Nhà Nguyễn 1802-1945

Đây là triều đại đầu tiên có thể được coi là làm chủ toàn bộ mảnh đất hình chữ S từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Cũng là triều đại phong kiến cuối cùng của đất nước Việt Nam.

Sau khi đánh đổ triều Tây Sơn vào năm 1802, vị chúa Nguyễn cuối cùng và cũng là vị hoàng đế đầu tiên của triều Nguyễn, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Long, chính thức thay thế nhà trị vì nước Đại Việt.

Lãnh thổ Việt Nam được mở rộng nhất dưới thời vua Minh Mạng năm 1840 dưới tên gọi nước Đại Nam (Nguồn: Wikipedia tiếng Việt)

Công cuộc Nam tiến của các vua và chúa Nguyễn, bao gồm cả việc chinh phạt và sát nhập toàn bộ lãnh thổ nước Chăm-pa, đã mang lại hình hài diện mạo hình chữ S cho nước Việt Nam ngày nay. Đồng thời, các vua Nguyễn cũng là những người đã để mất lãnh thổ và mất nước về tay người Pháp, mở ra thời kỳ Pháp thuộc trong lịch sử dân tộc.

Cảnh ký kết Hòa ước Quý Mùi tại Huế, ngày 25 tháng Tám năm 1883 xác lập quyền bảo hộ lâu dài của Pháp trên toàn bộ Việt Nam (Nguồn: Wikipedia tiếng Anh)

Chính thức diệt vong vào năm 1945 sau cuộc cách mạng tháng Tám tại Việt Nam. Có thể nói, trong suốt 143 năm cai trị của mình, triều Nguyễn đã để lại không ít các di sản mà đến nay vẫn là những chủ đề gây ra rất nhiều tranh luận và tốn kém giấy mực trong giới sử học.

