Tìm được 268 tác phẩm đã có người theo dõi:
góc nhìn
Vượt Trường Sơn 5 – Đồng bằng gai góc
Giới thiệu:
Đây là tập cuối của bộ Đường Đi Không Đến gồm năm tập được biết như sau: Đường Đi Không Đến(I), Xương Trắng Trường Sơn(II), Mạng Người Lá Rụng(III), Đến Mà Không Đến(IV) và Đồng Bằng Gai Góc (V). Ba quyển sau cùng, theo tác giả cho biết, thì đã mất bản thảo chạy giặc trước năm 1975. Chúng tôi đã yêu cầu – và được nhà văn Xuân Vũ nhận lời - ông viết lại để chúng tôi có dịp giúp độc giả theo dõi tiếp những chương sau cùng của con đường oan nghiệt mà mỗi tấc đất đã phủ xương trắng nhuộm máu tươi của nửa triệu thanh niên Bắc Việt và cán bộ Miền Nam hồi kết. Chính tác giả là “người khách lữ hành” trên con đường ấy.
sách tư liệu
Việt sử tân biên – quyển 4/7
Giới thiệu:
Việt sử tân biên là một bộ sách quy mô về Lịch sử Việt Nam, gồm 5 tập, chia làm 7 quyển do sử gia Phạm Văn Sơn biên soạn và phát hành từng tập từ năm 1956 đến năm 1972 tại Sài Gòn. Quyển 4: Từ Tây Sơn mạt điệp đến Nguyễn sơ...
bài viết khoa học
Đôi nét về hình ảnh con trâu trong văn hóa Kơ-ho
Giới thiệu:
Dân tộc Kơho có thể tự hào về những nét đẹp của hình ảnh con trâu nơi mình. Một con trâu như bao con trâu nơi các dân tộc khác nhưng luôn gợi nhắc họ sống tâm tình chiều dọc: tạ ơn Thần linh và chiều ngang: tinh thần cộng đồng, sẻ chia, sống chung với người khác. Những nét đẹp này chính là một điểm gặp gỡ chung giữa người Kơho và và các dân tộc khác trên dải đất hình chữ S.
góc nhìn
Vượt Trường Sơn 4 – Đến mà không đến
Giới thiệu:
Đây là tập bốn của bộ Đường Đi Không Đến gồm năm tập được biết như sau: Đường Đi Không Đến(I), Xương Trắng Trường Sơn(II), Mạng Người Lá Rụng(III), Đến Mà Không Đến(IV) và Đồng Bằng Gai Góc (V). Ba quyển sau cùng, theo tác giả cho biết, thì đã mất bản thảo chạy giặc trước năm 1975. Chúng tôi đã yêu cầu – và được nhà văn Xuân Vũ nhận lời - ông viết lại để chúng tôi có dịp giúp độc giả theo dõi tiếp những chương sau cùng của con đường oan nghiệt mà mỗi tấc đất đã phủ xương trắng nhuộm máu tươi của nửa triệu thanh niên Bắc Việt và cán bộ Miền Nam hồi kết. Chính tác giả là “người khách lữ hành” trên con đường ấy.
sách tư liệu
Lịch sử Việt Nam bằng tranh: khởi nghĩa Lam Sơn (tập 7/8)
Giới thiệu:
Công trình Lịch sử Việt Nam bằng tranh ra đời nhằm mục đích giới thiệu lịch sử nước nhà một cách ngắn gọn, sinh động, có hệ thống, qua cách kể chuyện súc tích và tranh minh họa. Bộ sách tranh nhiều tập này cố gắng phản ánh con người và đất nước Việt Nam theo đúng tiến trình lịch sử với không gian, văn hóa, y phục, tính cách phù hợp với từng thời kỳ, từng triều đại cụ thể. Bộ sách được chia làm nhiều tập, mỗi tập viết về một thời kỳ hay một nhân vật, một vấn đề tiêu biểu của thời kỳ đó....
