Mới nhất
Tìm được 265 tác phẩm đã có người theo dõi:
góc nhìn
Ký sự trong tù
Phát hành: 2008
Tác giả: Phạm Bá Hoa
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 202
Giới thiệu: Là chuyện kể về cuộc đời lao tù của cựu đại tá Quân lực VNCH Phạm Bá Hoa trong các trại tập trung Long Giao tỉnh Long Khánh, Tam Hiệp tỉnh Biên Hòa, Yên Bái tỉnh Hoàng Liên Sơn, Nam Hà tỉnh Hà Nam Ninh, trong gần 12 năm từ 14/6/1975 đến 12/9/1987, cũng như trong thời gian ông đang ở Sài Gòn chờ xuất ngoại. Qua góc nhìn của tác giả, tác phẩm còn đề cập đến tình hình miền Nam Việt Nam trước khi sụp đổ cũng như những cảm nhận của ông về nước Việt Nam thống nhất sau năm 1975.
VÀO ĐỌC
sách tư liệu
Đại Nam liệt truyện – tập 3/4
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 347
Giới thiệu: Đại Nam liệt truyện (chữ Hán: 大南列傳) là một bộ sách lịch sử ghi chép về gia phả nhà Nguyễn, các sự tích, công trạng của các công thần, liệt nữ và danh tăng,... viết bằng chữ Hán do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Đại Nam liệt truyện gồm 87 cuốn, 2000 trang bản thảo, chia làm hai phần chính: Tiền biên và Chính biên. Tập 3: Chính biên (Nhị tập) bao gồm từ cuốn đầu đến cuốn 25.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
góc nhìn
Trong Gọng Kềm Lịch Sử
Phát hành: 1987
Tác giả: Bùi Diễm
Dịch giả: Phan Lê Dũng
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 1172
Giới thiệu: Tác giả đã đi ngược suốt từ thời Pháp Thuộc qua thời kỳ Bảo Đại, ông Diệm cho đến những ngày chót khi Miền Nam Việt Nam sụp đổ và đề cập đến những nhân vật chìm, nổi trong chính trường từ lúc phôi thai như những học sinh ở trường Thăng Long cùng Ban Giảng Huấn cho đến những sảnh đường quyền lực ở Hoa Thịnh Đốn. Trong suốt 343 trang sách, ông Bùi Diễm, nguyên Đại Sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn (Washington) đã thuật lại cuộc đời của mình cũng như cuộc đời của những người cùng lứa tuổi trong một thế khóa oái oăm của lịch sử. Từ ngày biết nhận xét cho đến lúc đã thực sự bị cắt rời khỏi đất nước, cuộc đời tác giả được mở ra gần như trọn vẹn trong 36 chương sách: “Gọng Kìm, Hội Kín, Khủng Bố, Lập Trường… Đảo Chánh…” Tất cả những danh từ nói về những cảm quan cũng như các biến cố quá khứ đều nằm gọn “trong gọng kìm lịch sử” một bầu không khí khắc nghiệt, mang tính chất định mệnh (Historical Determinism) chẳng khác nào bầu không khí của Chiến Tranh và Hòa Bình, kiệt tác của Leo Tolstoy.
VÀO ĐỌC
góc nhìn
Một cơn gió bụi
Phát hành: 1969
Tác giả: Trần Trọng Kim
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 222
Giới thiệu: Một Cơn Gió Bụi là cuốn Hồi ký do Trần Trọng Kim viết năm 1949, mang nội dung tóm lược quãng đời làm chính trị của ông (từ năm 1942 đến năm 1949). Trong cuốn hồi ký, ông có đề cập và nói lên suy nghĩ của mình về các sự kiện lớn xảy ra trong nước thời bấy giờ như sự thành lập chính phủ của Đế quốc Việt Nam do ông làm thủ tướng, sau đó là Cách mạng tháng Tám, sự cầm quyền của Việt Minh, cùng cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất giữa Việt Minh và thực dân Pháp. Cùng với đó là chia sẻ của ông về thời cuộc, về nghĩa vụ của người trí thức, về các nhân vật lịch sử như vua Bảo Đại, Hồ Chí Minh, về Việt Minh và các đảng phái đương thời... Đầu năm 2017, Một Cơn Gió Bụi được Nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Phương Nam Books in lại, và được cho là "có nhiều đoạn rất nhạy cảm đã bị nhà xuất bản biên tập". Cùng năm đó cuốn sách bị chính quyền thu hồi vì được cho là có nhiều chi tiết "chưa được kiểm chứng"
VÀO ĐỌC
sách tư liệu
Đại Việt thông sử
Phát hành: 1973
Tác giả: Lê Quý Đôn
Dịch giả: Lê Mạnh Liêu, Viện Sử Học
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 91
Giới thiệu: Đại Việt thông sử (còn gọi là “Lê triều thông sử”), gồm 30 quyển (theo Phan Huy Chú), viết năm 1749. Đây là bộ sử được viết theo thể kỷ truyện (chỉ có phần Bản kỷ là chép theo lối biên niên) chép từ thời vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) đến vua Lê Cung Hoàng (theo Phàm lệ của tác giả).
