Giáo sư Kim Định tên đầy đủ là Lương Kim Định (15/06/1915 – 25/03/1997) là giáo sư, nhà triết học, linh mục Việt Nam. Ông có công lớn trong việc xây dựng nền tảng cho triết học Việt Nam (mà ông gọi là Việt Triết hay Việt Nho).
Kim Định sinh tại Trung Thành thuộc tỉnh Nam Định. Ông tốt nghiệp môn Triết học tại Giáo Hoàng Chủng Viện Sait Albert Le Grand. Năm 1943 đến 1946 ông dạy triết học tại Chủng Viện Bùi Chu.
Năm 1947, ông lại sang Pháp nghiên cứu về triết học 10 năm. Ông tốt nghiệp Triết học tại Học viện Công giáo Paris (Institut Catholique de Paris), và tốt nghiệp Nho học tại Học viện Trung Hoa Paris (Institut des Hautes Etudes Chinoises), Paris.
Năm 1958 ông dạy triết học phương Đông tại Học viện Lê Bảo Tịnh, Trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, Viện Đại học Vạn Hạnh và Viện Đại học Đà Lạt. Cùng với Nguyễn Văn Thích và giáo sư Nguyễn Ðăng Thục, ông là người khai mở khoa Triết học Đông phương tại Trường Đại học Văn khoa từ năm 1958 và sau này tại vài trường đại học khác. Từ những năm 1960, ông bắt đầu cho ra mắt một loạt những cuốn sách về minh triết Việt, mở đầu là cuốn Nguyên Nho / Cửa Khổng...
Ông từ trần ngày 25-3-1997 tại Carthage, Missouri, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi.
Ông để lại ít nhất 45 cuốn sách, trong số đó những sách sau đây đã được ấn hành :
Nguyên Nho / Cửa Khổng, 278 trang, Nxb Ra khơi ấn hành 1965
Chữ Thời, 700 trang, Nxb Thanh Bình ấn hành 1967
Vũ trụ Nhân linh, 230 trang, Nxb Khai Trí phát hành 1969
Ðịnh hướng văn học, 237 trang, Ra Khơi 1969
Những dị biệt triết lý Ðông Tây, 222 trang, Ra Khơi 1969
Tâm tư, 348 trang, Khai Trí 1970
Việt lý tố nguyên, 430 trang, Nxb An Tiêm 1970
Dịch kinh linh thể, 170 trang, Ra Khơi 1970
Hiến chương Giáo dục, 155 trang, An Tiêm 1970
Triết lý Cái Ðình, 188 trang, Nguồn Sáng 1971
Lạc thư Minh triết, 149 trang, Nguồn Sáng 1971
Cơ cấu Việt Nho, 285 trang, Nguồn Sáng 1972
Tinh hoa Ngũ điển, 192 trang, Nguồn Sáng 1973
Loa Thành đồ thuyết, 187 trang, Thanh Bình 1973
Vấn đề nguồn gốc văn hóa Việt Nam, 139 trang, Nguồn Sáng 1973
Vấn đề Quốc học, 157 trang, Nguồn Sáng 1973
Triết lý Giáo dục, 190 trang, Ca Dao 1975
Nhân chủ (tái bản từ cuốn Nhân Bản), 306 trang, Thanh Niên QG USA
Hồn nước với Lễ gia tiên (tái bản từ cuốn Căn bản triết lý trong Văn hóa Việt Nam), 321 trang, Nam Cung USA 1979
Hùng Việt sử ca, 272 trang, Thằng Mõ San Jose 1984
Kinh hùng Khải triết, 241 trang, Thanh Niên QG USA
Pho tượng đẹp nhất của Việt tộc, 226 trang, HT Kelton USA
Giới thiệu:Trống đồng là một biểu tượng theo nghĩa uyên nguyên nhất tức một cơ quan của thực thể
u linh, một sự chỉ đạo cuộc tiến hóa con người, vì thế cũng chính là bản tóm lược đầy đủ
nền văn hóa Việt tộc. Trên mặt trống ta gặp được những hình ảnh chạm trổ một cách nghệ
thuật kèm theo những hoa văn, những diễn đề đặc biệt, tất cả hàm ngụ một lý tưởng mà
bao lâu con cháu sống theo thì đạt hạnh phúc, ngược lại là khổ luỵ. Chính vì thế xưa kia
trống đồng được tôn thờ, dùng làm chứng giám cho những lời thề nguyện trọng thể. Sách
này muốn nói lên cái lý tưởng nọ, nên lấy tựa là Sứ Điệp.
