Bùi Ngọc Tấn (1934 – 18 tháng 12 năm 2014) là một nhà văn Việt Nam, nổi tiếng với cuốn sách Chuyện kể năm 2000 được dịch ra nhiều thứ tiếng và được xuất bản ở nhiều nước, nhưng ở Việt Nam thì vừa mới xuất bản (NXB Thanh Niên) đã ngay lập tức bị Chính quyền thu hồi và tiêu hủy.
Bùi Ngọc Tấn quê ở xã Hợp Thành, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Ông từng được Giải B văn xuôi (không có giải A) giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2004 cho tập ký chân dung Rừng xưa xanh lá, và Giải Henri Queffenlec (Pháp) năm 2012 cho tác phẩm Biển và chim bói cá. Trước khi viết văn, ông là phóng viên báo Tiền Phong ở Hà Nội, viết với bút danh Tân Sắc.
Bùi Ngọc Tấn từng bị tập trung cải tạo 5 năm (1968 – 1973) theo đài RFA về tội "Xét lại, chống Đảng", mà không được xét xử. Theo ông thì người hạ lệnh bắt ông, cũng như đuổi vợ ông khỏi trường Đại học trong thời gian ông bị cải tạo, ngăn chặn ông đi làm sau khi ra tù là giám đốc công an thành phố Hải Phòng Trần Đông. Khi bị bắt giữ, ông cũng bị tịch thu hơn nghìn trang bản thảo và sau này không được trả lại. Theo nhà văn Vũ Thư Hiên viết tưởng niệm ông Tấn, thì ông ta không dính líu gì đến chính trị, nhưng bị bắt chỉ vì chơi với ông Hồng Sĩ. Ra tù, ông phải làm đủ mọi nghề để mưu sinh và phải ngừng viết trong khoảng thời gian 20 năm. Theo đài RFA, trong thời gian đó "ông không được phép viết lách gì, ngay cả nhật ký cũng thường xuyên bị công an văn hóa xét nhà, lục lọi tịch thu…"
Chuyện kể năm 2000 được xem là một tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, được sự chú ý của quốc tế và đã được dịch ra tiếng Anh, Đức và Pháp. Theo tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF), câu chuyện 600 trang về người tù mang tên Tuấn mô tả lại cách “chính quyền Việt Nam trấn áp trí thức”.
Chưa có
Chưa có