Nguyễn Duy Chính

Ông sinh năm 1948 tại Sơn Tây, đi Nam cùng gia đình năm 1954, cựu học sinh Chu Văn An Sài Gòn, cựu sinh viên Quốc gia Hành chánh Sài Gòn, rời khỏi Việt Nam năm 1979, Tiến sĩ Quản trị kinh doanh Hoa Kỳ, hiện sống và làm việc tại California.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính

Cho tới nay, các thành viên của diễn đàn Việt Kiếm (vietkiem.com) vẫn không thể quên được cái tên Nguyễn Duy Chính, không chỉ như một dịch giả xuất sắc hầu hết các tác phẩm của đệ nhất tác gia kiếm hiệp Kim Dung, mà còn là tác giả của những bài viết hay về văn hóa Trung Hoa; và những thành tựu dịch thuật, nghiên cứu này đã bước vào… sách: Đọc Kim Dung – Tìm hiểu văn hóa Trung Quốc (NXB Trẻ, 2002), Lý thuyết quân sự Trung Hoa (dịch, NXB CAND, 2004).

Nhưng từ giai đoạn 2002-2003 tới nay, Nguyễn Duy Chính chuyển sang nghiên cứu Sử Việt, cụ thể hơn là Lịch sử Việt Nam thời Tây Sơn.

Ông kể, “cách đây gần 30 năm, khi vừa đặt chân lên đất Mỹ, kiếm được những đồng tiền đầu tiên, người viết đã đặt mua trả góp ngay một bộ Encyclopædia Britannica, thuở ấy với giá hơn 2.000 US$, bằng tiền mua một chiếc xe cũ còn tốt.

Để nghiên cứu có kết quả, ông chuẩn bị tư liệu rất tốt, không kể những gì có thể khai thác từ Internet, ông tìm và mua bằng được những sách quí có liên quan từ Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; ông tìm đến tư liệu của các đại học danh tiếng ở Mỹ, bạn bè ở Pháp; những tư liệu Hán Nôm trong nước, đặc biệt là từ Viện nghiên cứu Hán Nôm.
Kết quả nghiên cứu của ông được công bố liên tục trên Internet và các tạp chí trong nước (Nghiên cứu & Phát triển của Sở KH&CN TT-Huế, Xưa & Nay…). Ông công bố, sửa chữa và lại công bố, nhiều lần. Có thể nói rằng, về căn bản, các cuốn sách đã xuất bản đều có thể tìm trên Internet. Phần rất mạnh của Nguyễn Duy Chính là ông đã tìm và sử dụng được nhiều tài liệu mới công bố từ nguồn nhà Thanh (Trung Quốc), làm thay đổi hẳn nhiều nhận định sử học từ trước tới nay.

Bảng dưới đây là 10 cuốn sách của Nguyễn Duy Chính xuất bản trong vòng một năm vừa qua, tập trung chính vào mảng Lịch sử Việt Nam thời Tây Sơn