góc nhìn
Dọc đường số 1
Giới thiệu:
"...Đây là một bút ký không có tiếng súng, Không bóng cờ vinh quang. Ở đây chỉ là nỗi nhớ những đời người tôi chứng kiến, những người tôi không biết có thể gọi đúng nghĩa đó hay chăng vì những người đã đi qua, đã gặp chỉ gợi lên những khốn khổ bi thảm của một con vật gọi là người Việt Nam, Việt Nam đáy thung lũng của thế giới, nỗi thống khổ đổ xuống triền miên như thác lũ. Những đổ vỡ phait viết cho hết... Tám năm lính đã cho tôi biết được quê hương này là một địa ngục trần thế và những người Việt Nam trên suốt dẫy quê hương còm cõi này, những người Việt Nam sống dọc theo con đường số 1... Cuốn sách này còn để viết cho những người vô danh; những người sống câm nín trên một bờ biển, trong hốc núi, những người ở trại định cư trên cồn cát - Những ông già suốt đời chưa thấy điện: hỏi có biết ông Ngộ Đình Diệm là ai không?... Cuốn sách còn để viết về những người lính hút mỗi tháng ba bao thuốc. Đi lính nhẩy dù để được đi tàu bay và "thấy" Saigon..."
góc nhìn
Dấu binh lửa
Giới thiệu:
Là cuốn hồi ký của nhà văn Phan Nhật Nam, cựu Thiếu tá Binh chủng Nhảy dù Việt Nam Cộng hòa. Tác phẩm bắt đầu từ thời điểm tháng 11 năm 1963, sau đó tường thuật từng năm một, khi nhân vật Tôi trải qua những tháng ngày gian khổ vừa dự các khóa huấn luyện vừa nhận sự vụ lệnh điều về các địa bàn "nguy hiểm" ở vùng IV chiến thuật, có những lúc bị "lột lon" vì quậy trong sinh hoạt quân ngũ. Đỉnh điểm là chiến dịch Mậu Thân, khi nhân vật Tôi đã lên lon đại úy, được thử lửa thực sự tại đô thành Sài Gòn và ra tận Huế đối đầu các sư đoàn quân Bắc Việt thiện chiến nhất. Tuyến tường thuật tạm dừng ở tháng 02 năm 1970, nhân vật Tôi theo Lữ đoàn 01 Nhảy Dù hội quân với hai lữ đoàn 1&2 không kị Hoa Kỳ ở căn cứ hỏa lực nhảy dù Tây Ninh, chuẩn bị vượt biên sang đất Miên truy quét cứ điểm hậu cần Mặt Trận Giải Phóng.
sách tư liệu
Phong trào Đại Đông Du
Giới thiệu:
Phong trào Đông Du là một phong trào cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ 20. Phong trào có mục đích kêu gọi thanh niên Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập cho nước nhà. Lực lượng nòng cốt cổ động và thực hiện phong trào là Duy Tân hội và Phan Bội Châu. Đầu năm 1904, Phan Bội Châu cùng Kỳ Ngoại hầu Cường Để (cháu 5 đời của Hoàng tử Cảnh) và hơn 20 đồng chí khác họp tại nhà riêng của Nguyễn Hàm tại Nam Thịnh sơn trang (Thăng Bình, Quảng Nam) lập ra một tổ chức bí mật có tên là Duy Tân hội. Kỳ Ngoại hầu Cường Để được mời làm Hội chủ để thu phục nhân tâm tập hợp sĩ phu yêu nước, tranh thủ sự đồng tình và giúp đỡ của nhiều người trong nước...
bài viết khoa học
Hồ Chí Minh không phải là tác giả “Ngục trung nhật ký”
Giới thiệu:
Giáo sư Lê Hữu Mục chứng minh rằng thi tập Ngục Trung Nhật Ký là từ một nhà thơ người Trung Hoa, phân tích từ các phương ngữ địa phương, cách phát âm để nối vận, và cách dùng chữ rất riêng của người Trung Hoa, và nhiều chứng cớ khác. Đặc biệt, GS Lê Hữu Mục nêu ra phân tích của GS Đặng Thai Mai và GS Lê Trí Viễn, tuy nằm trong guồng máy kềm kẹp của CS Miền Bắc nhưng vẫn khéo léo chỉ ra rằng tác giả thi tập “Ngục Trung Nhật Ký” không phải là ông Hồ Chí Minh.
Đang duyệt
Không có tác phẩm nào đang chờ duyệt