Mới nhất
Tìm được 256 tác phẩm đã có người theo dõi:
báo cáo
Hồ sơ Magnitsky – Nguyễn Xuân Phúc (song ngữ Anh Việt)
Phát hành: 2019
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 38
Giới thiệu: Luật Chịu trách nhiệm về Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky cho phép tổng thống Hoa Kỳ ngăn chặn hoặc thu hồi visa của một số “đối tượng nước ngoài” (cả cá nhân và tổ chức) hoặc đóng băng tài sản đối với họ. Đối tượng có thể bị trừng phạt (a) nếu họ chịu trách nhiệm hoặc chỉ đạo cho một ai đó ra tay và chịu trách nhiệm về “hành động giết người, tra tấn hoặc các vi phạm rõ ràng khác về các Quyền con người được quốc tế công nhận” hoặc (b) nếu họ là quan chức chính phủ hoặc cộng sự cao cấp của các quan chức chính phủ dính líu đến “hành vi tham nhũng nghiêm trọng.”
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Đại Việt sử ký toàn thư (audio)
Phát hành: 2022
Tác giả: Ngô Sĩ Liên
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng:
Nguồn: kênh Youtube Việt Sử
Giới thiệu: Đại Việt sử ký toàn thư (chữ Hán: 大越史記全書), đôi khi gọi tắt là Toàn thư, là bộ quốc sử viết bằng Hán văn của Việt Nam, viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Bộ sử này được khắc in toàn bộ và phát hành lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hòa năm thứ 18, triều vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697. Đây là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, do nhiều đời sử quan trong Sử quán triều Hậu Lê biên soạn.
XEM CLIP
sách tư liệu
Việt sử tân biên – quyển 3/7
Phát hành: 1959
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 499
Giới thiệu: Việt sử tân biên là một bộ sách quy mô về Lịch sử Việt Nam, gồm 5 tập, chia làm 7 quyển do sử gia Phạm Văn Sơn biên soạn và phát hành từng tập từ năm 1956 đến năm 1972 tại Sài Gòn. Quyển 3: Nam Bắc phân tranh hay là Loạn phong kiến Việt Nam... bắt đầu từ đầu nhà Mạc đến thời đỉnh cao của triều Tây Sơn.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Đại Nam thực lục – tập 5/10
Phát hành: 2007
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 945
Giới thiệu: Đại Nam thực lục là bộ biên niên sử Việt Nam viết về triều đại các chúa Nguyễn và các vua nhà Nguyễn. Đại Nam thực lục bản gốc gồm 584 quyển viết bằng chữ Hán thể văn ngôn và ghi chép các sự kiện lịch sử tới năm 1925 (không bao gồm vua Bảo Đại). Đây là bộ sử liệu quan trọng của triều Nguyễn. Nó là nguồn tham khảo chính cho các bộ sách sử của Cao Xuân Dục (Quốc triều chính biên toát yếu) và Trần Trọng Kim (Việt Nam sử lược). Tập 5 là phần Chính biên-Kỷ thứ hai (từ 1837 đến 1840)
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Chuyện kể năm 2000
Phát hành: 2000
Tác giả: Bùi Ngọc Tấn
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 696
Giới thiệu: Khó bề tóm lược tác phẩm trong một câu, nhưng ta có thể tâm đắc với nhà thơ Đoàn thị Lam Luyến, biên tập viên nhà xuất bản Thanh Niên khi đặt Nguyễn Trọng Tạo vẽ bìa, đã trình bày : "truyện viết về một người của ta, bị ta bỏ tù, tập 1 trong tù, tập 2 ra tù, nhưng tập 2 ảm đạm hơn tập 1". Cuốn sách này đã gây một tiếng vang và sự chú ý rộng rãi vì mới xuất bản vào năm 2000 đã bị thu hồi và tiêu hủy. Nhưng lệnh cấm lại là một cách quảng cáo đắc lực cho cuốn sách chỉ vừa mới lưu hành được 300 bản. Sau đó tác phẩm được các mạng lưới điện tử truyền đi, các nhà xuất bản ngoài nước in lại. Trong nước thì sách in chui lên đến nhiều vạn bản, giá đắt gấp ba, bốn lần giá gốc...
