Thời Pháp thuộc 1858-1945

Thời kỳ vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Việt Nam khi dân tộc ta có dịp va chạm và từ đó dần làm quen với nền văn minh xa lạ của Tây Âu, cho dù cuộc gặp gỡ diễn ra trong một hoàn cảnh khá bi đát cho phía Việt Nam. Bắt đầu từ tiếng pháo hạm của liên quân Pháp – Tây Ban Nha vào cảng Đà Nẵng năm 1858, nước Việt Nam dưới triều nhà Nguyễn dần mất chủ quyền và trở thành xứ thuộc địa của đế quốc Pháp suốt gần một thế kỷ cho tới năm 1945.

Từ năm 1887, nước Việt Nam trở thành một phần của Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp, sau này mở rộng ra bao gồm lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia và một phần tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) ngày nay.

Tiền giấy 1 đồng Đông Dương (Nguồn: Wikipedia tiếng Việt)

Giai đoạn này cũng mang đến cho dân tộc Việt Nam hai thứ: Đạo Công giáo và bảng chữ cái La-tin.

Lễ phát huân chương cho quan lại Việt Nam thời Pháp thuộc (Nguồn: Wikipedia tiếng Việt)

Một tờ tuyên truyền được vẽ tại Hà Nội, 1942 (Nguồn: Wikipedia tiếng Việt)
Có 55 tác phẩm về giai đoạn Thời Pháp thuộc 1858-1945:
góc nhìn
Công tử Bạc Liêu – sự thật và giai thoại
Tác giả: Nhiều tác giả
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 11
Giới thiệu: Công tử Bạc Liêu là cụm từ dân gian ở miền Nam Việt Nam đặt ra vào cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 để chỉ các công tử, con của những gia đình giàu có sống ở tỉnh Bạc Liêu, trong thời kỳ xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc. Thời đó, do việc phân chia lại ruộng đất, đã làm nảy sinh rất nhiều đại điền chủ ở vùng đất này. Theo phong trào khi ấy, các đại điền chủ, hào phú quyền quý khắp Nam Kỳ thường cho con lên Sài Gòn học ở các trường Pháp, thậm chí du học bên Pháp. Tuy nhiên, hầu hết các vị công tử giàu có này, ảnh hưởng bởi sự phồn hoa đô hội, sẵn tiền, nên thường đi vào con đường ăn chơi để thể hiện mình...
VÀO ĐỌC
bài viết khoa học
Thành cổ Biên Hòa
Phát hành: 2020
Tác giả: Lê Ngọc Quốc
Người gửi: Lê Ngọc Quốc
Số trang: 34
Giới thiệu: Thành cổ Biên Hòa là một di tích lịch sử tọa lạc tại phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đây được xem là thành cổ duy nhất ở Nam Bộ còn tồn tại đến ngày nay. Dấu tích còn sót lại của ngôi thành xưa là một vòng thành được xây dựng bằng đá ong bao quanh khuôn viên rộng 10.816,5 m², bên trong có ngôi nhà kiến trúc theo kiểu Pháp. Di tích Thành cổ Biên Hòa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2013.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt sử tân biên – quyển 7/7
Phát hành: 1972
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 465
Giới thiệu: Việt sử tân biên là một bộ sách quy mô về Lịch sử Việt Nam, gồm 5 tập, chia làm 7 quyển do sử gia Phạm Văn Sơn biên soạn và phát hành từng tập từ năm 1956 đến năm 1972 tại Sài Gòn. Quyển 7 (tập 5 Hạ): Chế độ Pháp thuộc ở Việt Nam, từ thời Thành Thái, Duy Tân, trải qua các cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng ở Việt Nam, đến các tổ chức cộng sản, các đảng phái quốc gia tại miền Nam và chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt sử tân biên – quyển 6/7
Phát hành: 1963
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 502
Giới thiệu: Việt sử tân biên là một bộ sách quy mô về Lịch sử Việt Nam, gồm 5 tập, chia làm 7 quyển do sử gia Phạm Văn Sơn biên soạn và phát hành từng tập từ năm 1956 đến năm 1972 tại Sài Gòn. Quyển 6 (tập 5 Trung): Việt Nam cách mạng cận sử (1885-1914), từ lúc kinh thành thất thủ năm Ất Dậu, nổ ra phong trào Cần Vương cho đến khi có các phong trào Đông Du, Duy Tân... cuối cùng là tình hình Việt Nam trước và sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt Sử toàn thư
Phát hành: 1960
