Mới nhất
Tìm được 265 tác phẩm:
bài viết khoa học
Bạch Đằng: một chiến trường xưa hiển lộ dần
Phát hành: 2016
Tác giả: Lauren Hilgers
Dịch giả: Trần Ngọc Cư
Số trang: 13
Giới thiệu: "Ngày nay, các di tích của trận đánh, một trong những chiến thắng lẫy lừng nhất của Việt Nam, vẫn còn giấu mình dưới đất bùn và ruộng lúa. Trong 5 năm qua, một toán nghiên cứu gồm các nhà khảo cổ quốc tế đã và đang cố gắng ghép lại từng mảng của Trận Bạch Đằng — từ việc nghiên cứu địa hình đến chuẩn bị chiến thuật trước khi đi vào trận đánh — dọc theo nhiều cây số duyên hải. “Một trong những điều đáng chú ý về địa bàn mà chúng tôi nghiên cứu là nơi này không có người sinh sống vào thời điểm trận đánh diễn ra,” đó là nhận xét của Mark Staniforth, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Đại học Monash, thành phố Melbourne, Australia..."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Việt Sử toàn thư
Phát hành: 1960
Tác giả: Phạm Văn Sơn
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 442
Giới thiệu: Việt Sử Toàn Thư trình bày những sự kiện lịch sử của Việt Nam, được chia làm ba phần chính từ thời Bắc thuộc, đến Việt Nam trên đường độc lập và thời kỳ Việt Nam mất độc lập vào tay Pháp. Theo lời tác giả, cuốn sách này là phiên bản rút gọn của bộ 7 cuốn Việt Sử tân biên của chính ông, đã giản lược để dễ tiếp thụ với các độc giả không chuyên về sử. Tác giả mong muốn bổ sung vào kho sử liệu của Việt Nam vốn được truyền lại từ thời xưa mang nặng tư tưởng phong kiến, đế quốc: "...ta phải có những cuốn sử mới viết theo quan niệm rộng rãi và tinh thần phóng khoáng của trào lưu dân chủ ngày nay cùng gồm thâu được nhiều điều mới lạ do sự khám phá hay sưu tầm của các học giả cận đại, hiện đại."
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802
Phát hành: 2017
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 418
Giới thiệu: Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 đã dựng lại chi tiết bàn cờ quyền lực trong xã hội Đại Việt nửa cuối thế kỷ 18. Những liên minh và đối địch, tạm thời hay lâu bền dựa trên căn bản quyền lợi thiết thân được tái hiện sinh động: những giáo sĩ thừa sai và các nhà buôn Tây phương, nhóm di dân Hoa kiều và cướp biển Tề Ngôi, các thế lực ngoại bang Xiêm La và Mãn Thanh, nhà Lê-Trịnh thời mạt diệp và những vị hoàng thân chạy loạn… Vượt lên trên hết là gương mặt hai đối thủ lớn nhất của thời đại: Quang Trung Nguyễn Huệ và Gia Long Nguyễn Ánh.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Sơ Lược Về Vương Quốc Phù Nam
Phát hành: 07/2021
Tác giả: Trần Thắng
Người gửi: Trần Thắng
Số trang: 3
Giới thiệu: Trước khi trở thành một vùng đầm lầy rộng lớn. rừng thiêng nước độc và sau đó là những bước chân đầu tiên của người Việt để tạo nên cuộc khẩn hoang huyền thoại trong 3 Thế kỷ. Thì trong những thế kỷ đầu SCN, thì trên dãy đất Nam bộ này có 1 Vương quốc được coi là vương quốc cổ đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á – Vương quốc Phù Nam. Tồn tại trong 7 TK, ảnh hưởng bởi Đạo Phật và Bà-la-môn, Phù Nam đã có thời kỳ hình thành và phát triển rực rỡ. Tất cả đền đài thành quách được tìm thấy đều đã bị chon vùi hàng nghìn năm. Di chỉ được tìm thấy ở Óc Eo qua cuộc khai quật của nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret tại gò Óc Eo ( Thoại Sơn – An Giang )...