Giới thiệu:Những cuộc thám quật hiện thực gần đây tại Non-nok-tha bên Thái Lào và Hang Thần bên Miến Điện đã phát giác thêm nhiều dữ kiện mới về nền văn minh Hòa Bình, Bắc Sơn trong đó phải kể tới nghệ thuật kỷ hà học với các vòng xóay trôn ốc cũng như những hình tam giác… Những yếu tố đó cũng đã thấy có xuất hiện ở thời phôi thainghệ thuật Ngưỡng Thiều và cả Long Sơn (Creel 91) nhưng rồi biến mất. Trong huyền thoại nước ta có truyện xây đắp rồi sụp đổ của Loa thành, nếu xét về biểu tượng thì đó cũng là một biểu tượng liên can tới nền văn hóa có nghệ thuật xoáy ốc. Vậy có phải truyện Loa thành ghi lại sự sụp đổ của một nền văn hóa xa xưa đã gắn liền với nền văn hóa của tổ tiên chúng ta? Câu hỏi có thể làm phát khởi lên những cuộc tìm kiếm về nhiều phương diện: nghệ thuật, khảo cổ, dân tộc học, ý nghĩa huyền sử…
Giới thiệu:...Việt tộc có sách chăng? Có đáng gọi là dân tộc chăng? Thưa không mà có. Không vì chưa có văn tự riêng, đã không chữ viết thì lấy gì mà có sách. Nhưng vậy mà lại có, đó là những “Kinh vô tự” tức những văn kiện được biểu hiện bằng dăm ba bộ số với một mớ huyền thoại và vô số tục ngữ ca dao. Các số này gọi là huyền số, nó không dùng để đo đếm mà dùng để biểu thị cái khác vì vậy chúng làm nên những tiêu điểm khách quan nhưng câm nín nên cần đến những huyền thoại làm như những lời nói lên ý nghĩa. Vậy tuy không có chữ nhưng còn có truyền khẩu mà nội dung là huyền thoại nên kể là có...
Giới thiệu:...Đó là đại lược câu chuyện mà chúng tôi cho là phản chiếu khá trung thực trạng huống nước ta trong mấy
chục năm qua. Cũng có đủ cả việc cướp nước, bán nước và bán hồn nước. Và vì đó một số người vào hùa
với ngoại bang làm giàu trên xương máu đồng bào trước muôn vàn đau thương của dân tộc… Cũng từ
đấy xảy ra việc nhiều người xem vào gương tiên tổ thì chẳng còn thấy bóng dáng mình đâu nữa. Thấy sao
được vì đã bị ngoại bang dẫn đi rồi. Vả hồn có phải là vật cụ thể hiện ra thù lù trước mắt đâu, nhưng là cái
gì u linh như ẩn như hiện có mà không, không mà có. Nếu tấm lòng yêu nước thương nòi đã phai nhạt thì
xem vào tấm gương mới mẻ là cái nước chậm tiến lạc hậu này, thấy sao được hồn nữa, nên nói nước Việt
không có hôn, dân tộc Lạc Việt không có tính chất đặc trưng, thì chỉ là nói lên một nhận định chân xác
khách quan thôi...
Giới thiệu:Văn hóa Việt Nam cho tới nay thường bị coi như cái gì không đáng kể, nhưng nếu nghiên cứu thấu triệt sẽ thấy nó là một trung tâm văn hóa không những cao siêu và thực tiễn của Ðông Á mà còn kiêm luôn cảThái Bình Dương ăn sang tận Mỹ Châu tự Alaska qua Vencouver xuyên qua Mexico (Astec, Maya) cho tới Peru. Về phía tây bao Ấn Ðộ và xem ra cả Sumer rồi từ đó đi vào Ai Cập và Âu Châu. Cuối cùng với Tàu hay Khổng Giáo thì quá rõ ràng, nhưng không ai ngờ đến liên hệ từ Việt tới nho đó. Chính vì sự thiếu sót này mà cho tới nay các học giả về nho cả Tàu lẫn Tây Âu chưa sao dựng nên được một nền chủ đạo để đáp ứng cho lời đề nghị của hội nghị Triết ở Honolulu 1949 tính đưa Khổng Triết ra làm nhạc trưởng để hướng dẫn cuộc thống nhất hòa âm giữa Ðông Tây kim cổ...
Giới thiệu:Tập này mang tên Văn Lang Vũ Bộ vì trọng tâm là sự phân tích cái cơ cấu bài vũ tối sơ của chủng tộc. Nét đặc trưng của văn hóa Việt là đầy Đạo hành vi, nên luôn luôn trình bày Đạo trong thế di động. Thế mà không gì biểu lộ di động rõ bằng ca vũ. Vì vậy tiên tổ đã dùng ca vũ để truyền Đạo cho con cháu. Nhờ đó, nhìn bước đi của đoàn vũ, ta có thể vẽ lại cơ cấu của Việt Đạo. Nắm được cơ cấu đó, rồi nhìn lại những chuyển động của đoàn vũ trên mặt trống đồng Ngọc Lữ, ta mới thấy rằng trong đó quả là kinh thánh của dân ta, là điển chương chói chang hơn hết diễn đạt nền Văn hóa nhiều ngàn năm của Việt tộc.