Thể loạiTên sáchNơi xuất bảnSố trang
Khảo cứuViệt – Thanh chiến dịchVăn hóa-Văn nghệ TP HCM544
Khảo cứuThanh – Việt nghị hòaVăn hóa-Văn nghệ TP HCM388
Khảo cứuGiở lại một nghi án lịch sử “Giả vương nhập cận”
– Có thực người sang Trung Hoa là vua Quang Trung giả hay không?
Văn hóa-Văn nghệ TP HCM236
Khảo cứuPhái đoàn Đại Việt và lễ Bát tuần Khánh thọ của Thanh Cao TôngVăn hóa-Văn nghệ TP HCM484
Khảo cứuLê mạt sự ký – Sự suy tàn của triều Lê cuối thế kỷ XVIIIDân Trí Books và Khoa học xã hội408
Tư liệuKhâm định An Nam Kỷ lượcHà Nội1.080
Tư liệuĐại Việt quốc thưVăn hóa-Văn nghệ TP HCM408
Tư liệuĐàng Trong thời chúa NguyễnPhương Nam Books và Hội Nhà văn224
Tiểu luậnNúi xanh nay vẫn đóVăn hóa-Văn nghệ TP HCM600
Tiểu luậnVó ngựa và cánh cungVăn hóa-Văn nghệ TP HCM516
Tổng số trang4.888
Nguyễn Duy Chính là tác giả của 6 tác phẩm:
sách tư liệu
Lê Duy Kỳ (1766-1793) đáng thương hay đáng trách?
Phát hành: 2012
Tác giả: Nguyễn Duy Chính
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 125
Giới thiệu: Những đề cập về Lê Duy Kỳ trong sách vở đều cho rằng ông hèn yếu, kém khả năng tưởng như khi làm vua ông vẫn được hành động hoàn toàn tự do theo chủ kiến và ý thích riêng của mình. Thực tế cho thấy mỗi quyết định, mỗi biến chuyển đều có những nguyên nhân rất xa không dễ dàng phát hiện. Cuộc đời vua Chiêu Thống – cũng như chiếc ngai vàng của nhà Lê những năm sau cùng - chỉ là một chiếc lá giữa dòng, mặc cho nước cuốn tới đâu thì cuốn, không thể nào cưỡng lại được. Ðể nhận định về vua Chiêu Thống cho được công bằng, chúng ta cần nhìn lại con người trong thời buổi mà ông sống, không thể chỉ dựa vào yêu ghét qua “tin đồn”. Ông chỉ là một con chim trong lồng, một bóng mờ chính trị, một người bị rơi vào giữa một đám đông xô đẩy, mọi vấn đề đều do những sắp xếp ngoài tầm tay...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Nguyên nhân Thanh triều động binh
Phát hành: 12/2004
Tác giả: Nguyễn Duy Chính
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 57
Giới thiệu: Người viết bài khi còn nhỏ cũng đã mê say cuốn thiểu thuyết chương hồi - hay lịch sử tiểu thuyết, lịch sử ký sự.. tùy theo từng tác giả - Hoàng Lê Nhất Thống Chí này và cũng bị ảnh hưởng hưởng khá nặng nề. Thế nhưng đến một lúc nhìn ra đây chỉ là một cuốn sách viết để mua vui, người nghiên cứu phải có can đảm gạt bỏ những chi tiết được miêu tả một cách chủ quan thiếu căn cứ, đối chiếu với những tài liệu khác có cơ sở, để giai đoạn lịch sử này được nhìn lại cho ăn khớp với các quốc gia khác - mà cũng nhất quán với chính sử Việt Nam trước và sau thời kỳ Tây Sơn.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh và vua Càn Long
Tác giả: Nguyễn Duy Chính
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 6
Giới thiệu: Tôi tự hỏi, nếu như Nguyễn Huệ nghe lời vua anh chỉ phát triển thực lực để làm chúa phương Nam, không đánh ra Bắc và tập trung nỗ lực vào việc loại trừ dư đảng nhà Nguyễn, thì vương triều kế tiếp sẽ là nhà Nguyễn Tây Sơn... Đúng như dự tính của Nguyễn Nhạc, vương triều Tây Sơn sẽ bành trướng thế lực sang Chân Lạp và Xiêm La, hình thành một quốc gia “tròn trịa” hơn, đất đai phì nhiêu hơn đóng vai một cửa ngõ quốc tế và nhất là không tiếp cận với Trung Hoa, tránh được những đe doạ trực tiếp từ phương Bắc.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
An Nam ký lược 3: Đi tìm một mảnh khuyết sử qua Khâm định An Nam kỷ lược
Tác giả: Nguyễn Duy Chính
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 24
Giới thiệu: Hai nguồn sử liệu mà chúng tôi nhắc đến là bộ chiến đồ được thực hiện sau khi Thanh triều và Đại Việt nối lại bang giao và tập hợp Khâm Định An Nam Kỷ Lược là bộ sách hoàn tất khi vua Quang Trung qua Bắc Kinh trở về nước. Tuy không thể tách những tài liệu này ra khỏi mục tiêu chính yếu của nó là tuyên truyền, là phô trương nhưng không phải vì thế mà chúng ta không khai thác được nhiều chi tiết soi sáng lại một thời kỳ mà vì bất hạnh của lịch sử đã trở nên mờ mịt.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
An Nam ký lược 2: Đi tìm một mảnh khuyết sử qua Khâm định An Nam kỷ lược
Tác giả: Nguyễn Duy Chính
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 21
Giới thiệu: Nếu so sánh với nhiều chiến công khác lừng lẫy hơn trong đời Càn Long, người ta sẽ rất ngạc nhiên khi Thanh triều đã áp dụng một số biệt lệ chưa từng có đối với triều đình Tây Sơn nói chung và Nguyễn Huệ nói riêng... Những hình thái có vẻ như bất thường đó nếu không được nghiên cứu dưới một nhãn quan chung về quan niệm quân sự và văn hóa của nhà Thanh, chúng ta sẽ thấy rất khó hiểu và nhiều khi mâu thuẫn...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
An Nam ký lược 1: Đánh giá lại một số tài liệu về thời kỳ Tây Sơn
Tác giả: Nguyễn Duy Chính
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 20
Giới thiệu: Khó khăn to lớn nhất khi nghiên cứu về thời đại Tây Sơn là chúng ta có rất ít tài liệu nguyên thủy từ những nguồn khả tín được viết ngay chính thời kỳ đó mà phần lớn dựa theo các bản viết sau sự việc nhiều năm, có khi nhiều chục năm, do những người không liên quan gì đến biến cố ghi theo truyền khẩu chứ không phải chính họ tham dự hay mắt thấy tai nghe. Những tác phẩm đó được hình thành thường để bày tỏ một xu hướng chính trị cực đoan nên các chi tiết lại càng dễ bị bóp méo cho phù hợp với chủ tâm của người viết
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Đóng góp khác
Tác phẩm đã dịch

Chưa có

Tác phẩm đã chia sẻ

Chưa có

Tất cả tác giả
Nhiều tác phẩm nhất