Tìm được 263 tác phẩm đã có người theo dõi:
bài viết khoa học
Địa danh Gò Công – Trao Trảo
Giới thiệu:
Tìm hiểu những địa danh mà tiền nhân để lại, chúng ta sẽ cảm nhận được được không gian, môi trường và quá trình khai phá, chiến đấu của cha ông trên bước đường Nam tiến ở mảnh đất phương Nam này và cách thức dân gian bảo lưu những “ký ức dân gian” thông qua những địa danh hết sức gần gũi, thân thương!
sách tư liệu
Đất nước Việt Nam qua các đời
Giới thiệu:
Công trình này tập trung nghiên cứu địa lý hành chính để nhận định cương vực của nước Việt Nam và vị trí các khu vực hành chính trải qua các đời, từ thời Văn Lang, Âu Lạc, qua thời kỳ Bắc thuộc, trải đến thời tự chủ và cho đến thời nhà Nguyễn. Với công tác nghiên cứu công phu, khối lượng sách tham khảo đồ sộ, Đào Duy Anh đã vẽ nên bức tranh rộng lớn, mô tả sự phát triển và biến đổi của lãnh thổ Việt Nam kéo dài suốt gần hai thiên niên kỷ, khiến công trình trở thành một nghiên cứu đầy đủ nhất, hệ thống nhất về lãnh thổ Việt Nam trong thế kỷ XX.
sách tư liệu
Kỹ thuật của người An Nam – quyển 3
Giới thiệu:
Xuất bản lần đầu tiên vào năm 1909 gồm khoảng 4200 bức vẽ và tranh khắc, cuốn sách là một kho tàng thông tin về sự đa dạng của các ngành thủ công nghiệp và của tri thức dân gian tại miền Bắc Việt Nam đầu thế kỷ 20. Tác giả Henri Oger - lúc đó mới là chàng trai 24 tuổi - với cách tiếp cận đặt biệt đã khơi gợi hứng thú thực sự và sự tò mò chân thành đối với nền văn hóa khác. Tập 1 là ghi chú, trình bày về các ngành nghề và đời sống của người Việt Nam đầu thế kỷ 20 bằng 3 thứ tiếng (tiếng Việt từ trang 192) cùng 33 tranh khắc. Tập 2 và tập 3 là 700 trang hình vẽ...
sách tư liệu
Sứ Điệp Trống Đồng
Giới thiệu:
Trống đồng là một biểu tượng theo nghĩa uyên nguyên nhất tức một cơ quan của thực thể
u linh, một sự chỉ đạo cuộc tiến hóa con người, vì thế cũng chính là bản tóm lược đầy đủ
nền văn hóa Việt tộc. Trên mặt trống ta gặp được những hình ảnh chạm trổ một cách nghệ
thuật kèm theo những hoa văn, những diễn đề đặc biệt, tất cả hàm ngụ một lý tưởng mà
bao lâu con cháu sống theo thì đạt hạnh phúc, ngược lại là khổ luỵ. Chính vì thế xưa kia
trống đồng được tôn thờ, dùng làm chứng giám cho những lời thề nguyện trọng thể. Sách
này muốn nói lên cái lý tưởng nọ, nên lấy tựa là Sứ Điệp.
góc nhìn
30/4 – Lấy gì để tự hào?
Giới thiệu:
Vốn sinh ra trong một gia đình thuộc “Bên thắng cuộc”, lẽ ra tôi phải tự hào về ngày 30/4 vì đó là ngày mà gia đình tôi thuộc phe chiến thắng, ngày mà ĐCS Việt Nam bảo đó là ngày thống nhất vinh quang. Nhưng tôi thấy chẳng có gì đáng tự hào về cái ngày đó.
bài viết khoa học
Cuộc đối đầu Campuchia – Việt Nam
Phát hành:
1979
Tác giả:
Stephen P. Heder
Dịch giả:
Sử Sinh, Tùng Nguyễn
Người gửi:
Sử Sinh, Tùng Nguyễn
Số trang:
30
Giới thiệu:
Bài viết mà chúng tôi muốn giới thiệu dưới đây được hoàn thành chỉ 2 tháng trước sự sụp đổ của chế độ Khơ-me đỏ, sẽ cho chúng ta một góc nhìn chân thực về nguyên nhân, tiền đề cũng như những ngòi nổ đã tạo nên bầu không khí nồng nặc thuốc súng trong quan hệ giữa hai nước cộng sản đã từng là đồng minh chống Mỹ: nước Kampuchea Dân chủ và nước CHXHCN Việt Nam. Hệ quả của nó là cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam giữa Việt Nam - Khơ-me Đỏ, và cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979...
báo cáo
Báo cáo Đồng Tâm (song ngữ Anh – Việt)
Giới thiệu:
Nội dung của báo cáo xoay quanh vụ tấn công của lực lượng công an vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đêm mồng 8, rạng sáng mồng 9/01/2020, và các diễn biến kể từ đó cho tới hết phiên xét xử sơ thẩm (7-14/9) vừa qua.
Với 11 chương và phụ lục, báo cáo nỗ lực cung cấp cả thông tin nhanh lẫn kiến thức có giá trị dài hạn cho người đọc, như: hỏi nhanh đáp gọn, bối cảnh vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm, đối sách của chính quyền, các điểm còn gây tranh cãi (chưa được làm rõ) trong vụ án, và đặc biệt, những vi phạm của cơ quan tố tụng đối với chính luật pháp Việt Nam, chưa kể vi phạm luật pháp quốc tế về nhân quyền.
Có thể coi báo cáo là một dạng sách “chỉ dẫn” để độc giả có thể tìm hiểu về vụ Đồng Tâm một cách nhanh chóng mà vẫn tương đối đầy đủ. Hai tác giả cho biết đó là mục đích đầu tiên của họ khi viết tài liệu này.
sách tư liệu
Sài Gòn năm xưa
Giới thiệu:
Nối dõi tổ tiên, trong cuộc Nam tiến vĩ đại: Đến bây giờ, các học giả vẫn bàn cãi không thôi chung quanh hai tiếng"Sài" "Gòn", chẳng biết từ đâu, bởi đâu mà có. Kẻ nói vầy, người nói khác, không ai chịu ai. Tranh luận mãi càng thêm rối trí, không bổ ích vào đâu. Một điều an ủi chung cho hạng gàn như tôi là chính trong tập khảo cứu năm 1885, nhà bác học uyên thâm trong Nam, cụ Trương Vĩnh Ký, cũng tỏ ra bối rối như ai! Để dọn đường tìm hiểu thêm về nguồn gốc "Sài Gòn" của người Việt, chúng tôi trước tiên, xin tóm tắt cuộc Nam tiến...
clip lịch sử
Việt Nam sử lược – phần 1 (Audio)
Tác giả:
Trần Trọng Kim
Người gửi:
Ẩn danh
Thời lượng:
3 tiếng 29 phút 23 giây
Nguồn:
NDT Youtube channel
Giới thiệu:
Tác phẩm này là cuốn sách lịch sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt (cho đến thời Pháp thuộc) và được đánh giá là một trong những cuốn sách sử Việt Nam có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1921 và được tái bản rất nhiều lần, có lúc đã được dùng làm sách giáo khoa tại miền Nam trước năm 1975.