Có 72 tác phẩm về giai đoạn Nhà Nguyễn 1802-1945:
bài viết khoa học
Thành cổ Biên Hòa
Phát hành: 2020
Tác giả: Lê Ngọc Quốc
Người gửi: Lê Ngọc Quốc
Số trang: 34
Giới thiệu: Thành cổ Biên Hòa là một di tích lịch sử tọa lạc tại phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đây được xem là thành cổ duy nhất ở Nam Bộ còn tồn tại đến ngày nay. Dấu tích còn sót lại của ngôi thành xưa là một vòng thành được xây dựng bằng đá ong bao quanh khuôn viên rộng 10.816,5 m², bên trong có ngôi nhà kiến trúc theo kiểu Pháp. Di tích Thành cổ Biên Hòa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2013.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Ngục thất thành Biên Hòa xưa
Phát hành: 2021
Tác giả: Lê Ngọc Quốc
Người gửi: Lê Ngọc Quốc
Số trang: 12
Giới thiệu: Thời kỳ này triều đình áp dụng Hoàng Việt Luật Lệ ban hành thời vua Gia Long. Nhà Vua dùng tư tưởng Nho giáo trong quản lý và xây dựng đất nước. Cai trị đất nước chủ yếu dựa vào Đức trị và Nhân trị (quan điểm trị nước của Nho giáo). Tuy nhiên, để bảo vệ vương quyền và xây dựng một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền chuyên chế cao độ, buộc nhà Nguyễn phải sử dụng đến yếu tố pháp trị. Nho giáo đã cùng với pháp luật ổn định trật tự kỷ cương xã hội, đảm bảo cho sự phát triển của đất nước...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt sử tân biên – quyển 7/7
Phát hành: 1972
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 465
Giới thiệu: Việt sử tân biên là một bộ sách quy mô về Lịch sử Việt Nam, gồm 5 tập, chia làm 7 quyển do sử gia Phạm Văn Sơn biên soạn và phát hành từng tập từ năm 1956 đến năm 1972 tại Sài Gòn. Quyển 7 (tập 5 Hạ): Chế độ Pháp thuộc ở Việt Nam, từ thời Thành Thái, Duy Tân, trải qua các cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng ở Việt Nam, đến các tổ chức cộng sản, các đảng phái quốc gia tại miền Nam và chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt sử tân biên – quyển 6/7
Phát hành: 1963
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 502
Giới thiệu: Việt sử tân biên là một bộ sách quy mô về Lịch sử Việt Nam, gồm 5 tập, chia làm 7 quyển do sử gia Phạm Văn Sơn biên soạn và phát hành từng tập từ năm 1956 đến năm 1972 tại Sài Gòn. Quyển 6 (tập 5 Trung): Việt Nam cách mạng cận sử (1885-1914), từ lúc kinh thành thất thủ năm Ất Dậu, nổ ra phong trào Cần Vương cho đến khi có các phong trào Đông Du, Duy Tân... cuối cùng là tình hình Việt Nam trước và sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt sử tân biên – quyển 5/7
Phát hành: 1962
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 492
Giới thiệu: Việt sử tân biên là một bộ sách quy mô về Lịch sử Việt Nam, gồm 5 tập, chia làm 7 quyển do sử gia Phạm Văn Sơn biên soạn và phát hành từng tập từ năm 1956 đến năm 1972 tại Sài Gòn. Quyển 5 (tập 5 Thượng): Việt Nam kháng Pháp sử từ thời vua Tự Đức đến cuộc tái chiến Pháp-Trung sau khi hòa ước Thiên Tân thất bại năm 1885
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt sử tân biên – quyển 4/7
Phát hành: 1961
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 498
Giới thiệu: Việt sử tân biên là một bộ sách quy mô về Lịch sử Việt Nam, gồm 5 tập, chia làm 7 quyển do sử gia Phạm Văn Sơn biên soạn và phát hành từng tập từ năm 1956 đến năm 1972 tại Sài Gòn. Quyển 4: Từ Tây Sơn mạt điệp đến Nguyễn sơ...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Đại Nam liệt truyện – tập 4/4
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 393
Giới thiệu: Đại Nam liệt truyện (chữ Hán: 大南列傳) là một bộ sách lịch sử ghi chép về gia phả nhà Nguyễn, các sự tích, công trạng của các công thần, liệt nữ và danh tăng,... viết bằng chữ Hán do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Đại Nam liệt truyện gồm 87 cuốn, 2000 trang bản thảo, chia làm hai phần chính: Tiền biên và Chính biên. Tập 4: Chính biên (Nhị tập) là từ cuốn 26 đến cuốn 46.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Đại Nam liệt truyện – tập 3/4
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 347
Giới thiệu: Đại Nam liệt truyện (chữ Hán: 大南列傳) là một bộ sách lịch sử ghi chép về gia phả nhà Nguyễn, các sự tích, công trạng của các công thần, liệt nữ và danh tăng,... viết bằng chữ Hán do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Đại Nam liệt truyện gồm 87 cuốn, 2000 trang bản thảo, chia làm hai phần chính: Tiền biên và Chính biên. Tập 3: Chính biên (Nhị tập) bao gồm từ cuốn đầu đến cuốn 25.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Đại Nam liệt truyện – tập 2/4
Phát hành: 1889
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 197
Giới thiệu: Đại Nam liệt truyện (chữ Hán: 大南列傳) là một bộ sách lịch sử ghi chép về gia phả nhà Nguyễn, các sự tích, công trạng của các công thần, liệt nữ và danh tăng,... viết bằng chữ Hán do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Đại Nam liệt truyện gồm 87 cuốn, 2000 trang bản thảo, chia làm hai phần chính: Tiền biên và Chính biên. Tập 2: Chính biên (Sơ tập) bao gồm từ cuốn đầu đến cuốn 33.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Dòng thời gian
Ít tác phẩm nhất
Nhiều tác phẩm nhất