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 442
Giới thiệu: Việt Sử Toàn Thư trình bày những sự kiện lịch sử của Việt Nam, được chia làm ba phần chính từ thời Bắc thuộc, đến Việt Nam trên đường độc lập và thời kỳ Việt Nam mất độc lập vào tay Pháp. Theo lời tác giả, cuốn sách này là phiên bản rút gọn của bộ 7 cuốn Việt Sử tân biên của chính ông, đã giản lược để dễ tiếp thụ với các độc giả không chuyên về sử. Tác giả mong muốn bổ sung vào kho sử liệu của Việt Nam vốn được truyền lại từ thời xưa mang nặng tư tưởng phong kiến, đế quốc: "...ta phải có những cuốn sử mới viết theo quan niệm rộng rãi và tinh thần phóng khoáng của trào lưu dân chủ ngày nay cùng gồm thâu được nhiều điều mới lạ do sự khám phá hay sưu tầm của các học giả cận đại, hiện đại."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Cần Thơ – từ sơ khai đến đầu Pháp thuộc
Phát hành: 2021
Tác giả: Trần Thắng
Người gửi: Trần Thắng
Số trang: 14
Giới thiệu: Ngược dòng lịch sử về thế kỷ 18, vùng Cần Thơ thuộc sự quản lý của họ Nguyễn ở Đàng Trong cùng lúc khi Mạc Cửu dâng vùng đất Hà Tiên cho các Chúa Nguyễn. Vùng Hà Tiên lúc ấy không chỉ có riêng Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang như bây giờ, mà còn bao gồm đảo Phú Quốc, vùng Rạch Giá, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang và Cần Thơ hiện nay. Cần Thơ khi ấy vẫn chưa được tổ chức thành một đơn vị hành chính và chưa có tên chính thức...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Bên giòng lịch sử (hồi ký 1940-1965)
Phát hành: 1972, NXB Trí Dũng, Sài Gòn
Tác giả: Cao Văn Luận
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 450
Giới thiệu: "...Với tư cách một người gần gũi, có thể nói là thân thiết với Ông Diệm mà lại không phải lệ thuộc quá nhiều vào quyền hành và sự chỉ huy của Ông tôi đã được nhìn những cố gắng, những thành công, những thất bại và những sai lầm của Ông. Trước những tin tức, những lập luận, những xuyên tạc quanh Ông Diệm và chế độ tôi cảm thấy cần phải viết lại những hiểu biết, những nhận xét, những chứng kiến của tôi về những việc làm cũng như về đời sống, tư cách của Ông để sau này nếu những người nào muốn tìm hiểu sự thật về giai đoạn lịch sử- mà sự có mặt của Ông Diệm là cần thiết và quan trọng- có thêm một soi sáng, một nhận định không có ác ý, không thiên vị..."
VÀO ĐỌC
sách tư liệu
Sài Gòn năm xưa
Phát hành: 1960, Nhà sách Khai Trí
Tác giả: Vương Hồng Sển
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 125
Giới thiệu: Nối dõi tổ tiên, trong cuộc Nam tiến vĩ đại: Đến bây giờ, các học giả vẫn bàn cãi không thôi chung quanh hai tiếng"Sài" "Gòn", chẳng biết từ đâu, bởi đâu mà có. Kẻ nói vầy, người nói khác, không ai chịu ai. Tranh luận mãi càng thêm rối trí, không bổ ích vào đâu. Một điều an ủi chung cho hạng gàn như tôi là chính trong tập khảo cứu năm 1885, nhà bác học uyên thâm trong Nam, cụ Trương Vĩnh Ký, cũng tỏ ra bối rối như ai! Để dọn đường tìm hiểu thêm về nguồn gốc "Sài Gòn" của người Việt, chúng tôi trước tiên, xin tóm tắt cuộc Nam tiến...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt Kiều ở Campuchia
Phát hành: 1971, NXB Trí Đăng, Sài Gòn
Tác giả: Lê Hương
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 259
Giới thiệu: Người Việt đã định cư ở đất Campuchia từ năm 1658 đến nay; sau hơn ba thế kỷ kiều bào đã trải biết bao nhiêu cuộc thăng trầm dâu bể xứng đáng để khắc ghi một chương trong lịch sử dân tộc. Sống một thời gian ở Cao Miên tác giả có nhiều dịp đi khắp lãnh thổ, tiếp xúc với đồng bào và thu thập nhiều dữ kiện về nguồn gốc các cuộc di cư, những nơi định cư, cũng như các phương diện về kinh tế, văn hóa, tôn giáo, chính trị để trình bày trong cuốn sách này.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Dòng thời gian
Ít tác phẩm nhất
Nhiều tác phẩm nhất