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Quốc sử tạp lục
Phát hành: 1970
Tác giả: Nguyễn Thiệu Lâu
Người gửi: Kim Dung
Số trang: 729
Giới thiệu: Quốc sử tạp lục bao gồm các bài khảo cứu, tư liệu, bài viết của Nguyễn Thiệu Lâu đăng rải rác trên các tờ báo, mà hồi sinh tiên ông vốn có dự định gom các công trình đó lại thành một cuốn sách nhưng không có cơ hội thực hiện. Rất may là sau khi ông mất bạn bè ông và con cháu ông đã thay ông làm điều đó, để bây giờ chúng ta đã có một cuốn sách vô giá trong công cuộc nghiên cứu về lịch sử dân tộc...
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Trăm hoa đua nở trên đất Bắc
Phát hành: 1983
Tác giả: Hoàng Văn Chí
Người gửi: Hoan Lê
Số trang: 800
Giới thiệu: Suốt trong thời gian hai năm, 1956 và 1957, trí thức ở miền Bắc đã sản xuất trên một trăm bản văn có giá trị. Cộng sản coi những bản văn ấy là những "cỏ độc", nhưng chúng tôi coi những tác phẩm của họ như một "trăm hoa" thực sự. Vì vậy nên chúng tôi sưu tầm và kết lại thành một "bó hoa" để cống hiến độc giả, hòng góp sức vào công việc làm sáng tỏ thêm nền văn học hiện đại của dân tộc Việt Nam.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
bài viết khoa học
TRƯƠNG MINH GIẢNG – DANH THẦN TOÀN TÀI
Phát hành: 2021
Tác giả: Trần Thắng
Người gửi: Trần Thắng
Số trang: 2
Giới thiệu: Và trong thời khắc khó khăn, nhân dân lại được chứng kiến sự trổ tài của một cá nhân kiệt xuất, đó là Trương Minh Giảng – một danh thần toàn tài. Trương Minh Giảng (1792 – 1841), là Tổng đốc thứ hai của Tỉnh An – Hà dưới thời nhà Nguyễn. Vừa là võ tướng vừa là sử gia, từng giữ chức Tổng tài Quốc sử quán. Ông đỗ cử nhân năm 1819 và chỉ hơn 10 năm sau đã thăng tiến đến chức Thượng thư Bộ Hộ. Sự thăng trầm là những gì có thể nói về cuộc đời của ông.
ĐỌC VÀ TẢI VỀ
sách tư liệu
Đại Nam thực lục – tập 2/10
Phát hành: 2007
Dịch giả: Viện Sử Học
Người gửi: Ẩn danh
Số trang: 998
Giới thiệu: Đại Nam thực lục là bộ biên niên sử Việt Nam viết về triều đại các chúa Nguyễn và các vua nhà Nguyễn. Đại Nam thực lục bản gốc gồm 584 quyển viết bằng chữ Hán thể văn ngôn và ghi chép các sự kiện lịch sử tới năm 1925 (không bao gồm vua Bảo Đại). Đây là bộ sử liệu quan trọng của triều Nguyễn. Nó là nguồn tham khảo chính cho các bộ sách sử của Cao Xuân Dục (Quốc triều chính biên toát yếu) và Trần Trọng Kim (Việt Nam sử lược). Tập hai là phần Chính biên-Kỷ thứ hai (từ 1820 đến 1829).
ĐỌC VÀ TẢI VỀ