VÀO ĐỌC
sách tư liệu
Cải cách ruộng đất tại miền Bắc 1949-1956 (tập 2)
Phát hành: 11/2009
Tác giả: Khối 8406
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 112
Giới thiệu: Tập 2 này tiếp tục trình bày diễn tiến và hậu quả của cuộc CCRĐ, đặc biệt qua lời tường thuật của nhiều chứng nhân còn sống. Tất cả đã cho thấy vụ Cải tạo Nông nghiệp do CS chủ trương và thực hiện này đã gây nhiều tội ác kinh hoàng và nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trước hết, đó là tàn sát thường dân vô tội [...]. Đảng tuyên bố CCRĐ là nhằm thực hiện ước mơ muôn đời của nông dân: “người cày có ruộng”, nhưng thực tế thì tầng lớp năng nổ, giỏi giang nhất ở nông thôn bị quy là phú nông, địa chủ, cường hào ác bá, hết đường sinh sống; tầng lớp cán bộ nông thôn từng chịu đựng gian khổ lãnh đạo sản xuất thì bị quy là phản động, gián điệp… bị bắn giết hay bị trừng trị.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
An Nam ký lược 1: Đánh giá lại một số tài liệu về thời kỳ Tây Sơn
Tác giả: Nguyễn Duy Chính
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 20
Giới thiệu: Khó khăn to lớn nhất khi nghiên cứu về thời đại Tây Sơn là chúng ta có rất ít tài liệu nguyên thủy từ những nguồn khả tín được viết ngay chính thời kỳ đó mà phần lớn dựa theo các bản viết sau sự việc nhiều năm, có khi nhiều chục năm, do những người không liên quan gì đến biến cố ghi theo truyền khẩu chứ không phải chính họ tham dự hay mắt thấy tai nghe. Những tác phẩm đó được hình thành thường để bày tỏ một xu hướng chính trị cực đoan nên các chi tiết lại càng dễ bị bóp méo cho phù hợp với chủ tâm của người viết
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
báo cáo
Hồ sơ Magnitsky – Trương Tấn Sang (tiếng Việt)
Phát hành: 2020
Người gửi: Đặng Chí Hùng
Số trang: 21
Giới thiệu: Luật Chịu trách nhiệm về Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky cho phép tổng thống Hoa Kỳ ngăn chặn hoặc thu hồi visa của một số “đối tượng nước ngoài” (cả cá nhân và tổ chức) hoặc đóng băng tài sản đối với họ. Đối tượng có thể bị trừng phạt (a) nếu họ chịu trách nhiệm hoặc chỉ đạo cho một ai đó ra tay và chịu trách nhiệm về “hành động giết người, tra tấn hoặc các vi phạm rõ ràng khác về các Quyền con người được quốc tế công nhận” hoặc (b) nếu họ là quan chức chính phủ hoặc cộng sự cao cấp của các quan chức chính phủ dính líu đến “hành vi tham nhũng nghiêm trọng.”
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt sử giai thoại
Phát hành: 1999
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 942
Giới thiệu: VIỆT SỬ GIAI THOẠI là bộ sách khai thác những ghi chép của các bộ chính sử xưa. Như bạn đọc đã biết, để viết về thời đại Hùng Vương và An Dương Vương, các bộ chính sử xưa đã dựa chủ yếu vào dã sử hoặc truyền thuyết dân gian. Hẳn nhiên, truyền thuyết dân gian không phải là sử nhưng truyền thuyết dân gian bao giờ cũng được hình thành trên cơ sở của một sự thực lịch sử nào đó. Một khi trong tay mình có đầy đủ những tài liệu mà chính sử xưa đã khai thác, chúng tôi nghĩ rằng, tốt nhất là mình hãy tự giới thiệu lấy, không nên trích lục những gì mà chính sử xưa đã trích lục. Xưa nay, tam sao thất bản vốn là chuyện chẳng hay. Từ cách nghĩ này, chúng tôi đã viết một số giai thoại trên cơ sở trích dịch một số sách như : Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh tập ...v.v.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
Đang duyệt Không có tác phẩm nào đang chờ duyệt