết giá trị để cho hậu thế tham khảo. Nó là một trong các bộ sách được tác giả viết dành riêng cho các bạn đọc không chuyên về sử, các em học sinh trong các trường phổ thông... trước năm 1975 tại miền Nam, là phiên bản rút gọn của bộ Việt Sử tân biên của cùng tác giả.
XEM CLIP
sách tư liệu
Danh nhân đất Việt
Phát hành: 2010
Tác giả: Nhiều tác giả
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 123
Giới thiệu: Cuốn sách giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của các danh nhân nổi bật trong lịch sử nước Việt như: Trần Quang Phải, Phan Phu Tiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Ỷ Lan hoàng thái hậu, Hải thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh, Hà Tông Mục, Triệu Quang Phục, Lý Tử Tấn, Mai Hắc Đế, Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Phùng Hưng, Lý Thái Tổ, Lê Quý Đôn, họ Khúc, Lý Nam Đế, Lý Thường Kiệt, Lê Đại Hành, Đinh Tiên Hoàng, Hưng Đạo Vương, Trần Nhân Tông, Lê Văn Hưu, Hoàng Diệu.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Những đặc trưng tiêu biểu của nhà nước Pháp quyền Việt Nam thời Trung Đại
Phát hành: 2020
Tác giả: Hien Nguyen
Người gửi: Hien Nguyen
Số trang: 47
Giới thiệu: Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc gần hai nghìn năm, thể chế chính trị Việt Nam mang đặc trưng của thể chế quân chủ phong kiến tập quyền. Trải qua các triều đại, tính chất quân chủ ngày càng được tăng cường[..]Tuy nhiên, trong thể chế chính trị quân chủ cũng có nhiều quy định hạn chế quyền lực của vua...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt sử tân biên – quyển 3/7
Phát hành: 1959
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 499
Giới thiệu: Việt sử tân biên là một bộ sách quy mô về Lịch sử Việt Nam, gồm 5 tập, chia làm 7 quyển do sử gia Phạm Văn Sơn biên soạn và phát hành từng tập từ năm 1956 đến năm 1972 tại Sài Gòn. Quyển 3: Nam Bắc phân tranh hay là Loạn phong kiến Việt Nam... bắt đầu từ đầu nhà Mạc đến thời đỉnh cao của triều Tây Sơn.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Đại Nam liệt truyện – tập 1/4
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 56
Giới thiệu: Đại Nam liệt truyện (chữ Hán: 大南列傳) là một bộ sách lịch sử ghi chép về gia phả nhà Nguyễn, các sự tích, công trạng của các công thần, liệt nữ và danh tăng,... viết bằng chữ Hán do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Đại Nam liệt truyện gồm 87 cuốn, 2000 trang bản thảo, chia làm hai phần chính: Tiền biên và Chính biên. Bộ sách đã được Viện Sử học phối hợp với Nhà xuất bản Thuận Hóa nghiên cứu biên dịch và đã sắp xếp tại làm 4 tập. Tập 1: Tiền biên bao gồm từ cuốn đầu tiên cuốn 6.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Dòng thời gian
Ít tác phẩm nhất
Nhiều tác phẩm nhất