VÀO ĐỌC
bài viết khoa học
Cần Thơ – từ sơ khai đến đầu Pháp thuộc
Phát hành: 2021
Tác giả: Trần Thắng
Người gửi: Trần Thắng
Số trang: 14
Giới thiệu: Ngược dòng lịch sử về thế kỷ 18, vùng Cần Thơ thuộc sự quản lý của họ Nguyễn ở Đàng Trong cùng lúc khi Mạc Cửu dâng vùng đất Hà Tiên cho các Chúa Nguyễn. Vùng Hà Tiên lúc ấy không chỉ có riêng Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang như bây giờ, mà còn bao gồm đảo Phú Quốc, vùng Rạch Giá, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang và Cần Thơ hiện nay. Cần Thơ khi ấy vẫn chưa được tổ chức thành một đơn vị hành chính và chưa có tên chính thức...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Xứ Nhật Bản ở Nam Bộ xưa
Phát hành: 2021
Tác giả: Lê Ngọc Quốc
Người gửi: Lê Ngọc Quốc
Số trang: 24
Giới thiệu: Chính với sự phong tỏa đất mẹ gắt gao, qua nhiều thế hệ, không như các cộng đồng lưu dân khác cùng đến đất này: Chine, Cochinchine, Champa… Có thể các cộng đồng lưu dân Nhật, do đứt hẳn mối dây liên hệ với nước mẹ, thiếu người Nhật mới đến và rất ít khả năng tự đổi mới, di sản văn hoá, ngôn ngữ, tôn giáo, truyền thống của họ đã biến mất; cuối cùng họ đã hòa tan vào các cộng đồng cư trú tại địa phương. Ngày nay, trong ký ức của một vị cao niên trên 60 tuổi đã từng lưu dấu chân xứ này, ông nói: xưa kia họ gọi chỗ đó là “Giồng Nhựt”….
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
Giải mã Đại Nam thực lục tiền biên
Phát hành: 2011
Tác giả: Nguyễn Lục Gia
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 8
Giới thiệu: Đại Nam thực lục tiền biên là bộ chính sử họ của Nguyễn được biên soạn trên quan điểm Nho gia và đặt trong quan hệ phiên thần - thượng quốc giữa triều đình Đàng Trong với đế chế Trung Hoa. Từ đó, một số vấn đề không có lợi cho mối bang giao, nhất là cách hành xử của chính quyền chúa Nguyễn đối với các tội phạm người Hoa trên đất Đàng Trong đã được sử gia mã hoá bằng nhiều cách thức: nếu thừa nhận là người Hoa thì hoặc không công khai giết chết, hoặc bắt giam rồi trả về Trung Quốc xét xử, hoặc đổ lỗi cho gươm giáo vô tình; nếu muốn trừ khử thẳng tay thì hoặc chỉ nêu tên mà “không rõ họ”, thậm chí Hoa tộc rành rành vẫn cho là “không rõ họ”, hoặc biện dẫn là người Việt, người Man, người Chàm...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Đại Nam thực lục: Chính biên Đệ lục kỷ phụ biên (tập cuối)
Dịch giả: Cao Tự Thanh
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 284
Giới thiệu: Đây là bộ sử liệu quan trọng của triều Nguyễn. Nó là nguồn tham khảo chính cho các bộ sách sử Quốc triều chính biên toát yếu và Việt Nam sử lược. Đây là phần Chính biên Đệ lục kỷ phụ biên do Cao Tự Thanh dịch
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
clip lịch sử
Hoàng Việt Long hưng chí: Mở đầu (audio)
Phát hành: 07/2021
Tác giả: Ngô Giáp Đậu
Người gửi: Ẩn danh
Thời lượng: 14 phút 20 giây
Nguồn: Kênh Youtube Việt Sử
Giới thiệu: Bộ tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi Hoàng Việt Long hưng chí sẽ kể lại những diễn biến của một giai đoạn lịch sử có nhiều biến động chính trị, quân sự có ảnh hưởng sâu rộng đến vận mệnh của dân tộc ta. Tác phẩm bao quát trên dưới năm mươi năm bắc ngang cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX. Nằm gọn trong khoảng thời gian này có một trong những sự kiện quan trọng nhất của dân tộc: đó là sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong, của triều đình Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài và chiến thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789) đánh tan cuộc xâm lăng của quân nhà Thanh...
XEM CLIP